Hiện Việt Nam có một số loại vắc xin phối hợp nhiều thành phần trong cùng một mũi tiêm tăng cơ hội cho trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tránh bỏ sót các mũi. Trong đó, vắc xin 6 trong 1 phối hợp phòng 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do Hib chỉ trong 1 mũi tiêm.
Vắc xin 6 trong 1 không chứa bất kỳ vi khuẩn hoặc virus sống nào nên không thể gây bệnh nhưng vẫn kích thích cơ thể sinh kháng thể chống lại mầm bệnh thật tấn công. Vắc-xin phối hợp 6 trong 1 được nghiên cứu và tin dùng trên nhiều quốc gia, an toàn và hiệu quả bảo vệ các bệnh trong cùng một mũi tiêm.
Điểm đặc biệt của vắc xin 6 trong 1 là chứa thành phần ho gà vô bào tức các thành phần chọn lọc của vi khuẩn để kích thích đáp ứng miễn dịch, do đó trẻ sẽ ít gặp các phản ứng tại chỗ sau chủng ngừa như sưng, đau, sốt hơn so với vắc xin có thành phần ho gà toàn tế bào chứa toàn thân vi khuẩn đã bị bất hoạt.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vắc xin có hiệu quả 96,7% phòng 6 bệnh lý do bạch hầu, ho gà, Hemophilus influenza tuýp b (Hib), bại liệt, viêm gan B khi tiêm hoàn thành 3 mũi cơ bản và lên đến 98,5% sau khi hoàn thành liều tiêm nhắc lại (mũi 4) bất kể lịch tiêm ngừa liều cơ bản trước đó.
Vắc xin 6 trong 1 phối hợp là vắc xin phòng được 6 bệnh trong 1 mũi tiêm giúp trẻ giảm số lần tiêm, tránh bỏ sót lịch tiêm chủng, tiết kiệm thời gian di chuyển đến điểm tiêm, chi phí đi lại cho bố mẹ khi đưa trẻ đi tiêm chủng.
Các chuyên gia khuyến cáo trẻ cần tiêm đầy đủ 4 mũi vắc xin 6 trong 1 theo các mốc cụ thể như sau:
- Mũi 1: khi trẻ 2 tháng tuổi (sớm nhất là 6 tuần tuổi)
- Mũi 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
- Mũi 3: khi trẻ 4 tháng tuổi
- Mũi 4: khi trẻ được 16-18 tháng tuổi
Các phụ huynh nên tiêm đầy đủ 4 mũi, đúng lịch cho con và hoàn thành phác đồ tiêm chủng trước 2 tuổi vì sau độ tuổi này trẻ không tiêm được vắc xin này nữa.
Tại Việt Nam, vắc xin 6 trong 1 có hai loại gồm loại vắc xin ở dạng pha sẵn, loại sẽ qua bước pha hồi chỉnh trước khi tiêm. Hai loại vắc xin đều có lịch tiêm, hiệu quả và độ an toàn như nhau. Hiện vắc xin 6 trong 1 thuộc chương trình tiêm chủng dịch vụ, chưa có ở chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch là cách cha mẹ đồng hành, bảo vệ sức khỏe của con ngay từ những năm tháng đầu đời. Tiêm ngay mũi đầu tiên khi đủ 2 tháng tuổi (sớm nhất là 6 tuần tuổi) là cách cha mẹ quan tâm và tăng cường hệ miễn dịch vốn mỏng manh non yếu của con. Chuyên gia khuyến cáo trẻ cần tiêm đủ phác đồ, đúng lịch tiêm, không nên bỏ qua các mũi tiêm nhắc để con được bảo vệ trọn vẹn. Ngoài ra, hiện có nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác có thể phòng ngừa bằng vắc xin, ba mẹ nên hỏi bác sĩ để được tư vấn chủng ngừa đầy đủ cho con.
Hoàng Linh (tổng hợp)
" alt=""/>Lợi thế của vắc xin 6 trong 1 ba mẹ nên biếtTừ xa xưa, cổ nhân đã dùng rượu để tế lễ trời đất, cúng giỗ, ma chay, cưới xin hay chỉ đơn giản là thú vui uống rượu ngâm thơ. Vì vậy, nền y học cổ truyền cũng đã ghi nhận một số dược liệu hỗ trợ giải rượu. Cụ thể như:
- Sắn dây: Đây là loại thuốc được ứng dụng nhiều nhất để giải rượu, giúp cải thiện các rối loạn chuyển hóa, trao đổi chất do rượu gây ra.
- Nước sắc đậu xanh, hoặc đậu xanh và cam thảo nấu lên có thể giúp giảm nôn ói, bảo vệ gan, làm cho mau tỉnh sau say rượu. Cúc hoa và thạch quyết minh dùng để pha trà, uống sau khi say sẽ làm giảm tác hại của rượu.
- Nước mật ong: Thành phần chủ yếu là đường Fructose, có khả năng thúc đẩy phân hủy và hạn chế hấp thu cồn hiệu quả, từ đó làm giảm nồng độ cồn trong máu, giúp tinh thần nhanh tỉnh táo, loại bỏ đau đầu, chóng mặt, cảm giác nôn nao sau khi uống rượu.
Ngoài ra, uống nước ép vỏ dưa hấu sau khi uống rượu làm giảm nôn nao, chóng mặt, đau đầu, nôn ra nước chua sau uống, lợi tiểu tiện, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu.
Bạn cần nhớ rằng không có một “thần dược” nào để cho ngàn chén không say. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và du xuân an toàn, tốt nhất chúng ta không nên dùng rượu bia hay mời rượu. Nếu bắt buộc phải uống, chỉ uống trong giới hạn cho phép và có kiểm soát để tránh nhiều hệ lụy.
Nếu không thể tránh được rượu bia, chúng ta cần chú ý vài điểm sau để không bị say rượu:
- Ăn trước khi uống rượu bia. Tránh để bụng rỗng khi uống rượu bia, vì khi đói khả năng hấp thu rượu của đường ruột sẽ nhanh hơn, làm người uống dễ say.
- Trước nửa giờ khi đi uống rượu, bạn có thể uống một bình sữa nhỏ (sữa tươi nguyên chất là tốt nhất) vừa bảo vệ niêm mạc dạ dày ngăn ngừa tình trạng viêm dạ dày do rượu vừa có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy ethanol.
- Không nên uống rượu quá nhanh, quá nhiều cùng lúc, sẽ làm tăng áp lực cho gan, khiến gan không kịp chuyển hóa rượu.