Căn cứ thông tin trên trang đấy giá này cùng ý kiến của một số chuyên gia về cổ vật, chiếc ấn vàng (lô số 101/329) chính là chiếc kim ấn “Hoàng đế chi bảo” được vị hoàng đế cuối cùng của vương triều Nguyễn là Bảo Đại, trao cho đại diện của Việt Minh là ông Trần Huy Liệu cùng với thanh bảo kiếm của vua Khải Định vào chiều 30/8/1945.
Cục Di sản Văn hoá (Bộ VHTTDL) đã chính thức lên tiếng trước thông tin về việc đấu giá này. Ngay khi nắm được thông tin về việc đấu giá hai cổ vật, Bộ VHTTDL đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao. Công văn nêu rõ về “hành trình” của cổ vật kim ấn “Hoàng đế chi bảo”: Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946), hai cổ vật đã rơi vào tay người Pháp và đến ngày 8/3/1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại, rồi được đưa sang Pháp vào năm 1953. Trước khi qua đời (năm 1997), Bảo Đại đã di chúc để lại toàn bộ tài sản ở Pháp (trong đó có kim ấn “Hoàng đế chi bảo”) cho vợ là bà Monique Baudot, người Pháp. Bà Monique Baudot qua đời năm 2021, các tài sản trên thuộc về những người thừa kế và được mang ra bán đấu giá.
“Chiếc ấn 'Hoàng đế chi bảo' được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của nhà Nguyễn trong suốt một giai đoạn lịch sử, có ý nghĩa về lịch sử, văn hoá. Vì vậy, việc tìm cách đưa ấn về Việt Nam là cần thiết…”, Bộ VHTTDL nhấn mạnh.
Cũng tại công văn này, Bộ VHTTDL đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp kịp thời làm việc trực tiếp với hãng đấu giá MILLON để xác minh rõ thông tin liên quan đến việc đấu giá hai cổ vật nêu trên như thông báo của Hãng (gồm các thông tin về chủ sở hữu, tính hợp pháp của 2 cổ vật, giá dự kiến bán, khả năng đàm phán mua trực tiếp không qua đấu giá…).
Bộ VHTTDL nhấn mạnh đề nghị: “Nhanh chóng tìm hiểu và đề xuất phương án phù hợp nhất phù hợp với pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế) để “hồi hương” 2 cổ vật căn cứ kết quả làm việc với hãng đấu giá.
Theo TS Phan Thanh Hải, ấn “Hoàng đế chi bảo” chính là chiếc ấn vàng mà vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã trao cho đại diện chính quyền cách mạng tại Ngọ Môn. Cũng theo vị TS này, dưới thời Nguyễn, bảo tỷ có hơn trăm chiếc, riêng dưới thời của hai hoàng đế đầu triều là Gia Long (1802-1820) và Minh Mạng (1820-1841) đã có đến hơn 20 chiếc; mỗi chiếc đều có công năng và ý nghĩa riêng. Đặc biệt, trong 20 chiếc bảo tỷ đúc giai đoạn đầu thời Nguyễn, có 6 chiếc đúc thời Gia Long và 14 chiếc đúc dưới thời Minh Mạng. Và chiếc ấn quan trọng nhất, chiếc ấn biểu tượng cho hoàng đế là ấn “Hoàng đế chi bảo”. "Ấn 'Hoàng đế chi bảo' được đúc bằng vàng ròng vào ngày mùng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Đây là chiếc kim bảo lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn. Theo ảnh tư liệu mà chúng tôi hiện có, ấn đúc hình vuông, quai ấn là một con rồng uốn khúc (rồng đoanh), đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đỉnh đầu rồng khắc hình chữ vương; kỳ (vây lưng) dựng đứng; đuôi cũng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước; 4 chân rồng đúc rõ 5 móng, tư thế chống chân xuống mặt ấn rất vững vàng. Mặt dưới của ấn khắc 4 chữ triện “Hoàng đế chi bảo”. Mặt trên của ấn, phía 2 bên quai khắc nổi 2 dòng chữ: “Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo” (Đúc vào giờ tốt ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4). “Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân”. (Đúc bằng vàng, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân - Nếu tính 27 lạng tương đương 1 kg, thì chiếc ấn này nặng khoảng 10,7 kg)”, TS Phan Thanh Hải chia sẻ. |
Ảnh: Drouot
" alt=""/>Tìm phương án hồi hương cổ vật triều Nguyễn sắp được đấu giá tại PhápĐó là nhận xét của một số độc giả sau khi đọc bài viết “Xuân Bắc lên tiếng 'vụ' con trai Bi Béo bị lôi kéo vào nhóm chat nhạy cảm” đăng tải trên VietNamNet hôm 19/3. Độc giả tên Toàn chia sẻ: “Mình thấy cách mọi người share clip Bi Béo xin lỗi mẹ thật vô đạo đức. Một đứa trẻ sai, bố mẹ bắt xin lỗi là chuyện bình thường. Đau lòng nhất là có những đứa trẻ không biết mình đang sai, cũng không có ai hướng dẫn chỉ cho nó cái sai”.
Cũng nêu ý kiến tương tự, bạn Hoàng Xuân Liên cho rằng: “Thay vì chỉ trích vợ anh Xuân Bắc, mấy ông lấy ảnh Bi Béo ra chế ảnh các kiểu cũng chẳng tốt đẹp gì. Có hay ho gì việc mang một đứa bé học lớp 7 ra làm trò đùa không?”.
![]() |
Xuân Bắc và con trai - Bi Béo. |
Bên cạnh đó lại có nhiều ý kiến phản đối cách hành xử của mẹ Bi Béo (tức vợ diễn viên Xuân Bắc). Một trong những ý kiến đó là chia sẻ của độc giả có biệt danh Thương Bi Béo: “Thay mặt những người đã lên tiếng, chúng tôi xin khẳng định: Không ai khắt khe với Bi béo, chúng tôi khắt khe với cách hành xử của mẹ Bi Béo!”.
Trong khi đó, bạn Tran Son lại lo lắng tương lai của Bi có thể bị ảnh hưởng bởi chia sẻ của mẹ: “Dạy con thì không bao giờ sai, quan trọng là sao lại phải đem hình ảnh lên mạng xã hội rùm beng? Rồi sau này nếu muốn hướng cu Bi đi theo nghề của bố hay người của công chúng thì những gì người mẹ đã làm sẽ ảnh hưởng thế nào?”.
Tuy nhiên, không ít độc giả khẳng định, chẳng ai nắm tay được cả ngày và bày tỏ sự đồng cảm với vợ chồng “Nam Tào”. Độc giả Ngọc Liên chia sẻ: “Chuyện dạy con không phải lúc nào cũng đúng được. Cũng giống như kiểu chẳng ai nắm tay được suốt cả ngày. Ai dám chắc mình với con là chuẩn 100% mà mong chờ vợ anh Xuân Bắc làm đúng?”. Tương tự, bạn Bích Vân bày tỏ: “Ai đã từng trải qua quãng thời gian con dậy thì thì mới hiểu được. Gõ phím thì nhanh lắm”.
Dạy con là 'bài toán' khó
Tiếp nối câu chuyện về cách dạy con thế nào, độc giả Xuân Phương cũng khẳng định dạy con là môn học khó: “Cái phương pháp "thương cho roi cho vọt" cơ bản là sai, chỉ đúng với số ít thôi. Nên thực sự thì học làm cha mẹ mới là môn khó nhất trần đời đấy”.
Cũng có trăn trở tương tự, bạn Thanh Vân cho biết: “Việc đơn giản như dùng điện thoại và mạng. Cấm hay không cấm. Vì sao lại cấm? Vì sao không? Như thế nào là phù hợp?... Hoặc vấn đề tôn trọng quyền tự do cá nhân của chồng/vợ/con cái trên môi trường mạng xã hội... Mọi thứ đều cần học. Nhưng muốn học, phải có người thầy. Hiện nay chúng ta đang thiếu người thầy dẫn đường về hệ tư duy giáo dục gia đình”.
Bạn Thu Ngọc thì bày tỏ: “Chẳng hiểu sao các bố mẹ hay hoảng loạn khi phát hiện trẻ con đến tuổi dậy thì xem ảnh hay clip nhạy cảm. Thiếu văn minh cho nên mới dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong cách giáo dục và chia sẻ với con”.
Ý kiến của độc giả Trần Hồng Phong rất đáng quan tâm: “Anh Xuân Bắc rất đàn ông. Nói về việc làm của vợ, khiến toàn dân phản đối, một cách điềm tĩnh và cả bản lĩnh. Mong rằng những câu chuyện tương tự không tiếp tục xuất hiện ở bất cứ gia đình nào, để những đứa trẻ không bị tổn thương và xấu hổ chỉ vì những tò mò đúng lứa tuổi, đúng giới tính…”.
![]() |
Người 70 tuổi còn lầm lỗi, huống chi là đứa trẻ
Đó là nhận xét của bạn đọc tên Hoàng sau những chia sẻ được nhiều độc giả đánh giá là chân thành và rất thông minh của Xuân Bắc. Anh viết: “Có người 70 tuổi vẫn còn lầm lỗi, huống chi một đứa trẻ mới học lớp 7. Chúng ta không nghĩ chỉ trích một người mẹ yêu con lại thành ra đẩy đứa trẻ đến bước đường cùng à? Xuân Bắc thật tinh tế, sâu sắc trong cách trả lời”.
Từng trải qua những câu chuyện tương tự, độc giả Kiều Anh rất chia sẻ. Bạn cho biết: “Tôi ủng hộ cách Xuân Bắc lý giải. Anh lên tiếng khi sự việc bị mang ra mổ xẻ ở mạng xã hội là cần thiết. Tôi cũng từng hoảng hốt khi tình cờ vào tivi phần search và thấy con tôi gõ dòng tìm kiếm hiện lên clip rất nhạy cảm. Tôi đã tra hỏi con vì sao xem và con thú nhận vì tò mò. Lúc ấy, tôi điên tiết và mắng con, cấm đoán nhưng sau đó nghĩ lại tôi thấy mình dường như hơi vội vàng. Nên câu chuyện của nhà anh Bắc tôi rất chia sẻ. Con dại cái mang, làm bố làm mẹ đúng là phải học tính kiên nhẫn trong mọi tình huống”.
Độc giả Đức Diện khẳng định: “Tôi thấy anh Bắc nói không sai, tới chuyên gia tâm lý cũng chưa chắc đã dạy con đúng 100%. Ai cũng có lúc đúng lúc sai. Quan trọng là làm cha làm mẹ đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái mình mà thôi!”.
Trong khi đó, bạn Đỗ Thị Thuỳ Hân lại mong mọi người để yên cho Bi Béo và gia đình tiếp tục cuộc sống của họ khi nhấn mạnh: “Điều mà những người yêu mến Xuân Bắc và Bi Béo nên làm nhất lúc này là hãy im lặng, để chuyện này trôi qua và chìm vào lãng quên... Như thế mới là tốt cho Bi, mới là thương và yêu Bi!”.
Bạn Minh Phương đưa ra lời khuyên cho các ông bố bà mẹ: “Tôi nghĩ các ông bố bà mẹ lúc nóng giận nên tránh xa cái điện thoại ra và trực tiếp ngay tại lúc đó mỗi người nên hít thở sâu cũng không nên nói gì thêm nữa vì khi ta không kiểm soát được hành vi chỉ gây ra những tổn thương thêm không đáng có và có khi không bao giờ chữa được luôn”.
Lê Cúc(tổng hợp)
Lần đầu tiên là ngoại lệ, Xuân Bắc lên tiếng vấn đề của gia đình mình sau sự việc ồn ào của Bi Béo thời gian qua.
" alt=""/>'Ồn ào' của con trai Xuân Bắc: Người share clip Bi xin lỗi mẹ vô đạo đức?Hơn 2 tháng Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các hoạt động về tín ngưỡng này diễn ra sôi nổi hơn. Hầu như sự kiện nào liên quan tới văn hóa, phần mở màn bao giờ cũng có trình diễn những giá đồng mà theo nhà nghiên cứu văn hóa GS Trần Lâm Biền gọi là ‘giá đồng vui’.
Tín ngưỡng và mê tín là '2 chị em ruột'
Tuy nhiên, cùng với việc phát huy tín ngưỡng vừa được công nhận thì kèm với đó là sự biến tướng khó kiểm soát. “Ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín rất mong manh, có thể nói rằng tín ngưỡng và mê tín là 2 ‘chị em ruột’. Thế nên mới có những giá đồng tiền tỷ, người ta toàn tung tiền với mệnh giá từ 200-500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận, đặc biệt có những thông tin còn chỉ đích danh Phủ Dầy là nơi có những giá đồng đó. Là người đã nghiên cứu và quan sát hoạt động của Phủ Dầy nhiều chục năm, tôi khẳng định rằng ở Phủ Dầy không có chuyện tung tiền 200 - 500 nghìn. Nhưng giá đồng tiền tỷ thì chắc chắn có ở đâu đó bộ phận những người có rất nhiều tiền, nhưng tỉ lệ đó rất ít , họ muốn thể hiện đẳng cấp, tìm nơi cửa thánh để ẩn nấp, đặt cược số mệnh,…Mà những giá như thế, người thường khó tiếp cận lắm”, GS Trần Lâm Biền cho hay.
![]() |
GS Trấn Lâm Biền |
Tiền đâu mà tung nhiều thế?
Bà Trần Thị Kim Huệ, người chịu trách nhiệm trông coi mọi hoạt động chính tại Phủ Tiên Hương thuộc quần thể di tích Phủ Dầy cho hay: “Tiền ở đâu ra mà nhiều thế để có những giá đồng tiền tỷ. Càng không có chuyện tung tiền toàn mệnh giá 500 nghìn. Trên thực tế, Phủ chỉ thu mỗi khóa hầu nhiều nhất là một triệu đồng để mua sắm đèn nến, đồ thờ, tiền điện, tiền nước, tiền phục vụ. ‘Con giàu một bó, con khó một nén’ tín ngưỡng nào cùng thế chứ không phải mâm cao cỗ đầy là lộc nhiều. Là những người trông coi cửa Mẫu, chúng tôi luôn cố gắng để giữ gìn những giá trị cốt lõi của di sản. Chưa bao giờ có chuyện người đến mở khóa đồng tại Phủ bị đưa ra mức giá phải thế này, thế kia”.
Bà Huệ cũng cho hay, có nhiều người chưa hiểu hết về tín ngưỡng này cứ ‘kêu trời’ là lãng phí. “Có ai đổ cái gì xuống sông xuống biển đâu mà lãng phí. Những người có căn quả bắc ghế hầu thánh, xong họ chia lộc cho những người dự hầu. Còn tung lộc, nó chỉ là hình thức ban lộc rơi lộc vãi của thánh, ai nhận được thì hoan hỉ, có ý nghĩa tinh thần rất lớn”, bà Huệ nói.
![]() |
Trần Thị Kim Huệ, người chịu trách nhiệm trông coi mọi hoạt động chính tại Phủ Tiên Hương thuộc quần thể di tích Phủ Dầy trong một giá hầu |
“Ai lại có giá hầu phán với con nhang đệ tử rằng “Nếu tháng 10 không đến lễ ông Mười thì ông cho lên bờ xuống ruộng. Ông Mười không thể có giọng điệu trần gian như thế được. Nếu các giá hầu có phán thì cũng chỉ phán cho con nhang đệ tử hạnh phúc ấm no, công việc hanh thông, thuận buồm xuôi gió mà thôi. Tôi nghĩ các nhà khoa học phải ngồi lại với nhau, ra cuốn sách chuẩn”, bà Huệ nói.
Tham gia đoàn kiểm tra, Chánh Thanh tra Sở VHTTDL Nam Định Phạm Anh Tuấn cho biết, tại hai điểm chính là Phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát, đoàn kiểm tra với đầy đủ thành phần là các nhà quản lý văn hóa, công an, thanh tra viên, các chuyên gia về di sản- bảo tàng… đều không nhận thấy những dấu hiệu vi phạm, hiện tượng biến tướng, trục lợi cá nhân. Đặc biệt nhấn mạnh đến các thông tin phản ánh về những khóa đồng tiền tỉ, hầu đủ 36 giá mà giá nào cũng tung từng tập 500 nghìn đồng, 200 nghìn đồng, ném như mưa để phát lộc…, ông Phạm Anh Tuấn khẳng định: “hoàn toàn không xuất hiện ở di tích Phủ Dầy”.
“Có trường hợp tung tiền tạo hình ảnh phản cảm chúng tôi đã nhắc nhở. Ngoài ra không có các bằng chứng xác thực nào cho thông tin di sản bị trục lợi, hoặc các thanh đồng bị bắt ép phải chi phí cao mới được hầu ở các phủ chính…”, Chánh Thanh tra Sở khẳng định.
Trong khi đó, GS Trần Lâm Biền cho hay, việc nhiều người phản ánh tung tiền trong các giá hầu là phản cảm, giới nghiên cứu đang xem xét bởi thực chất đó là một nét văn hóa, người đi xem hầu cũng rất hoan hỉ khi nhận được vài nghìn tiền lộc đó.
Tình Lê
" alt=""/>Thực hư những giá đồng tiền tỷ diễn ra ở Phủ Dầy