Nhiều người tham gia đấu giá biển số đã đăng ký tài khoản thành công trước đó đều không thể truy cập vào tài khoản, tình trạng nghẽn mạng xảy ra từ lúc 9h20 sáng, trước thời điểm đấu giá khoảng hơn 10 phút và sau thời điểm 10h sáng, trang web đấu giá biển số hiện thông báo quá tải.
Nhân buổi đấu giá biển số trực tuyến đầu tiên bất thành, đã có độc giả gửi thư về tòa soạn VietNamNet đóng góp ý kiến về phương thức tổ chức đấu giá biển số sau cho hiệu quả và hạn chế các sự cố xảy ra trong quá trình đấu giá.
Theo ý kiến của độc giả có tên Trương Vĩnh Hưng, hiện tại các trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới đều đã có hình thức đấu giá trực tuyến các sản phẩm được bày bán trên đó, vì vậy hình thức đấu giá biển số trực tuyến nên học theo cách của các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử, điển hình là eBay.
Cụ thể, mỗi biển số coi là một sản phẩm đấu giá và tiến hành theo cách thức đếm ngược, hết thời gian ai trả cao là trúng, ko ai trả thì cho lại vào kho để mọi người bốc biển. Các biển số được đưa lên trang đấu giá sẽ không cần giới hạn phiên hay số lượng biển đấu.
Còn nếu coi mỗi biển số như một tài sản và đấu giá kiểu truyền thống như hiện nay sẽ đòi hỏi phải mở phiên đấu với số lượng biển hạn chế. Điều này sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của người dân, những người đã sẵn sàng bỏ 40 triệu đồng để mua biển theo ý muốn có khi còn thu được tiền nhiều hơn đấu 1 vài cái biển siêu đẹp.
Thứ 2 việc mở theo phiên sẽ khiến mọi người phải đồng loạt truy cập vào cùng một thời điểm hữu hạn và truy cập liên tục sẽ gây tốn thời gian, nghẽn đường truyền và không thể đảm bảo 100% người tham gia đấu giá có mạng ổn định. Lúc đó đơn vị đấu giá sẽ liên tục đi giải quyết sự cố và không thể xử lý hết các sự cố. Việc lỗi kỹ thuật trong buổi đấu giá biển số đầu tiên là ví dụ.
Nói chung, nếu sử dụng cách thức đấu giá như hiện nay, tôi nghĩ đi sai hướng. Về vấn đề này, Bộ Công An cần có thêm các tư vấn của các đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ như FPT, Viettel chứ ko dựa vào một công ty đấu giá hợp danh như VPA với nền tảng và giải pháp đấu giá truyền thống, có phần lạc hậu, không thích ứng thực tế như hiện nay.
Chưa kể cho dù VPA có tạm ổn với kiểu đấu giá lạc hậu này thì với cách xây dựng nền tảng đấu giá trực tuyến như hiện tại, đơn vị này cũng cần có thêm sự đóng góp của chuyên gia bảo mật, thẩm định khả năng chống chịu của website với các đợt tấn công mạng vì chắc chắn sự kiện có sự thu hút của nhiều người như thế này có thể sẽ là sân chơi của các hacker mũ đen.
Độc giả Trương Vĩnh Hưng
Các bạn nghĩ sao về sự kiện đấu giá biển số xe trực tuyến? Còn những vấn đề gì mà bạn lo lắng về cách thức đấu giá biển số hãy để lại bình luận ở phía dưới hoặc có thể gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhận định, người nông dân là trung tâm của nông nghiệp và nông thôn, phải có tri thức mới thay đổi được. Bộ NN-PTNT đã và đang triển khai nhiều chương trình để thực hiện tri thức hóa nông dân, hình thành những không gian đưa tri thức đến với họ. Đây chính là hành trình thay đổi tư duy của người lãnh đạo, của các nhà khoa học để tri thức hàn lâm đi vào cuộc sống.
"Muốn thay đổi tư duy của người lãnh đạo và đội ngũ phải xây dựng văn hóa đọc, văn hóa học tập của tổ chức. Chúng ta hãy lấy tri thức của người khác qua những trang sách để làm giàu, nhân lên và chia sẻ nó. Cả cộng đồng, xã hội, một đơn vị cùng chia sẻ tôi nghĩ chúng ta sẽ hạnh phúc lắm, trù phù lắm!”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.
TS Giản Tư Trung - Chủ tịch sáng lập học viện quản lý PACE chia sẻ mô hình 5 bước: xác định cương vị của mình trong tổ chức; làm rõ công việc phải thực hiện khi ngồi ở cương vị đó; xác định cần có năng lực gì để làm tốt công việc; học gì để có được năng lực này; mình sẽ đọc gì?
“Tại vì sự đọc sẽ đi theo sự học, sự học đi theo năng lực, năng lực đi theo công việc, mà công việc sẽ đi theo cương vị. Khi mà xác định sự học, sự đọc rồi thì đọc sách gì cũng dễ dàng”, TS Giản Tư Trung giải thích.
TS Giản Tư Trung muốn gọi tên Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam là Ngày Tết đọc sách của người Việt.
Ông suy luận: "Mỗi năm chúng ta có ít nhất một ngày để suy tư về dân trí của chính mình, gia đình, tổ chức và xa hơn nữa là dân trí của dân tộc. Không có ngày Tết nàynhiều khi không có cớ để nghĩ về nó, đơn giản là sẽ không có tọa đàm hôm nay. Giống như Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói, nếu nghĩ rằng mình biết nhiều, đó là cái bẫy. Tại sao một đất nước 100 triệu dân, ngành xuất bản cũng rất phát triển nhưng trung bình mỗi người dân chỉ đọc 1, 2 cuốn ngoài sách giáo khoa? Đó chính là điều chúng ta phải suy ngẫm”.
Sách ở trong nhà trường quá ít
Chia sẻ văn hóa đọc đến bà con nông dân, đọc sao để đáp ứng được tình trạng thành thị hóa hiện nay là trăn trở của TS Vũ Dương Thúy Ngà - nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL).
“Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tác động đến tất cả lĩnh vực của đời sống, trong đó có việc đọc, thay vì giở cuốn sách ra bây giờ các bạn trẻ hướng tới dùng điện thoại thông minh, máy tính. Xu thế đọc nhanh và xem lướt khá phổ biến”, bà Ngà nêu thực trạng.
Tuy nhiên, TS Vũ Dương Thúy Ngà khẳng định, không phải đối tượng nào cũng đọc lướt, tra những thứ mà mình muốn biết trên Google, vẫn có nhiều người rất muốn đọc. Phát triển việc đọc bao giờ cũng là vấn đề đúng người, đúng nơi và tùy vào hoàn cảnh cụ thể.
“Hiện nay ở nông thôn, sách ở trong nhà trường quá ít, sách ở trong thư viện công cộng cũng không nhiều, phải làm thế nào đây? Tôi nghĩ, giải pháp là song hành, ngoài tài liệu in phải có cả tài liệu số mới đáp ứng yêu cầu”, TS Vũ Dương Thúy Ngà chia sẻ.
Năm nay, thay vì đem tới những mẫu xe điện giá rẻ, các hãng xe Trung Quốc như BYD, Xpeng, Changna, MG... đã tập trung những mẫu xe điện hạng sang và lựa chọn triển lãm ô tô Munich 2023 làm nơi đầu tiên ra mắt các mẫu xe mới.
Chẳng hạn như BYD với mẫu SUV hạng sang chạy điện Seal U, là mẫu xe điện thứ 6 của hãng tại thị trường châu Âu hay Avatr 11 - mẫu xe SUV cao cấp do Changan Automobile hợp tác cùng nhà cung cấp pin lớn nhất thế giới CATL và tập đoàn Huawei. Cả hai mẫu xe điện này có giá dự kiến không dưới 45.000 Euro (khoảng 1,16 tỷ đồng).
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh tại thị trường châu Âu là bởi họ nhận ra quá trình điện khí hóa tại khu vực này đang diễn ra nhanh chóng. Năm 2022, xe điện chiếm 15,1% doanh số bán ô tô mới tại 18 quốc gia châu Âu. Còn xe năng lượng mới hay còn gọi là plug-in hybrid (PHEV) cũng đã tăng 9,8%, chiếm 1/4 thị trường.
Đối với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, sự cạnh tranh ở thị trường châu Âu được xem là cơ hội để xe điện của họ được công nhận không chỉ nhờ mức giá bán thấp mà còn nhờ công nghệ và thiết kế, từ đó tác động tích cực đến doanh số bán hàng toàn cầu.
Hiện tại, giá xe điện đã trở thành vấn đề cạnh tranh then chốt ở châu Âu khi các nước trong khu vực này đang loại bỏ hoặc giảm trợ cấp cho xe điện vì họ cho rằng mục đích khuyến khích mua xe phần lớn đã được đáp ứng.
Thụy Điển đã loại bỏ trợ cấp vào tháng 11/2022, trong khi Anh đã quyết định chuyển ngân sách ban đầu dành cho trợ cấp mua xe điện sang cơ sở hạ tầng sạc điện. Đức cũng đang có kế hoạch giảm dần trợ cấp từ năm 2023 và loại bỏ hoàn toàn vào năm 2026. Do đó, khi chấm dứt trợ cấp, các hãng ô tô lớn buộc phải cạnh tranh về giá.
Một cuộc khảo sát của PwC Consulting vào tháng 6 cho thấy tỷ lệ chiết khấu dành cho xe điện ở Đức không bao gồm trợ cấp là 10,9%, tăng 1,5% so với tháng 5 và cao hơn so với các mẫu xe sử dụng động cơ đốt đang ở mức 10,3%. Tỷ lệ chiết khấu cho xe điện hạng sang có giá trên 65.000 Euro (khoảng 1,68 tỷ đồng) đạt 13,8%.
Điều này có thể đem lại những lợi thế cho các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, vốn đang định giá xe điện xuất khẩu sang châu Âu cao hơn 40-45% so với giá bán trong nước.
Một giám đốc điều hành của một hãng ô tô Trung Quốc nói với Nikkei rằng xe điện hạng sang sẽ có nhiều cơ hội giảm giá hơn, các mẫu xe của họ có chi phí cạnh tranh hơn nên các nhà sản xuất ô tô hiện đang ưu tiên xuất khẩu sang châu Âu thay vì thị trường nội địa.
Cũng trong sự kiện triển lãm, Thomas Ingenlath, Giám đốc điều hành của Polestar, một thương hiệu xe điện hạng sang của Geely tự tin tuyên bố mẫu Polestar 3 của họ đã chiến thắng đối thủ Porsche Taycan của Đức trong việc đáp ứng quá trình điện khí hóa.
Polestar 3 là dòng xe SUV chạy điện, được trang bị 2 động cơ điện hiệu suất cao, có phạm vi hoạt động lên tới 610km và sẽ tương thích với hệ thống lái tự động cấp 4 từ năm 2025. Chiếc xe sẽ có giá hơn 89.900 Euro (khoảng 2,32 tỷ đồng) tại thị trường châu Âu.
Theo Polestar, mức giá sẽ cao hơn vài nghìn Euro so với các mẫu xe điện tương tự của các nhà sản xuất ô tô Đức như BMW hay Audi, nhưng số lượng đơn đặt hàng lớn hơn rất nhiều, cho thấy họ hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các đối thủ đến từ châu Âu.
Ngoài sự áp đảo của các nhà sản xuất ô tô đến từ Trung Quốc, thương hiệu Tesla cũng lần đầu tiên góp mặt tại triển lãm ô tô Munich năm nay. Nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ đã giới thiệu phiên bản nâng cấp của mẫu Model 3 với phạm vi di chuyển được nâng cao mà họ dự định xuất khẩu sang thị trường châu Âu vào tháng 10 từ nhà máy sản xuất ở Thượng Hải.
Đây là lần xuất hiện hiếm hoi của Tesla nhằm mục đích mở rộng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng châu Âu bởi theo thông lệ, hãng xe điện của Mỹ thường tự tổ chức các sự kiện riêng của mình để công bố thông tin về các mẫu xe mới.
Với tư cách là chủ nhà, Hildegard Mueller, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp ô tô Đức (VDA), thừa nhận: “Chúng tôi đang mất đi khả năng cạnh tranh của mình". Đồng thời ông cho biết thêm rằng triển lãm ô tô Munich đã cho thấy 'áp lực cạnh tranh quốc tế cao' khiến các nhà sản xuất ô tô của Đức cần phải đầu tư nhiều hơn trong quá trình điện khí hóa.
Hiện tại, các nhà sản xuất ô tô Đức đang cố gắng củng cố chỗ đứng của mình bằng cách tung ra những chiếc xe điện đầu bảng thế hệ mới với mục tiêu nhắm đến phạm vi hoạt động dài hơn và hiệu quả cao hơn đồng thời giảm một nửa chi phí sản xuất.
Cụ thể, BMW đã mang đến triển lãm mẫu xe ý tưởng Vision Neue Klasse được cho là sẽ trở thành nền tảng thiết kế và công nghệ cho toàn bộ các mẫu xe của hãng từ năm 2025 trở đi. Hãng xe xứ Bavaria sẽ bắt đầu bán 6 mẫu xe, bao gồm cả sedan và SUV.
Thiết kế kiểu nguyên khối của BMW Vision Neue Klasse giúp chiếc xe có phạm vi hoạt động tăng 30% và hiệu suất cao hơn 25%, trong khi thời gian sạc lại ngắn hơn 30% so với bất kỳ mẫu xe điện hiện hành nào của hãng.
Mercedes-Benz cũng đã giới thiệu mẫu xe ý tưởng CLA Concept với phong cách ngoại hình của một chiếc coupe chạy điện. Đây là mẫu xe đầu tiên của thương hiệu "ngôi sao 3 cánh" sử dụng nền tảng khung gầm được phát triển dành riêng cho xe điện cỡ nhỏ và vừa. Xe có phạm vi di chuyển được công bố đạt 750km, dài hơn so với các đối thủ trong cùng phân khúc.
Theo Nikkei, Reuters
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!