Theo đánh giá, nhiều lĩnh vực quan trọng của Chính phủ, từ an ninh quốc phòng đến y tế giáo dục, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, tài nguyên môi trường… đều đã có những bước chuyển đổi số mạnh mẽ, hiệu quả.
Trong khi đó, nhiều địa phương trên toàn quốc cùng đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc tích hợp các dịch vụ công tại địa phương lên cổng dịch vụ công quốc gia, chuyển đổi số các lĩnh vực thế mạnh của địa phương. Công tác chuyển đổi số đã có những đóng góp giúp Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Hoạt động bình chọn các lãnh đạo số tiêu biểu được tổ chức và thực hiện từ tháng 6, nhằm tìm kiếm, bình chọn và tôn vinh các lãnh đạo chuyển đổi số khối cơ quan Nhà nước. Đây là những người có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, chỉ đạo triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT, ANTT và thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, góp phần quan trọng trong việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ ngành, địa phương.
Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội đồng bình chọn cho biết: Trên cơ sở đánh giá các hồ sơ tham gia, Hội đồng đã quyết định vinh danh 18 lãnh đạo số tiêu biểu thông qua hoạt động, hình thức sáng tạo trong thời kỳ dịch bệnh. Ông Hồng kỳ vọng, hoạt động này có thể đóng góp vào công cuộc chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam.
![]() |
Các lãnh đạo chuyển đổi số được vinh danh trên môi trường số. Ảnh chụp màn hình |
18 Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2021 được lựa chọn theo hai khối trung ương và địa phương. Trong đó, có 10 lãnh đạo chuyển đổi số khối trung ương được vinh danh là lãnh đạo các đơn vị phụ trách CNTT, dịch vụ công tại các bộ, ngành, cơ quan khối trung ương.
Ở khối địa phương, có 8 lãnh đạo các sở TT&TT được vinh danh với những đóng góp tích cực trong công tác triển khai chuyển đổi số tại địa phương.
Bà Lê Ngọc Hân, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh, nữ lãnh đạo chuyển đổi số duy nhất được vinh danh chia sẻ, trong bối cảnh dịch bệnh, lễ vinh danh được tổ chức trên không gian số càng khẳng định được tầm quan trọng và sự đúng hướng của Chính phủ Việt Nam trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Sự kiện này cũng sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực để tiếp tục chiến đấu và nhanh chiến thắng dịch bệnh. “Chúng tôi sẽ tiếp tục dấn thân, cống hiến cho sự nghiệp chuyển đổi số, mang đến những giá trị cho cộng động”, bà Hân nói.
Các lãnh đạo chuyển đổi số khối Trung ương:
1. Ông Lê Phú Hà: Cục trưởng Cục CNTT và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Bộ TN&MT
2. Ông Đặng Hoàng Hải: Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương
3. Ông Nguyễn Việt Hùng: Phó Cục trưởng, Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Bộ Tài chính
4. Ông Đinh Quang Huy: Giám đốc, Trung tâm CNTT - Cơ yếu, Văn phòng Trung ương Đảng
5. Ông Ngô Hải Phan: Cục trưởng, Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ
6. Ông Nguyễn Đức Thắng: Giám đốc, Trung tâm thông tin, Thanh tra Chính phủ
7. Ông Hà Quốc Trung: Giám đốc, Trung tâm CNTT, Bộ Khoa học và Công nghệ
8. Ông Lê Quang Tùng: Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ
9. Ông Đặng Thanh Tùng: Cục trưởng, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội Vụ
10. Ông Trần Quý Tường: Cục trưởng, Cục Công nghệ thông Tin, Bộ Y tế
Các lãnh đạo chuyển đổi số địa phương:
11. Ông Nguyễn Tấn Đức: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh
12. Ông Đoàn Thanh Hải: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình
13. Bà Lê Ngọc Hân: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh
14. Ông Nguyễn Ngọc Hùng: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
15. Ông Vũ Trọng Quế: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định
16. Ông Đỗ Hữu Quyết: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa
17. Ông Nguyễn Xuân Sơn: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế
18. Ông Trần Ngọc Thạch: Phó Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng
Duy Vũ
Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 hướng đến đưa Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Thông minh - Hiện đại” với chuyển đổi số là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo.
" alt=""/>18 lãnh đạo chuyển đổi số Việt Nam tiêu biểu năm 2021Theo nội dung Công văn số 4051/BYT-KHTC, Bộ Y tế đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tạm thời thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 đối với người có thẻ BHYT trong các trường hợp sau:
- Người bệnh phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, người nhiễm Covid-19 đang khám chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở y tế.
- Các trường hợp được cơ sở y tế chỉ định thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Công văn số 4051/BYT-KHTC cũng nêu rõ, về mức giá áp dụng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp, cụ thể:
- Dịch vụ số 1735: xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng Real- time PCR là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm đối với trường hợp xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR.
- Dịch vụ số 1736: xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng test nhanh là 238.000 đồng/mẫu xét nghiệm đối với trường hợp thực hiện test nhanh.
![]() |
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế, tại Công văn số 2418/BHXH-CSYT, BHXH Việt Nam yêu cầu, BHXH các tỉnh phối hợp với cơ sở KCB BHYT trên địa bàn thực hiện, kịp thời giám định và thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 đối với người có thẻ BHYT theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 4051/BYT-KHTC. Đồng thời, đề nghị BHXH các tỉnh tiếp tục thực hiện theo các nội dung đã hướng dẫn tại Công văn số 2146/BYT-BH ngày 17/4/2020 và Công văn số 2276/BYT-BH ngày 24/4/2020 của Bộ Y tế về việc thanh toán chi phí KCB BHYT liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, BHXH các tỉnh kịp thời báo cáo BHXH Việt Nam để được hướng dẫn, giải quyết.
Thúy Ngà
" alt=""/>Cách thanh toán phí xét nghiệm CovidHiểu đúng về lỗi "vượt phải"
Điều 14, Luật Giao thông đường bộ quy định rõ “Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái”, trừ 3 trường hợp sau: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được; khi xe điện đang chạy giữa đường.
Còn theo định nghĩa tại Quy chuẩn kỹ thuật 41:2016/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: “Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều”.
Dựa vào quy định trên có thể thấy, hành vi "vượt phải" cấu thành khi vượt xe khác trên đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều; còn đối với đường cao tốc hay đường quốc lộ có từ hai làn xe cơ giới trên mỗi chiều trở lên thì hành vi vượt lên từ làn đường phía bên phải không bị coi là vi phạm.
Đây cũng chính là điểm gây tranh cãi trong thời gian vừa qua giữa tài xế và lực lượng CSGT làm nhiệm vụ.
Nếu vi phạm lỗi "vượt phải", lái xe có thể bị xử phạt từ 3-5 triệu đồng, đồng thời tước GPLX từ 1-3 tháng theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được chỉnh sửa, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Vượt xe thế nào cho đúng và an toàn?
Dù vượt trái hay vượt phải (đối với các trường hợp được phép vượt phải) thì khi vượt xe khác, lái xe vẫn cần tuân thủ tuyệt đối theo các quy định về an toàn được nêu tại khoản 2, Điều 14, Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn;
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Cũng theo Điều 14, Luật Giao thông đường bộ 2008, không được vượt xe khác trong những trường hợp sau:
- Trên cầu hẹp có một làn xe; Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
- Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Ngược lại, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Theo các tài xế giàu kinh nghiệm, khi vượt xe khác, ngoài đảm bảo những quy định trong quy tắc giao thông đường bộ đã nêu ở trên thì khi đã vượt xe cần phải dứt khoát, tránh "lừng khừng" hoặc chưa vượt hết thân xe đã chuyển làn dẫn đến tình huống tạt đầu rất nguy hiểm.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!