Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội thảo (Ảnh: P.V).
Thống kê của Tổ chức Ung thư Toàn cầu, mỗi năm Việt Nam phát hiện thêm 180.000 người mắc ung thư mới. Căn bệnh ung thư cũng khiến cho khoảng 122.000 người tử vong mỗi năm, trung bình có 105,6 ca tử vong do ung thư trong tổng số 100.000 dân.
Hiện Việt Nam đứng thứ 91/185 quốc gia về tỷ suất mắc mới và đứng thứ 50/185 quốc gia về tỷ suất tử vong do ung thư.
Tổ chức Y tế Thế giới dự kiến đến năm 2040, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam tăng khoảng 59,4% (tương đương 291.000 ca), số ca tử vong do ung thư tăng khoảng 70,3% (tương đương 209.000 ca).
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, chi phí điều trị ung thư là gánh nặng kinh tế lớn đối với toàn xã hội.
"Theo thống kê, chi cho thuốc ung thư năm 2023 là 7.521 tỷ đồng, đứng hàng đầu trong tổng chi trả thuốc từ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Người bệnh cũng phải tự chi trả tiền túi cho điều trị ung thư là rất lớn", Thứ trưởng Thuấn cho biết.
Theo thống kê từ bệnh viện, chi phí điều trị đối với một bệnh nhân ung thư trung bình trên 176 triệu đồng/năm, trong đó người bệnh phải tự chi trả tới 70%.
Việt Nam có tỷ lệ người bệnh ung thư phải chịu mức chi phí thảm họa cao nhất ASEAN, với 37,4% người bệnh bị rơi vào cảnh đói nghèo do phải trả chi phí điều trị ung thư quá lớn.
BHYT "cứu nguy" cho người bệnh
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, với tỷ lệ 93,5% dân số đã có BHYT, bệnh nhân ung thư được BHYT chi trả nhiều chi phí điều trị. BHYT thực sự là cứu cánh cho hàng trăm nghìn bệnh nhân và gia đình của họ.
Tại Việt Nam, có 69 thuốc điều trị ung thư trong danh mục thuốc được BHYT chi trả trên tổng số 1.037 thuốc của danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Theo Thứ trưởng Thuấn, ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong quyết định chi trả cho thuốc điều trị ung thư đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách BHYT và giúp người bệnh tiếp cận được với các phương pháp điều trị hiện đại.
Về vấn đề này, TS Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược & Chính sách Y tế cho rằng, ứng dụng đánh giá công nghệ y tế là công cụ quan trọng giúp cho cơ quan quản lý có thông tin, bằng chứng khoa học xác đáng về nhiều phương diện bao gồm: hiệu quả điều trị, tính an toàn, tính chi phí, hiệu quả, khả năng tác động ngân sách quỹ BHYT…
Các đại biểu tham gia thảo luận (Ảnh: P.V).
"Đây là cơ sở đưa ra quyết định tối ưu về chi trả cho thuốc điều trị ung thư", TS Phương nói.
Tại hội thảo, các chuyên gia từ Úc và Thái Lan đã chia sẻ kinh nghiệm về cách thức áp dụng đánh giá công nghệ y tế để tối ưu hóa quyết định chi trả, cân đối giữa chi phí và hiệu quả điều trị.
Các giải pháp được đưa ra bao gồm việc thiết lập quy trình riêng cho thuốc ung thư, áp dụng các mô hình chia sẻ rủi ro và thành lập quỹ riêng cho thuốc điều trị ung thư.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay, có nhiều loại thuốc điều trị tiên tiến thế hệ mới ra đời có hiệu quả điều trị cao đối với bệnh ung thư, đáp ứng yêu cầu của các chuyên gia lâm sàng cũng như sự mong đợi của người bệnh song chưa nằm trong danh sách thuốc được BHYT chi trả.
Vì thế, danh mục thuốc thanh toán BHYT cần được xây dựng, cập nhật, bổ sung thuốc ung thư với tiêu chí làm sao vừa đáp ứng yêu cầu điều trị, tăng tiếp cận đối với các phương pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhân ung thư, giảm bớt gánh nặng bệnh nhân tự chi trả, đảm bảo cân đối thu chi, phù hợp mục tiêu quản lý quỹ BHYT hiệu quả, bền vững.
Theo Thứ trưởng Thuấn, hiện Bộ Y tế đang tiến hành sửa đổi, cập nhật toàn diện danh mục thuốc BHYT sau hơn 5 năm triển khai.
"Trong số các thuốc được đề xuất bổ sung vào danh mục, bao gồm nhiều thuốc ung thư phát minh đã được chứng minh có hiệu quả tốt, nhưng đồng thời cũng phát sinh chi phí cao, gây ảnh hưởng đến khả năng cân đối của quỹ BHYT", lãnh đạo Bộ Y tế thông tin.
Hội thảo đối thoại chính sách về ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong việc ra quyết định chi trả cho thuốc điều trị ung thư là một sự kiện quan trọng nhằm thảo luận về việc áp dụng HTA để giải quyết các thách thức về chi phí điều trị ung thư tại Việt Nam.
" alt=""/>Thêm 180.000 ca mắc ung thư mỗi năm, người bệnh tự bỏ phí điều trị "khủng"Các y bác sĩ trao đổi kinh nghiệm trong điều trị ung thư vú tam âm với liệu pháp miễn dịch (Ảnh: Nhật Nguyên).
Ung thư vú tam âm (Triple-Negative Breast Cancer - TNBC) là một phân nhóm ung thư vú đặc biệt mà các tế bào ung thư không có ba loại thụ thể thường thấy trong các loại ung thư vú khác, bao gồm: thụ thể estrogen (ER), thụ thể progesterone (PR) và thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì 2 (HER2). Thiếu các thụ thể này khiến cho bệnh khó điều trị hơn vì các liệu pháp hormone và thuốc nhắm vào HER2 sẽ không hiệu quả.
Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan 2022), tại Việt Nam, ung thư vú là căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ với 24.563 ca mắc mới mỗi năm, chiếm tỷ lệ gần 13,6% tổng số ca ung thư, trở thành loại ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất.
Tại hội nghị, BS.CKII Phạm Huỳnh Anh Tuấn, Phó trưởng khoa Ngoại tuyến vú, Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho hay: "Ung thư vú tam âm có đặc tính sinh học ác tính hơn các phân nhóm ung thư khác, thời gian sống thêm không bệnh ngắn, tỷ lệ tái phát, di căn cao. Tử vong do ung thư vú tam âm vẫn là cao nhất so với các phân nhóm sinh học còn lại, bất kể giai đoạn sớm hay tiến xa - di căn".
Các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TPHCM chia sẻ về ung thư vú tam âm và các liệu pháp tiên tiến điều trị cho phân nhóm ung thư vú này hiện sẵn sàng tại Việt Nam, trong đó có liệu pháp miễn dịch, giúp mang lại nhiều hy vọng cho người bệnh (Ảnh: Nhật Nguyên).
Về phương pháp điều trị, TS.BS. Phan Thị Hồng Đức, Trưởng khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu, Bệnh viện Ung bướu TPHCM chia sẻ: "Với sự phát triển của y học, hiện nay chúng tôi sẽ đánh giá nguy cơ trước mổ và cân nhắc điều trị nội khoa trước và sau phẫu thuật, gọi là điều trị tân bổ trợ và bổ trợ. Phương pháp này giúp thu nhỏ khối u, tăng khả năng lấy được hoàn toàn khối u, nâng cao hiệu quả phẫu thuật, từ đó giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh và mang lại cơ hội sống cao hơn cho bệnh nhân".
TS.BS. Phan Thị Hồng Đức cho biết thêm hai phương pháp điều trị mới nổi bật cho ung thư vú là liệu pháp miễn dịch và liệu pháp trúng đích. Liệu pháp miễn dịch có cơ chế hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư. Những kết quả khả quan từ các thử nghiệm lâm sàng về phương pháp này đã được ghi nhận, mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân.
TS.BS. Phan Thị Hồng Đức, Trưởng khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu, Bệnh viện Ung bướu TPHCM dặn dò bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị và giữ tinh thần lạc quan để chiến đấu với bệnh tật (Ảnh: Nhật Nguyên).
Bên cạnh việc cung cấp thông tin chuyên môn tại các hội thảo, để kêu gọi sự tin tưởng và hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân, người chăm sóc và các chuyên gia y tế, cũng như lan tỏa thông điệp yêu thương đến bệnh nhân ung thư vú, MSD Việt Nam hỗ trợ Bệnh viện Ung bướu TPHCM trang trí "Góc hồng" và tổ chức buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Bệnh nhân.
Chiều ngày 20/10, chương trình tọa đàm "Alo bác sĩ cuối tuần" trên VTV9 sẽ được phát sóng toàn quốc, mang đến thông tin hữu ích về phòng ngừa và điều trị ung thư vú tam âm giai đoạn sớm, cùng những câu chuyện cảm động về sự kiên cường và hy vọng từ bệnh nhân.
Nhằm truyền đi thông điệp bệnh nhân ung thư vú không cô đơn trên hành trình chiến đấu với bệnh tật, các nhân viên MSD Việt Nam còn hưởng ứng ngày hội đi bộ "5.000 bước chân hạnh phúc" do Sáng kiến ung thư Muối (SCI) tổ chức tại Hà Nội và giải chạy Hồng - Pink Run 2024 do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức tại TPHCM.
Bà Katharina Geppert, Tổng giám đốc MSD Việt Nam chia sẻ, trong không khí nồng nhiệt của Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, MSD triển khai nhiều hoạt động giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Đơn vị cũng góp sức cho cuộc chiến chống ung thư vú trong nhiều năm qua, mang đến những đổi mới đột phá trong điều trị ung thư vú, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
MSD là công ty dược phẩm sinh học nghiên cứu chuyên sâu hàng đầu trên thế giới và đang tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu để cung cấp các giải pháp sức khỏe giúp thúc đẩy việc phòng ngừa và điều trị bệnh ở người và động vật. Trong hơn 130 năm, MSD đã mang lại hy vọng cho nhân loại thông qua việc phát triển các loại thuốc và vaccine quan trọng, góp phần cứu sống và cải thiện cuộc sống trên khắp thế giới.
" alt=""/>MSD viết tiếp kỳ vọng ở bệnh nhân ung thư vú tam âm với liệu pháp miễn dịchGãy dương vật
Gãy dương vật theo đúng chuyên khoa nam học gọi là vỡ thể hang. Gãy dương vật là một dạng chấn thương dương vật do sự giập vỡ của lớp cân trắng bao quanh vật hang và chỉ xảy ra khi chúng đang trong tình trạng cương cứng. Mỗi dương vật được cấu tạo bởi một thể hang gồm hai ống là các bao xơ, rỗng bên trong. Khi dương vật cương cứng, máu sẽ được bơm vào trong hai ống này. Gãy dương vật chính là làm rách bao trắng của thể hang khiến máu chảy ra ngoài dương vật, lan tới bìu, bẹn làm dương vật mềm đi, sưng to và tím gây đau đớn cho bệnh nhân.
Quan hệ tình dục là nguyên nhân hàng đầu gây gãy dương vật. Trong quá trình dập ra dập vào của dương vật trong âm đạo, dương vật bị trượt ra ngoài và đâm vào tầng sinh môn hoặc xương mu gây nên tình trạng cong gập đột ngột làm cân trắng vật hang bị xé rách. Thủ dâm mạnh hoặc các cách thủ dâm kì quái, tự bẻ dương vật hoặc những cú đá trực tiếp vào dương vật cũng như nhiều loại chấn thương khác khi dương vật đang cương cũng là nguyên nhân gây gãy dương vật.
Khi bị gãy, sau một tiếng “rắc”, bệnh nhân thấy đau chói, rồi dương vật mềm xẹp. Dương vật biến dạng, sưng nề, đổi màu. Ban đầu có màu đỏ, sau chuyển sang màu tím bầm cuối cùng tím đen như quả bồ quân. Dương vật đổ gục về một bên. Bệnh nhân gãy dương vật cần được cấp cứu kịp thời.
Đứt dây thắng dương vật
Dây thắng dương vật (hay còn gọi là dây chằng, dây hãm) là phần da dính vào mặt dưới quy đầu, sát lỗ tiểu. Dây thắng có tác dụng hãm không cho bao quy đầu trượt quá cao lên thân dương vật. Khi dương vật cương thì mảnh da này căng ra. Dây thắng có thể bị rách (hay còn gọi là đứt dây thắng) do bị căng quá mức. Điều này chỉ xảy ra khi dương vật đang cương cứng trong lúc giao hợp hay do thủ dâm. Khi đứt dây thắng sẽ làm dương vật xẹp nhanh do ức chế tâm lý. Trong trường hợp nếu niêm mạc chỉ rách nhẹ, có thể chảy ít máu và sẽ để lại sẹo nhỏ khiến chủ nhân cảm thấy không thoải mái khi giao hợp. Nếu rách sâu kèm đứt động mạch của dây chằng, nạn nhân sẽ mất nhiều máu và cần đến bệnh viện khâu lại. Phẫu thuật tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự tinh tế vì nếu khâu không khéo có thể làm dây thắng bị rút ngắn lại, có cục xơ làm dễ bị rách trở lại. Tai nạn đứt dây thắng khiến nam giới có thể bị rối loạn cương nhẹ do đau khi cương và tái rách, đồng thời tâm lý của nam giới khi quan hệ tình dục sẽ không được thoải mái, giảm chất lượng và khó đạt đỉnh.
Những người bị hẹp bao quy đầu thường hay bị dây thắng ngắn, nhưng vẫn có những trường hợp không hẹp quy đầu mà dây thắng vẫn ngắn. Người có dây thắng ngắn khi dương vật cương sẽ dễ đứt, điều này có thể xảy ra bất cứ lần giao hợp nào, chứ không nhất thiết là lần đầu.
Theo BS. Băng Tâm
Sức khỏe & Đời sống
" alt=""/>Tai nạn nguy hiểm ở nam giới chốn phòng the