Ứng dụng được nhắc đến trong báo cáo mới nhất này là Dubsmah, một nền tảng xã hội nơi người dùng chia sẻ các video hát nhép vui nhộn. Dubsmah bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013. Thông tin Facebook và Snap quan tâm đến Dubsmah được đưa ra trong bối cảnh TikTok đối mặt với lệnh cấm hoạt động trên đất Mỹ từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Thực tế, Dubsmah và nhiều ứng dụng chia sẻ video tương tự đang đón nhận tăng trưởng người dùng và lượt tải về ấn tượng khi 100 triệu người dùng Mỹ của TikTok chuẩn bị cho tương lai khi mạng xã hội từ Trung Quốc này có thể bị cấm. Mặc dù, hiện tại, Microsoft và một số công ty tiềm năng khác như Twitter có thể mua lại mảng vận hành của TikTok ở Mỹ, các thông tin tiêu cực liên tiếp liên quan đến nó đủ khiến nhiều người dùng cảm thấy lo lắng.
The Information cho biết đàm phàn thâu tóm giữa Facebook, Snap và Dubsmah có thể đã được thực hiện trong “vài tuần gần đây”. Dù vậy, các đàm phán ở thời điểm hiện tại không còn được thực hiện.
Một người phát ngôn của Snap nói với Business Insider rằng, “Chúng tôi ngưỡng mộ đội ngũ của họ nhưng chúng tôi đang không thực hiện đàm phán thâu tóm”. Về phần mình, Facebook nhấn mạnh rằng họ không chia sẻ về “tin đồn” song xác nhận đang không có “cuộc thảo luận nào ở trạng thái đang thực hiện” với Dubsmah.
Thực tế, Snap và Facebook đều đang phát triển các tính năng riêng lấy cảm hứng từ TikTok. Đầu tháng này, Facebook ra mắt Instagram Reels ở Mỹ và nhiều thị trường khác, trong khi đó Snap bắt đầu triển khai tính năng chèn nhạc cho video.
Theo dữ liệu từ Sensor Tower, Dubsmah đã được tải về khoảng 2 triệu lần trong 6 tháng vừa qua. Mạng xã hội này được sáng lập ở Đức . Nó từng gọi vốn thành công 20 triệu USD từ khi thành lập cho đến nay song không nhận được đầu tư thêm từ năm ngoái, theo PitchBook.
(Theo saostar)
Là đối thủ trên thị trường mạng xã hội, ai cũng cho rằng Mỹ cấm TikTok sẽ mang lại lợi thế cho Facebook. Tuy nhiên, có vẻ như CEO Mark Zuckerberg lại đang có suy nghĩ khác.
" alt=""/>Facebook và Snapchat âm thầm đàm phán thâu tóm đối thủ lớn của TikTok ở Mỹcó rất nhiều trường hợp cán bộ kiểm tra an toàn thực phẩm phát hiện rồi nhận phong bì về không đạt được gì.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói trong cuộc làm việc với Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố và Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện chiều nay.
Theo ông Tuyến, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) liên quan đến nhiều người, liên quan tất cả các ngành các cấp, nên nếu thiếu, yếu trong một khâu nào đó thì sẽ gây hậu quả.
|
Do vậy, mỗi tháng thành phố sẽ họp với các quận, huyện, đặc biệt, có sự tham gia của công an TP, quản lý thị trường trên tinh thần là chấm dứt toàn bộ thực phẩm không nguồn gốc vào thành phố.
Theo đó, Phó Chủ tịch TP chỉ đạo xử lý các cửa hàng thiếu ý thức về đảm bảo ATTP, kiểm tra chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng xin xỏ trong cấp phép chứng nhận đảm bảo ATTP.
Quận, huyện cam kết không để có tình trạng giết mổ lậu, sản xuất hàng giả trên địa bàn mình. Nếu để xảy ra, quận phát hiện thì phường phải chịu trách nhiệm, thành phố phát hiện thì quận chịu trách nhiệm.
“Người ta nói quá nhiều về vấn đề là để một bao xi măng xây nhà thì thấy thanh tra xây dựng xuất hiện, còn cơ sở sản xuất lớn thì không biết được thì phải xem xét lại”, ông Tuyến nói.
Đi kiểm tra nhận phong bì thì không phát hiện được
Cụ thể, trong tháng 7, Phó Chủ tịch yêu cầu các quận, huyện phải chấm dứt tình trạng chợ tự phát, tăng cường kiểm tra tại các khu vực đông dân cư, công nhân.
Xử lý nghiêm những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, cần thiết thì sẽ khởi tố.
Công tác kiểm tra sẽ minh bạch công khai, chấm dứt tình trạng kiểm tra nhiều nhưng không hiệu quả.
“Đã có rất nhiều trường hợp anh em mình vào kiểm tra phát hiện rồi nhận phong bì về thì rõ không đạt được gì hết”, ông Tuyến cảnh báo.
Nghiên cứu, đề xuất việc “niêm yết bảng cơ sở kinh doanh không đạt yêu cầu ATTP” vi phạm nhiều lần để mang tính răng đe.
Bộ Y tế mời chuyên gia trong và ngoài nước làm rõ nguyên nhân 70.000 ca ung thư chết mỗi năm không phải do thực phẩm bẩn.
" alt=""/>TP.HCM: Kiểm tra an toàn thực phẩm nhận phong bì để bỏ quaTại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017 tuần qua tại Hà Nội, GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc bày tỏ lo ngại về tình trạng kháng kháng sinh tại nước ta.
Theo ông, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều nhóm kháng sinh. Trong đó tình hình kháng thuốc tại các tỉnh phía Nam nghiêm trọng hơn.
Tại các khoa hồi sức tích cực, vấn đề này còn nan giải hơn, do nơi đây tập trung những bệnh nhân nặng nhất, qua nhiều khoa điều trị.
![]() |
Với tốc độ kháng kháng sinh nhanh như hiện tại, trong một vài thập kỷ tới, nhiều loại bệnh thông thường cũng không còn thuốc chữa |
PGS.TS Đoàn Mai Phương, Trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai cho biết, tại các tỉnh phía Nam, tỉ lệ Ecoli (vi khuẩn đường ruột) kháng kháng sinh lên tới 74,6%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%...
Với nhóm kháng sinh carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay cũng có tỉ lệ lên tới 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm mang gen kháng thuốc như Beta lactamase.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.
Đáng lo ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Lượng thuốc kháng sinh tăng gấp đôi
Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.
Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần.
Nguyên do, có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%.
![]() |
Bệnh nhân mắc lao đa kháng thuốc được điều trị tại BV Phổi Đồng Tháp |
Các bác sĩ sử dụng kháng sinh không hợp lý. Theo khảo sát của BV Chợ Rẫy, khoảng 50% kháng sinh được bác sĩ kê đơn bất hợp lý; 32% bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân không nhiễm khuẩn; 33% bác sĩ sử dụng kháng sinh kéo dài và không cần thiết…
Trong khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới trên thế giới không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng kháng sinh.
Trong hơn 5 năm (từ 1983 - 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ mới chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Còn từ năm 2008 đến nay không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.
Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.
Để hạn chế tình trạng này, Bộ trưởng Y tế đã ra quyết định thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017-2020.
Nhóm sẽ có nhiệm vụ tham gia phối hợp, đánh giá, báo cáo giám sát về kháng thuốc và đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.
Nhiều loại thảo mộc tự nhiên và gia vị có đặc tính kháng sinh mạnh hơn nhiều loại thuốc.
" alt=""/>Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh