Nhiều năm nay, gia đình cầu thủ Đoàn Văn Hậu sống trong căn nhà cấp 4 ở thôn Xuân Lôi (Hồng Minh, Hưng Hà, Thái Bình).
Căn nhà cấp 4 mới sang sửa lại của gia đình Văn Hậu |
Ông Đoàn Quốc Thắng (SN 1968) - bố cầu thủ Văn Hậu chia sẻ: ‘Vợ chồng tôi sinh được 2 cậu con trai. Con cả sinh năm 1994, hiện làm lái xe, đã lập gia đình năm ngoái. Con út là Văn Hậu.
Gia đình tôi làm nông nghiệp, ngày xưa quanh năm không đủ ăn. Nhà cửa dột nát, xuống cấp, tôi đi làm thuê cho xà lan chở cát, tích cóp được ít tiền, vay mượn thêm họ hàng, xây căn nhà này.
Ngày xưa, công thợ rẻ, tôi nhớ khoảng 17 nghìn đồng/ 1 công thợ. Vừa xây nhà vừa lo tiền. Thế rồi cũng xong ngôi nhà, cho vợ con ở đỡ chật chội’.
Phòng khách gọn gàng |
Theo ông Thắng, căn nhà được khởi công đúng thời điểm nam cầu thủ của câu lạc bộ Hà Nội FC chào đời.
‘Khi ấy, vợ tôi ôm con mới vài ngày tuổi, nằm dưới căn nhà cũ, bên này thì xây nhà. Suốt từ đó đến nay, căn nhà gắn bó với gia đình tôi, đầy ăm ắp những kỷ niệm.
Đây là nơi tôi chứng kiến Văn Hậu tập đi và cũng là nơi đầu tiên con chơi bóng. Khoảng sân rộng phía trước nhà luôn được biến thành sân bóng đá. Con tha thẩn chơi cả ngày ngoài đó’.
Sau này, các con trưởng thành, có điều kiện hơn, có ý định đập căn nhà cũ xây lại cho khang trang nhưng vợ chồng ông Thắng từ chối.
Gia tài của cầu thủ sinh năm 1999 được trưng bày trang trọng |
‘Căn nhà bằng tuổi Văn Hậu, tôi muốn lưu giữ lại làm kỷ niệm, không bao giờ phá đi. Các con trưởng thành, khôn lớn, rồi cũng ở riêng. Ở nhà chỉ còn hai vợ chồng, chúng tôi sống đơn giản quen rồi. Căn nhà như này là quá rộng rãi.
Cách đây 2 năm, các con động viên mãi, vợ chồng tôi sơn sửa lại cho mới, gia cố những chỗ hỏng hóc, thay bộ bàn ghế, thiết kế tủ trưng bày huy chương cho con.
Chiếc tivi là Hậu mua tặng bố mẹ. Khi nào con thi đấu ở Việt Nam, không ra sân cổ vũ cho con được thì vợ chồng tôi xem qua tivi’.
Ông Thắng chia sẻ thêm, con trai đi thi đấu, được lương thưởng bao nhiêu, không bao giờ ông hỏi đến. 'Đó là quyền riêng tư của con. Vợ chồng tôi vẫn tự cấy lúa, chăn nuôi, cuộc sống coi như là đủ ăn. Các con mua sắm trang bị đồ cho gia đình là tự bản thân chúng suy nghĩ. Tôi không yêu cầu. Mình càng suy nghĩ đơn giản, càng thoải mái.
Hai đứa con tôi cũng hiếu thảo, sống có trách nhiệm. Từ lúc khôn lớn, chưa để bố mẹ phải thiếu thốn gì'.
![]() |
Vợ chồng ông Thắng, bà Nụ bên chiếc áo số 5 của Đoàn Văn Hậu. Áo có đầy đủ chữ ký của nhiều cầu thủ U20 tham dự vòng chung kết U20 Thế giới như Hà Đức Chinh, Quang Hải... |
Văn Hậu bên gia đình trong ngày cưới anh trai |
Bức chân dung do một người hâm mộ vẽ tặng Văn Hậu |
![]() |
Bà Nụ chia sẻ, ngày nhỏ mỗi lần nhớ con, bà thường mang ảnh ra xem. Đây là bức ảnh năm Văn Hậu 10 tuổi, khi đang học tại trường Năng khiếu TDTT Thái Bình. |
![]() |
Mẹ Văn Hậu nhớ như in từng mốc thời gian con trai nhận huy chương. |
![]() |
Chiếc tivi cầu thủ 9x tặng bố mẹ |
Giàn gấc xanh mướt nơi góc vườn |
Ngoài vài sào ruộng, bà Nụ - mẹ Văn Hậu chăn nuôi thêm đàn gà |
Vừa trở về Việt Nam để thi đấu tại Vòng loại World Cup 2022 cũng như SEA Games 30, hậu vệ gốc Thái Bình được fan nhận xét ngày càng có da có thịt hơn.
" alt=""/>Văn Hậu và căn nhà cấp 4 ở quê nhà Thái BìnhChia sẻ về cách dạy con, ông giáo SN 1933 cho biết, ông có những nguyên tắc và quan điểm rất rõ ràng.
‘Mới đây, trong một cuộc họp mặt gia đình, mấy người con của tôi nói vui với nhau là, ‘ngày xưa, các cụ nuôi chúng mình dễ dàng quá, không như mình nuôi các con bây giờ’.
Tôi cười và nói: ‘Nếu như bố mẹ dạy các con mà để cho các con biết là bố mẹ dạy thì bố mẹ không còn là giáo viên nữa’’.
'Tôi dạy học trò cũng thế. Học trò của tôi đi học mà không nghĩ là mình đang phải học. Tất cả đều tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. Phương pháp của tôi là, luôn luôn nghĩ cách đàm thoại để làm sao các cháu dễ hiểu, dễ tư duy, từ đó nhớ lâu và tiến bộ mau.
Với các con, tôi luôn tâm niệm rằng, dạy con về tri thức thì điều đầu tiên phải là, làm cho chúng biết suy nghĩ, biết tư duy.
Khi đưa con đi chơi, tôi thường đặt ra các câu hỏi để các con phải tư duy. Ví dụ: Khi cùng con ra vườn, con khen chiếc lá đẹp, tôi sẽ hỏi: ‘Vì sao con thấy nó đẹp, so với những chiếc lá khác thì nó có gì đặc biệt, hoặc vì sao nó lại có hình dạng như vậy …’
Tức là bằng những điều cụ thể tôi sẽ dạy cho các con biết cách tự suy nghĩ.
Về mặt đạo đức, tôi dạy con không sống ích kỷ. Tôi cho rằng, suy cho cùng, bất cứ kẻ nào ích kỷ thì cũng đều vô dụng. Những tệ nạn xã hội xảy ra cũng đều là do ích kỷ đấy thôi’.
![]() |
Đầu làng Hoàng Xá- nơi gia đình ông Thiêm đang sinh sống. |
Để dạy các con điều này, ông cũng cụ thể hóa bằng những hành động, ứng xử trong cuộc sống đời thường.
‘Khi các con còn bé, nhà tôi có mẹ già, vợ chồng tôi, các con, các cháu. Trẻ con thì thích ăn, háu đói nhưng nếu có một cái bánh, một quả bưởi bổ ra, tôi sẽ nói con mang biếu bà trước, rồi mới cho chị, cho em.
Em bẩn chân, bẩn tay thì anh chị có thể rửa cho em. Chị em, anh em phải yêu thương nhau, quan tâm nhau, không được sống chủ nghĩa cá nhân’, ông nói.
Tất nhiên, để các con nên người, ông và vợ phải dạy nhiều điều khác nhưng việc các con phải biết tư duy, không được sống ích kỷ là 2 điều cơ bản mà theo ông giáo, các con phải được học.
![]() |
Năm 2016, gia đình ông giáo Đặng Đình Thiêm được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu của địa phương. Trong ảnh, ông Thiêm chụp cùng vợ. |
‘Khi các con phạm lỗi, tôi rất nghiêm khắc và cũng có lúc đánh con (dù số lần đánh không nhiều) nhưng tôi không bao giờ đánh con lúc đang nóng giận. Việc đánh con cho hả giận là cách đánh không có giáo dục.
Tôi cũng không bao giờ sỉ nhục con mà thường phân tích cho con nhận ra lỗi lầm của mình và tự nhận hình thức kỷ luật’, ông giáo SN 1933 cho biết.
Cùng với đó, ông nói, ông và vợ cũng luôn dạy con bằng sự gương mẫu của mình. ‘Muốn con không ích kỷ, bố mẹ phải không ích kỷ. Muốn con chăm chỉ học hành, bố mẹ phải chăm chỉ làm việc, muốn con chịu khó làm việc nhà, bố mẹ cũng phải như vậy...’.
‘Lần trước có một nhà báo hỏi tôi: ‘Bác có hay giúp đỡ bác gái việc nhà không?’.
Tôi nói: ‘Tôi không có khái niệm ấy. Từ khi chúng tôi làm bạn với nhau, tôi không bao giờ có khái niệm giúp đỡ vợ. Với tôi, đó là trách nhiệm: trách nhiệm cùng nhau thu vén, xây dựng cửa nhà.
Sáng ngủ dậy, tôi làm việc này thì vợ làm việc khác. Nấu ăn, giặt giũ với tôi là chuyện tự nhiên, bình thường nên các con tôi bây giờ cũng vậy. Con trai, con gái đều làm việc nhà một cách tự nhiên.
Do đó, tôi cho rằng, việc dùng từ ‘giúp đỡ vợ’ là không đúng. Đó là trách nhiệm của cả vợ và chồng. Có như vậy, gia đình mới bình đẳng, các con lớn lên trong sự bình đẳng sẽ học được cách sống tự lập, có ý chí phấn đấu vươn lên'.
25 năm nay, lớp học tình thương của bà giáo Đỗ Thị Thoa (SN 1943, phường Lê Lợi, TX Sơn Tây, Hà Nội) vẫn đều đều vang lên tiếng ê a, ngọng ngịu của lũ trẻ.
" alt=""/>Nhà giáo 86 tuổi tiết lộ 2 nguyên tắc vàng dạy con thành tiến sĩ - Khi đang biểu diễn bài Cell block tango, Yến Trang gây thót tim vì ngã tự do trên bục cao 2m xuống sân khấu. Yến Trang hoàn toàn xứng đáng với một “nữ hoàng chiêu trò” của The remix 2017.
Tối 13/1, sau màn khởi động của Mai Tiến Dũng và S.T ở tập 1, tập 2 Remix New Generation đã lên sóng với chủ đề "Nhà hát" với cặp thí sinh tiếp theo là Yến Trang và nhóm S Girls. Đây là cặp thí sinh có phong cách âm nhạc hoàn toàn khác nhau và đã cống hiến cho khán giả những màn tiết mục đẹp mắt.
Giám khảo chính của chương trình là 3 nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, Dương Khắc Linh và Lưu Thiên Hương. Bên cạnh đó, còn có Hội đồng giám khảo chuyên môn 31 người gồm các nhà báo và chuyên gia âm nhạc.
Yến Trang là cái tên cũ nhưng cô chưa từng thi hát trên gameshow truyền hình nên sự xuất hiện của cô vẫn là một dấu hỏi. Và màn trình diễn của Yến Trang đêm thi vừa qua khẳng định thực lực khá tốt.
Tiết mục của Yến Trang: