Trước đó, cơ quan công an cũng đã bắt giữ nhiều đối tượng tham gia trong vụ án mạng này để điều tra về các hành vi giết người, gây rối trật tự công cộng.
Theo điều tra, Sơn Chí Hải cùng với Hồ Chí Phiên (SN 2004, quê Cà Mau) và Nguyễn Chí Linh (SN 2006, quê An Giang) là bạn bè với nhau và cùng tham gia nhóm Facebook có tên là “Tiểu Hổ” với khoảng 60 thành viên, chủ yếu quê ở Cà Mau.
Do có mâu thuẫn với các thành viên nên Hải rời nhóm và tuyên bố trên nhóm sẽ đánh những thành viên trong nhóm “Tiểu Hổ” khi có điều kiện.
Không vừa lòng với thái độ của Hải, trưa 23/10, Phiên, Linh, Diễm (Trưởng nhóm Tiểu Hổ) và khoảng hơn 10 người trong nhóm đến phòng trọ của Hải tại phường Phú Tân (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) để đánh Hải và buộc Hải phải xin lỗi.
Đến chiều cùng ngày, Sơn Văn Minh (cha của Hải) đi làm về biết được sự việc con mình bị đánh nên đã nhờ một số người bạn hẹn gặp nhóm đối phương để giải quyết, trong đó có Sơn Chí Hào.
Tối cùng ngày, hai nhóm hẹn gặp nhau ở phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên. Lúc này Linh rủ theo anh Nguyễn Văn Kha cùng một số người khác. Trong lúc ẩu đả, Kha bị Hào dùng dao đâm vào ngực dẫn đến tử vong.
Sau khi gây án, Hào bỏ trốn khỏi hiện trường nhưng sau đó đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
" alt=""/>Bắt thanh niên dùng dao đâm chết đồng hương rồi bỏ trốnThời điểm hiện tại, TP.HCM đã lên 3 kịch bản ứng phó với diễn biến dịch tay chân miệng đang có chiều hướng phức tạp, trẻ mắc bệnh nặng dồn lên từ các tỉnh thành. Số ca mắc tay chân miệng toàn miền Nam lúc này đã hơn 9.000 ca với 4 ca tử vong. Một số nơi khan hiếm thuốc điều trị tay chân miệng nặng.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế dự kiến sẽ thực hiện giám sát công tác phòng chống dịch tại TP.HCM trong ngày mai (22/6). Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm trưởng đoàn, dự kiến giám sát một trường mầm non, một cụm dân cư và Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Ngày 23/6, đoàn công tác Bộ Y tế sẽ làm việc cùng UBND TP.
Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng đã chính thức vào mùa, đặc biệt sự xuất hiện của EV71 là tác nhân thường gây bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao. Do đó, trẻ mắc bệnh cần được chẩn đoán sớm, theo dõi sát và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu nặng cần chú ý gồm: sốt cao liên tục khó hạ, sốt trên 2 ngày, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run tay chân, đi đứng loạng choạng, tay chân lạnh, vã mồ hôi, li bì, thở mệt… Khi có các dấu hiệu trên, trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay để cấp cứu kịp thời.
Đối với các bệnh nhi có triệu chứng loét họng, nổi hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.
Toyota phát triển tính năng đỗ xe tự động Intelligent Parking Assist – IPA. (Ảnh minh hoạ).
Là nhà sản xuất xe ô tô lâu năm nên Toyota rất nhạy cảm trong việc nghiên cứu và phát triển các tính năng an toàn. Nhận thấy việc đậu đỗ xe quá khó khăn đối với các lái xe mới nên từ năm 1999 Toyota đã bắt tay vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ đỗ xe tự động trên các dòng xe của mình.
Năm 2003, Toyota quyết định trang bị tính năng an toàn Intelligent Parking Assist – IPA cho Toyota Prius và Lexus LS. Thời gian đầu các mẫu xe này phải triệu hồi lại để nâng cấp tính năng đậu đỗ nhưng cơ bản đã hoàn thiện.
Cách hoạt động của công nghệ đỗ xe tự động của Toyota như sau:
Khi hệ thống được kích hoạt, ô tô sẽ dùng cảm biến sóng âm để tìm khoảng trống phù hợp với kích thước xe
Xe ô tô sẽ tìm kiếm chỗ đỗ trong bán kính 15m với tốc độ tối đa 30km/h
Khi tìm được vị trí thích hợp xe ô tô sẽ phát tín hiệu cho lái xe chú ý, xe sẽ tự động lùi vào chỗ đỗ, lái xe sẽ sang số, về số và đạp phanh khi xe đã vào vị trí chỉ định.
Xe có thể tự động đánh lái được là nhờ vào hệ thống trợ lực lái điện được tích hợp trên ô tô.
Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động của Ford - Active Park Assist cũng được giới thiệu đến người dùng tại thị trường Việt Nam vào năm 2015 trên mẫu Ford Focus. Thời điểm mới ra mắt, tính năng này khá chật vật khi tìm chỗ đỗ xe và thường xuyên bị lỗi, nhưng đến nay tính năng này đã được trang bị rộng rãi trên các dòng xe Ford và đã tương đối hoàn thiện.
Về cách sử dụng, tài xế chỉ cần kích hoạt tính năng bằng cách ấn vào phím chức năng được thiết lập trên ô tô và chú ý quan sát để kịp thời xử lý tình huống. Ô tô sẽ tự động tìm chỗ đậu trong bán kính 15m với tốc độ 30km/h và tự động lùi xe vào chỗ đậu sau khi thông báo cho tài xế biết.
Người lái cần chú ý quan sát và đặt tay trên vô lăng để đảm bảo an toàn, tránh các rủi ro xảy ra với ô tô của mình.
Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động của Mercedes-Benz. (Ảnh minh họa).
Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động của Mercedes-Benz có tên gọi là Parking Pilot và Remote Parking Pilot hoạt động tương tự như các tính năng khác nhưng tiên tiến hơn.
Với tính năng này, chủ xe chỉ cần lái xe đến gần vị trí đỗ, xe ô tô sẽ tự tìm cách đỗ xe gọn gàng.
Tính năng Remote Parking Pilot còn tiên tiến hơn khi người lái chỉ cần ấn nút kích hoạt và có thể an tâm rời khỏi xe, ấn giữ nút “OK” trong ứng dụng kết nối với ô tô trên điện thoại.
Theo VTC
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!