Có vẻ như một "con ngựa" nữa rời khỏi đường đua khi các báo cáo chính thức và rất nhiều thông tin bên lề cho thấy hãng HTC đang trong tình trạng khá tồi tệ. Không phải mọi tin đồn đều là sự thật nhưng thực tế là HTC 10 đã thất bại khá toàn diện. Nhiều người nghĩ việc ra mắt U11 có thể giải quyết được một số vấn đề nhưng có vẻ mọi chuyện không được lạc quan như thế.
Tờ Phone Arena cho hay, trong 13 năm trở lại đây tình hình tài chính của HTC tháng 8 vừa qua là tệ nhất. So với tháng trước, oanh thu giảm tới 51.5% và so với tháng 8 năm ngoái giảm 54.3%.
Để cứu vãn tình hình trong bối cảnh thị trường smartphone trở nên quá khắc nghiệt, HTC được cho là đang đàm phán với Google về mảng kinh doanh điện thoại thông minh. Theo tờ Commercial Times của Trung Quốc, Google đang xem xét hai lựa chọn riêng biệt: trở thành đối tác chiến lược hoặc mua toàn bộ bộ phận điện thoại thông minh của HTC. Riêng mảng phát triển thiết bị thực tại ảo Vive không có trên bán đàm phán và được tách riêng khỏi Google.
Điều này không hoàn toàn đáng ngạc nhiên, vì bộ đôi Google Pixel năm ngoái, cũng như một trong những mẫu Pixel 2 năm nay đều được sản xuất bởi HTC.
" alt=""/>HTC đang chuẩn bị hoàn tất việc 'bán mình' cho Google?Bước ra từ cuộc thi dành cho các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp - “Start-up Uni: Become a Unipreneur năm 2016 với giải quán quân, nhóm nhóm M.a.D gồm 8 sinh viên Đại học FPT là Khúc Hữu Huy, Nguyễn Cao Thắng, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Hữu Quyết, Phan Văn Giang, Nguyễn Phương Anh và Đỗ Thị Phương đứng trước những cơ hội rộng mở về nghề nghiệp ngay khi còn chưa tốt nghiệp.
Như Khúc Hữu Huy, cậu tân kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT đã sẵn sàng từ chối mức lương khởi điểm hơn 20 triệu đồng tại một tập đoàn CNTT lớn của Việt Nam để thành lập công ty với mong ước tự làm chủ.
Khúc Hữu Huy và hai sinh viên khác trong nhóm M.a.D đã quyết tâm xây dựng SGuide - ứng dụng di động hỗ trợ khách tham quan tại các bảo tàng, khu triển lãm nghệ thuật, nhà truyền thống đã giành giải Nhất cuộc thi Start-up Uni mùa đầu tiên thành dự án khởi nghiệp của mình. Công ty cổ phần FIHATECH do Khúc Hữu Huy là người sáng lập đã ra đời từ chính ý tưởng khởi nghiệp này.
“Ý tưởng này đã được tôi và các bạn nhen nhóm ngay từ cuộc thi khởi nghiệp Start-up Uni. Sau cuộc thi này, nhóm chúng tôi đã đưa SGuide vào tham gia tiếp chương trình iAngel - Tăng tốc khởi nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư - và nhận được một khoản đầu tư nhỏ để tiếp tục phát triển”, cựu sinh viên Đại học FPT Khúc Hữu Huy chia sẻ.
![]() |
Ứng dụng SGuide tạm dịch là Thuyết minh bảo tàng thông minh, hoạt động như một hướng dẫn viên đồng hành cùng khách khi đi tham quan bảo tàng. SGuide có thể tái hiện lại câu chuyện ẩn chứa trong hiện vật được trưng bày với chính smart phone của khách tham quan. Vì vậy, chỉ với 1 chiếc smartphone có cài ứng dụng SGuide, khách du lịch trong nước và nước ngoài có thể hiểu thêm được phần nào về lịch sử của dân tộc.
" alt=""/>“Chê” lương khởi điểm hơn 20 triệu đồng, sinh viên FPT mở công ty riêngTHPC, chi nhánh của Toshiba tại Trung Quốc sản xuất, bán hàng và bảo trì các thiết bị thủy điện, đã nhận đơn hàng cung cấp thiết bị từ Công ty Thủy điện Trung Sơn vào tháng 8 năm 2013 với vai trò là một thành viên của liên danh với Tập đoàn HYDROCHINA. Đây cũng là đơn hàng đầu tiên của công ty tại Việt Nam, thắng thầu nhờ vào những đánh giá khả quan về độ tin cậy và công nghệ cao của thiết bị THPC.
" alt=""/>Nhà máy Thủy điện Trung Sơn bắt đầu hoạt động với tua bin và máy phát điện của Toshiba