Các món ăn từ gạo nếp được coi là bài thuốc như:
- Rượu nếp (cơm rượu): Cách làm đơn giản, nấu cơm nếp lứt rồi trộn với men cơm rượu, ủ vài ba hôm, sau quá trình lên men được cơm rượu. Mỗi ngày ăn một bát con cơm rượu có tác dụng kiện tỳ, bổ khí khai vị, dùng trong dịp lễ tết.
Nước gạo nếp rang: Ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài ba lần, đem vo rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy khô, sao vàng và tán bột để sẵn. Khi dùng hòa với nước sôi, chút đường. Dùng cho các trường hợp nôn ói như trào ngược dạ dày - thực quản, hẹp môn vị, rối loạn do thai nghén.
Hồ bột gạo nếp, củ mài: Gạo nếp (500g) ngâm nước khoảng 12 tiếng, vo rửa sạch, để khô, sao tán bột. Củ mài (500g) sao qua, tán bột. Mỗi lần lấy mỗi thứ 1 thìa, thêm đường và bột hồ tiêu, dùng nước sôi khuấy đều. Ăn bữa sáng khi đói. Dùng cho người cao tuổi, trẻ em ăn kém, suy nhược hoặc tiêu chảy lâu ngày ăn kém.
Chè gạo nếp, đậu đỏ: Gạo nếp 50g, đậu đỏ 50g, cám gạo 50g, đường nấu thành chè ăn, giúp chữa bệnh tê phù.
Bánh ú nước tro: Ngâm gạo nếp vo nhiều lần đến khi nước ngâm thật trong, đổ nước vào sâm sấp mặt nếp ngâm khoảng 4 tiếng, cho thêm 200ml nước tro vào ngâm tiếp trong 20 tiếng. Lá tre đem rửa sạch rồi đem đi hấp trong 5 phút để nguội, lấy khăn sạch lau thật khô hai mặt lá để bánh để lâu hơn. Lấy lá tre gấp lại thành hình cái phễu rồi múc từng muỗng nếp cho vào, nén lại.
Bạn gấp kín miệng bánh và nhẹ nhàng gấp bánh theo hình kim tự tháp, lấy dây gói bánh lại thật chặt, làm đến hết số nếp đã ngâm. Xếp bánh vào nồi, đổ nước lạnh vào ngập mặt bánh, luộc trong 5 tiếng thì bánh mới trong và dẻo được.
Những người không nên ăn gạo nếp
Tuy nhiên, do gạo nếp chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp nhưng lại rất khó tiêu. Vì vậy, những đối tượng sau cần lưu ý khi ăn: trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tì vị quá hư nhược không nên ăn nhiều nếp. Người có vết thương hở, đặc biệt khi bị viêm sẽ rất lâu lành nếu ăn thức ăn dẻo, khó tiêu, nóng như xôi.
Gạo nếp cũng có tính chất tương tự như các loại gạo khác nên những người bị đái tháo đường, béo phì, bệnh dạ dày cần hạn chế, không nên ăn quá nhiều.
BSCK II Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Trước đó, Văn phòng Chính phủ có Thông báo kết luận số 384/TB-VPCP của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Cuộc họp được tổ chức vào ngày 15/8 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính, phát biểu của các phó thủ tướng và các đại biểu dự họp, Thường trực Chính phủ thống nhất kết luận thực hiện giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời gian 3 tháng thay vì giảm 6 tháng như đã báo cáo, xin ý kiến Chính phủ trước đó.
Như vậy, trong thời gian 3 tháng tới, thị trường ô tô Việt Nam sẽ được "hâm nóng" nhờ chính sách giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Trước đó, Chính phủ đã có 3 lần ra nghị quyết về ưu đãi 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và đã có tác động không nhỏ đến thị trường.
Lần đầu tiên, áp dụng 6 tháng cuối năm 2020, lượng xe lắp ráp trong nước bán ra tăng kỷ lục, đạt tới 398.177 xe, gấp 2,03 lần so với 6 tháng đầu năm 2020.
Lần 2 áp dụng 6 tháng từ 1/12/2021 đến 31/5/2022, lượng xe trong nước bán được 232.192 xe. Trung bình 5 tháng đầu năm 2022, doanh số xe trong nước đạt 33.690 xe/tháng, cao gấp 1,5 lần so với con số trung bình trong 7 tháng cuối năm 2022.
Lần 3, áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2023, doanh số xe trong nước đạt 176.483 chiếc, tăng 1,6 lần so với 6 tháng đầu năm 2023.
Hiện, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô con mới là 10-12% giá trị, tuỳ từng địa phương. Trong đó, TP Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La và Cần Thơ đang áp dụng ở mức 12%; tỉnh Hà Tĩnh đang áp dụng ở mức 11%; TP HCM và các tỉnh, thành phố còn lại là 10%.
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận hoặc chia sẻ về Báo VietNamNet qua email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam, nguồn cung nhà ở TP.HCM tiếp tục nhỏ giọt đến cuối năm. Dẫu vậy, điểm sáng là lực cầu tăng trưởng. Các dự án căn hộ tại TP.HCM trong ngưỡng giá từ 50 - 60 triệu đồng/m2 ngày càng ít hàng. Trong bối cảnh nhu cầu ở thực gia tăng, các dự án này có lợi thế.
Ông Kiệt cũng nhấn mạnh, cơ hội của thị trường nhà ở TP.HCM vẫn nghiêng về nhu cầu ở thực. Trong khi nhóm đầu tư lại có thiên hướng mua căn hộ để cho thuê hoặc chờ tăng giá trong dài hạn. Tâm lý của người mua vẫn tìm kiếm kênh giữ tiền ổn định là bất động sản sau những diễn biến phức tạp của các kênh đầu tư khác.
“Quý III/2024 là quý quyết định giai đoạn mới của thị trường bất động sản. Quý IV được xem là cao điểm của thị trường. Vào khoảng quý I và II/2025 nguồn cung chung cư TP.HCM kì vọng sẽ tốt hơn, hoạt động đặt hàng, triển khai dự án sôi động trở lại sau khoảng thời gian dài bị “nén”. Hiện nay, nhà đầu tư và người mua thực đã rục rịch quay trở lại thị trường cho thấy tín hiệu tốt dần”, ông Kiệt nhấn mạnh.
Không có lý do để căn hộ sơ cấp giảm giá
Đại diện CBRE Việt Nam phân tích, trong bối cảnh khan cung, dự án mới khó khăn trong việc giải quyết khâu pháp lý, chi phí đầu tư, cơ hội lãi vay, sự kì vọng giá của chủ đầu tư… đều gia tăng. Vì thế, không có lý do nào căn hộ sơ cấp tại TP.HCM giảm giá. Có chăng, trong bối cảnh thị trường chưa thực sự khởi sắc là cơ hội cho những người mua “nhanh nhạy” đón đầu vì hầu hết các dự án chào bán ở giai đoạn này đều cân chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Trong thời gian tới, mặt bằng giá chắc chắn sẽ thay đổi.
Hiện TP.HCM đang chỉ đạo khẩn việc điều chỉnh bảng giá đất và ban hành trước ngày 20/10. Sau khi giá đất mới ban hành và các Thông tư, hướng dẫn Luật được áp dụng rộng rãi, chi phí về đất đai dự báo sẽ tăng. Từ đó kéo theo giá bất động sản tăng. Đặc biệt ở phân khúc chung cư sẽ bị tác động nhiều ở các khía cạnh hành lang pháp lý, chi phí xử lý đất ban đầu và chi phí huy động vốn. Vì thế, giá sơ cấp của các dự án mới tăng lên kéo theo giá thứ cấp của các dự án đã triển khai hoặc bàn giao cũng tăng lên. Đây là lý do mặt bằng giá bất động sản có thể thay đổi từ đầu năm 2025.
Theo bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE tại TP.HCM, từ trước nay thị trường căn hộ sơ cấp không thấy xu hướng giảm giá. Ở thị trường thứ cấp xuất hiện giảm giá nhưng cục bộ, không đại diện cho toàn thị trường chung cư. Một số dự án tạm ngưng 2 - 3 năm sẽ bán ra thị trường với mức tăng 10 - 30% so với định giá thời điểm trước đó. Điều này cho thấy sự kì vọng từ phía chủ đầu tư cũng như các chi phí đầu vào gia tăng tạo mặt bằng giá mới cho thị trường.
Cùng quan điểm, đại diện Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, giá bán sơ cấp tiếp tục tăng do nguồn cung dù đã được cải thiện nhưng vẫn rất khó đáp ứng đủ nhu cầu. Phần lớn nguồn cung mới ra thị trường hiện nay được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, nhất là chi phí liên quan đến đất đai tăng cao. Do đó, giá sơ cấp bất động sản sẽ còn tiếp tục đà đi lên.
Ngọc Minh
" alt=""/>TP.HCM: chung cư ‘đắt khách’ dịp cuối năm