![]() | ![]() | ![]() |
Quang Dũng đã từ chối các show diễn trong và ngoài nước để tham gia cùng Thanh Thảo trong đêm nhạc Tình nồng. Chồng của Thanh Thảo, doanh nhân Tom Han, là người Việt kiều gốc Hoa, cho biết không ghen mặc dù liveshow có nhiều ca sĩ nam và cả "tình cũ" của vợ. Thậm chí, anh còn khích lệ và hỗ trợ Thanh Thảo về tinh thần lẫn vật chất.
Thanh Thảo thừa nhận sẽ "bù lỗ" cho liveshow vì chỉ đón 400 khán giả. Tuy nhiên, cô không ngại tốn kém vì chỉ muốn làm những gì thỏa mãn đam mê và lưu giữ kỷ niệm đẹp trong sự nghiệp. Sau đêm nhạc này, Thanh Thảo dự định sẽ tổ chức thêm các chương trình âm nhạc cả trong và ngoài nước.
Thanh Thảo bắt đầu sự nghiệp hát chuyên nghiệp vào năm 1993, sau đó gia nhập trung tâm băng nhạc Rạng Đông vào năm 1997. Đến năm 2007, cô thành lập công ty đào tạo ca sĩ, tuy nhiên sau khi công ty tan rã, Thanh Thảo sang Mỹ, mở công ty riêng và điều hành đến nay.
Ông Pete Hegseth được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (Ảnh: Getty).
"FBI nhận được thông tin về nhiều mối đe dọa đánh bom và các vụ việc lừa đảo nhắm vào những người được đề cử và bổ nhiệm vào chính quyền mới. Chúng tôi đang làm việc với các đối tác thực thi pháp luật", Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) Mỹ thông báo hôm 27/11.
Bà Karoline Leavitt, người phát ngôn nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump, trước đó nói rằng một số ứng viên được đề cử vào nội các của ông Trump "đã bị nhắm mục tiêu bằng các mối đe dọa bạo lực đe dọa tính mạng của họ và những người sống cùng họ".
Nhà Trắng cho biết Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden "đã được thông báo" về các mối đe dọa này.
"Nhà Trắng đang liên lạc với cơ quan thực thi pháp luật liên bang và nhóm của tổng thống đắc cử, đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình. Tổng thống và chính quyền lên án mạnh mẽ các mối đe dọa bạo lực chính trị", người phát ngôn Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.
Bà Elise Stefanik, một nữ nghị sĩ trung thành với ông Trump và được chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, cho biết nơi ở của bà tại New York đã bị đe dọa đánh bom.
Bà Stefanik xác nhận, bà cùng chồng và con trai 3 tuổi đang lái xe từ Washington về nhà để nghỉ lễ Tạ ơn khi nhận được tin nhà của họ bị đe dọa đánh bom.
Ông Lee Zeldin, người được Tổng thống đắc cử Trump chọn để lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, cho biết nhà của ông cũng bị đe dọa đánh bom ống với "thông điệp có chủ đề ủng hộ Palestine". Cựu nghị sĩ New York nói rằng ông và gia đình không có nhà vào thời điểm đó.
Ông Lee Zeldin được ông Trump lựa chọn làm người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường (Ảnh: Reuters).
Trong khi đó, ông Scott Turner, người được đề cử làm Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị, cũng nhận được lời đe dọa đánh bom tại nhà riêng.
Fox News Digital trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết ông John Ratcliffe, người được ông Trump đề cử làm người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), và ông Pete Hegseth, người được ông Trump chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng, cũng đối mặt với những lời đe dọa tương tự.
"Sáng nay, một cảnh sát đã đến nhà chúng tôi, nơi các con của chúng tôi đang ngủ. Cảnh sát đã thông báo với vợ tôi và tôi rằng họ đã nhận được một lời đe dọa đánh bom ống nhắm vào tôi và gia đình tôi. Tất cả chúng tôi đều an toàn và mối đe dọa đã được loại bỏ. Chúng tôi muốn cảm ơn lực lượng thực thi pháp luật vì sự chuyên nghiệp và lòng dũng cảm của họ. Tôi sẽ không bị bắt nạt hoặc đe dọa. Không bao giờ. Tổng thống Trump đã kêu gọi tôi phụng sự và đó là điều tôi dự định làm", ông Hegseth viết trên mạng xã hội X.
Brooke Rollins, người được ông Trump chọn làm Bộ trưởng Nông nghiệp, cũng đăng một bài viết trên X: "Sáng nay, chúng tôi biết tin có mối đe dọa nhắm vào nhà và gia đình chúng tôi. Nhờ những nỗ lực nhanh chóng, chúng tôi đã không bị thương và nhanh chóng trở về nhà".
Trước khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1, Tổng thống đắc cử Trump đã nhanh chóng tập hợp một nội các gồm các thành viên trung thành, trong đó có một số người bị chỉ trích vì thiếu kinh nghiệm.
Ông Trump cũng từng đối mặt với nguy cơ bị ám sát ít nhất 2 lần kể từ đầu năm nay. Vụ đầu tiên xảy ra vào tháng 7 khi ông đang vận động tranh cử ở Pennsylvania. Một viên đạn đã sượt qua tai ông. Vụ thứ hai xảy ra hồi tháng 9 khi một tay súng tìm cách ám sát lúc ông đang ở sân golf tại Florida.
" alt=""/>Hàng loạt ứng viên nội các của ông Trump bị đe dọa đánh bomTrả lời, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho hay, theo quy định của pháp luật, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, với chức năng đánh giá, kết luận, kiến nghị việc quản lý tài chính công, tài sản công.
Đơn vị được kiểm toán là những đơn vị trực tiếp quản lý tài chính công, tài sản công. Luật cũng quy định rõ 12 nhóm đơn vị này.
Đề cập đến việc thời gian qua xảy ra một số vụ án lớn, liên quan đến việc đấu thầu, cụ thể là vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An có sai sót trong đấu thầu, Tổng Kiểm toán khẳng định: “Hai đơn vị này là doanh nghiệp không có vốn Nhà nước, nên họ không phải là đơn vị được kiểm toán”.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thông tin, 2 tập đoàn này có liên quan đến việc sử dụng tài chính công, tài sản công với tư cách là nhà thầu. Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán chủ đầu tư, ban quản lý dự án liên quan đến 2 tập đoàn này.
Cụ thể, trong kiểm toán về đấu thầu, trên cơ sở hồ sơ tài liệu của ban quản lý dự án, chủ đầu tư cung cấp, Kiểm toán Nhà nước thu thập tài liệu, bằng chứng để kết luận tính trung thực, đúng đắn của báo cáo tài chính. Từ đó, xác định xem gọi thầu đúng không, hồ sơ thầu, chấm thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu như thế nào.
“Quá trình kiểm toán, chúng tôi đã chỉ ra được những sai sót, kiến nghị xử lý tài chính, hoàn thiện văn bản, đặc biệt là kiến nghị xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan”, Tổng Kiểm toán Nhà nước thông tin.
Đúng vai, thuộc bài thì không bao giờ sai
Cùng mối quan tâm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường - đại biểu Quảng Bình cho rằng, từ các vụ án liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An và nhiều vụ án tham nhũng khác cho thấy có sự câu kết giữa doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước với một số cán bộ, công chức trong các dự án đầu tư công để trục lợi tài sản của Nhà nước.
Tuy các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước không thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước như Tổng Kiểm toán đã giải trình, nhưng những vụ việc này đều có liên quan đến sử dụng tài chính công, tài sản công, dự án đầu tư công.
“Vì vậy, đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết có kiến nghị gì để Kiểm toán Nhà nước có thể tham gia phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tương tự xảy ra trong thời gian tới”, đại biểu đoàn Quảng Bình nêu câu hỏi.
Trả lời, Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn nhắc lại việc Phúc Sơn và Thuận An đều là doanh nghiệp không có vốn nhà nước, không thuộc đối tượng được kiểm toán nhưng họ có đơn vị liên quan đến hoạt động kiểm toán.
"Riêng về Phúc Sơn, bị khởi tố liên quan đến chấp hành pháp luật về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Việc này hoàn toàn không liên quan đến hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Còn Thuận An vi phạm pháp luật về đấu thầu. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đánh giá sự tuân thủ pháp luật và nội quy quy chế được kiểm toán", Tổng Kiểm toán phân tích.
Trên cơ sở hồ sơ tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp (chủ đầu tư, nhà thầu), Kiểm toán Nhà nước rà soát lại toàn bộ quy trình thực hiện pháp luật và cũng đưa ra các kiến nghị.
Để kiểm toán tham gia sâu hơn vào quá trình điều tra, ông Tuấn cho biết thuật ngữ "kiểm toán điều tra" đã được đề cập từ năm 1946 trong các diễn đàn của Hiệp hội cơ quan kiểm toán quốc tế - các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI).
Sau gần 80 năm mới dừng ở mức độ tranh luận xem kiểm toán có nên thực hiện thêm chức năng điều tra hay không, có nên đi đến cùng hành vi phạm tội, truy tố. Hiện nay có rất ít cơ quan kiểm toán tối cao ở các nước phát triển thực hiện chức năng này. INTOSAI chưa bao giờ có hướng dẫn về việc này.
"Dưới góc độ Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, chúng tôi cố gắng hoàn thành tròn chức năng đánh giá xác nhận, kết luận kiến nghị theo quy định của pháp luật, theo đúng kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 'đúng vai, thuộc bài', 'thuộc bài, đúng vai' thì không bao giờ sai", ông Tuấn nhấn mạnh.
Do chây ì hay do vì cơ chế?
Quan tâm đến việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán, đại biểu Ma Thị Thúy - Tuyên Quang dẫn báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy số tiền kiến nghị chưa thu được nguyên nhân thuộc về đơn vị được kiểm toán chiếm tỷ lệ cao (59%).
Theo đại biểu, kết quả này cho thấy, đơn vị được kiểm toán chưa thực hiện nghiêm túc kết luận kiểm toán và đề nghị: “Tổng Kiểm toán cho biết lý do vì sao? Do không có điều kiện khắc phục, do chây ì hay do vì cơ chế? Trách nhiệm, giải pháp khắc phục của ngành?”, nữ đại biểu tỉnh Tuyên Quang chất vấn.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời, việc thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán được các cơ quan hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi Quốc hội giám sát tối cao về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, “tiến độ và ý thức chấp hành kiến nghị kiểm toán cao hơn”.
Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận, hiện vẫn còn hơn 67 nghìn tỷ đồng kiến nghị theo kết luận kiểm toán chậm được thực hiện và chia làm 4 nhóm nguyên nhân.
Nguyên nhân thuộc về đơn vị được kiểm toán chiếm trên 59%; nhóm nguyên nhân thuộc bên thứ 3 chiếm trên 24 %; nguyên nhân khác chiếm 16% và nhóm nguyên nhân của Kiểm toán Nhà nước chiếm 0,4%.
Phân tích thêm nguyên nhân thuộc về đơn vị được kiểm toán cao, ông Tuấn cho biết, do ý thức trách nhiệm của đơn vị chưa tổ chức thực hiện. Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan do đơn vị khó khăn về tài chính, phụ thuộc vào hướng dẫn của cấp trên. Thậm chí có đơn vị được kiến nghị đã giải thể phá sản, nhưng Kiểm toán Nhà nước vẫn phải theo dõi.
“Với trách nhiệm của mình, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để làm sao kết luận kiểm toán được thực hiện nhanh hơn, tốt hơn”, ông Tuấn cam kết.