Trong số 25 học sinh lớp cô Hằng chủ nhiệm, 13 em sinh sống ở điểm vùng cao, khi về trường còn chưa sõi tiếng phổ thông; cô nói, trò chưa hiểu được. Việc tự học và khám phá kiến thức thời gian đầu của các em khá khó khăn.
Với kinh nghiệm 6 năm dạy lớp 1, cùng tự bồi dưỡng kiến thức kỹ lưỡng qua các modul trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến thuộc Chương trình ETEP của Bộ GD-ĐT, cô Hằng linh hoạt vận dụng các phương pháp để tổ chức các hoạt động dạy học sao cho phù hợp học trò vùng dân tộc thiểu số.
![]() |
Cô Vũ Thị Hằng, giáo viên Trường Tiểu học Lùng Tám (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) cùng các học trò trong lớp học |
“Thời gian đầu tôi phải dạy song ngữ cả tiếng Việt và tiếng Mông. Các phương pháp dạy học tích cực vẫn được sử dụng nhưng có chọn lọc và điều chỉnh để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Ví dụ khi học môn tiếng Việt và sử dụng phương pháp đóng vai, tôi sẽ mời những học trò nói sõi tiếng Việt lên thực hiện trước để làm mẫu, sau đó các bạn nói kém hơn sẽ làm theo. Một thời gian như thế, cứ bạn này bảo bạn kia rồi dần dần vốn tiếng Việt của học sinh được nâng lên, các em đã hiểu và thực hiện được nhiệm vụ giáo viên yêu cầu”, cô Hằng kể.
Khi học sinh nghe nói tiếng Việt tốt hơn, cô tích cực tổ chức nhiều các hoạt động trong giờ học để các em tham gia tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành các năng lực, phẩm chất. Các học trò lớp 1 của cô đều được trải nghiệm những tiết học thông qua trò chơi, học nhóm-cá nhân, được tự nhận xét về mình và nhận xét bạn… Qua đó, các phẩm chất và năng lực như giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ… của các em được hình thành, phát triển.
Cô Hằng quan niệm rằng, lớp 1 của bất cứ chương trình nào cũng vất vả và nếu cô không vào cuộc thì trò không biết chữ, đặc biệt là học trò vùng cao. Do đó để dạy học chương trình phổ thông mới được hiệu quả, cô giáo đã chăm chỉ bồi dưỡng các modul theo Chương trình ETEP.
Cứ thế, sáng dạy ở trường, tối về nhà cô lại mở máy vào hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) để nghiên cứu tài liệu, xem video và ghi chép kỹ những nội dung cơ bản hay vấn đề tâm đắc.
Kết quả học tập của học sinh năm vừa qua đã được nhà trường và phụ huynh đánh giá cao, nhưng bản thân cô vẫn chưa thấy hài lòng. Những ngày hè trước khi vào năm học mới, cô Hằng vẫn miệt mài nghiên cứu các modul bồi dưỡng và chiêm nghiệm thực tế dạy học năm qua để rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân, nhằm nâng cao chất lượng dạy học năm 2021-2022 hơn nữa.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy
Tại Trường Tiểu học thị trấn Bảo Lạc (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng), cô giáo Trần Thị Hương Quế cũng ứng dụng tối đa những phương pháp dạy học tích cực vào tổ chức bài dạy. Các học trò lớp 1 thường xuyên được cô tổ chức học thông qua trò chơi. Để tăng sự thoải mái, giúp học sinh hứng thú tham gia, cô để học trò tự điều hành; giáo viên chỉ đứng bên hướng dẫn, động viên.
Để học sinh dễ tiếp thu, ghi nhớ bài học, cô giáo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin chuyển tải kiến thức trong sách giáo khoa thành những hình ảnh trực quan sinh động.
Từ thời gian đầu phải “gồng mình” dạy học sinh (chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng, Mông) học tiếng Việt, sau 1 năm thực hiện chương trình phổ thông mới, các học trò trong lớp cô Quế đã đọc, viết tốt. Một số em có thể viết được 4-5 câu.
Kết quả này, ngoài nỗ lực của bản thân, còn nhờ một phần không nhỏ của công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình mới với một phương thức hoàn toàn mới khi giáo viên tự học thường xuyên với hỗ trợ của đội ngũ cốt cán tại địa phương.
Cô giáo cho hay, 3 modul bồi dưỡng thuộc chương trình ETEP (modul 1, 2, 3) đã giúp cô vận dụng được hiệu quả các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh vùng cao.
Hải Nguyên
Trong tháng 9 và tháng 10/2021, Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của các khối lớp 3, 7, 10.
" alt=""/>Giáo viên “làm chủ” phương pháp dạy học phát triển năng lựcVấn đề lớn nhất của U17 nữ Việt Nam là kinh nghiệm thi đấu quốc tế của cầu thủ. Không phải lúc nào cầu thủ trẻ cũng được thi đấu quốc tế như vậy nên đây là cơ hội tốt để các cầu thủ học hỏi.
U17 nữ Việt Nam đặt mục tiêu vào vòng chung kết, sau đó vào top 8, như vậy các cầu thủ có cơ hội đối đầu với những đối thủ mạnh hơn".
HLV Akira triệu tập 30 cầu thủ chuẩn bị cho vòng loại 2 giải bóng đá nữ vô địch U17 châu Á 2024. So với đợt tập trung trước, duy nhất Hà Thị Uyên là gương mặt mới được gọi lên tập trung đội tuyển lần này.
Về phía các đối thủ, HLV Raeanne Dower của tuyển U17 nữ Australia cho biết: "Việt Nam, Philippines và Australia đều có kết quả tốt tại World Cup vừa qua, đó là động lực để cầu thủ trẻ hi vọng ngày nào đó bước ra sân cỏ của đấu trường thế giới. Chúng tôi đặt mục tiêu cao cho vòng loại lần này".
HLV Sinisha Cohadzic của tuyển U17 nữ Philippines đánh giá:“Đội có 20 ngày chuẩn bị cho vòng loại, trong đó có 1 lần tập huấn 5 ngày tại Manila. Philippines dự World Cup vì thế chúng tôi cũng muốn đạt kết quả tốt tại vòng loại thứ 2 lần này".
Trong khi đó, HLV Mahbubur Rahman Litu của tuyển U17 nữ Bangladesh nói: “Cả 3 đối thủ đều mạnh, chúng tôi cố gắng hết sức để cống hiến trận đấu đẹp và có kết quả tốt nhất".
Manchester United được loan báo tổ chức các cuộc đàm phán với người đại diện của Arturo Vidal, hiện khoác áo Barcelona.
![]() |
MU được cho đàm phán hỏi mua Vidal |
Khi mà tương lai của Paul Pogba ở MU liên tục được đồn đoán, cùng với chấn thương dài hạn của Scott McTominay, HLV Solskjaer đang nỗ lực mang về 1 tiền vệ trong kỳ chuyển nhượng tháng 1/2020 này.
Theo Corriere della Sera, Arturo Vidal được xác định là bản hợp đồng tiềm năng cho Quỷ đỏ, không loại trừ khả năng rời Nou Camp.
Vidal hiện vẫn là một phần trong đội hình của HLV Ernesto Valverde ở Barca, tuy nhiên hơn một nửa trong số 73 lần ra sân của tiền vệ Chile là từ băng ghế dự bị.
Nguồn trên cho hay, MU đã gặp người đại diện Fernando Felicevich bàn về một thỏa thuận hợp đồng trị giá 17 triệu bảng.
Chelsea mất gần 27 triệu bảng vì sa thải HLV Conte
Chelsea phải trả tổng cộng 26,6 triệu bảng tiền bồi thường liên quan đến việc sa thải HLV Antonio Conte vào mùa hè 2018.
![]() |
Chelsea của ông chủ Abramovich tốn gần 27 triệu bảng vì sa thải HLV Conte hè 2018 |
HLV Conte bị ông chủ Abramovich cho ‘bay ghế’ vào tháng 7/2018, sau 2 năm cầm quân.
Cựu thuyền trưởng tuyển Italia dẫn dắt Chelsea đoạt chức vô địch Premier League 2017, sau đó giành thêm Cúp FA 2018 ở chung kết thắng MU.
Tuy nhiên, ông vẫn mất việc, dù còn 12 tháng trên hợp đồng, do Chelsea chỉ xếp thứ 5 Ngoại hạng Anh, không có vé dự Cúp C1.
Một người Italia khác được chọn thay Conte là Sarri, nhưng cũng chỉ trụ được ở Stamford Bridge được 1 năm.
Khi Chelsea sa thải Conte, một cuộc chiến pháp lý xảy ra và phần thắng thuộc về cựu thuyền trưởng Juventus. Kết quả, Chelsea phải tốn tổng cộng 26,6 triệu bảng bồi thường cho Conte, đội ngũ BHL cũng như chi phí pháp lý.
Tính đến nay, Chelsea tốn tổng cộng hơn 90 triệu bảng tiền bồi thường cho việc sa thải HLV, kể từ khi Abramovich nắm quyền sở hữu CLB vào năm 2004.
L.H
" alt=""/>Tin bóng đá 8