Tại phiên chuyên đề “Tọa đàm kết nối cung – cầu nguồn nhân lực lĩnh vực ICT, dịch vụ du lịch”, các đại biểu tập trung thảo luận xoay quanh vấn đề kết nối cung – cầu nguồn nhân lực của hai ngành trọng điểm là công nghệ thông tin và du lịch.
![]() |
Phiên tọa đàm chuyên đề “Kết nối cung – cầu nguồn nhân lực lĩnh vực ICT, dịch vụ du lịch”, |
Phát biểu khai mạc phiên chuyên đề nguồn nhân lực lĩnh vực ICT, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng ngành CNTT của Đà Nẵng mới bắt đầu khoảng hơn 15 năm nhưng đã có các bước phát triển nhanh và vượt bậc. CNTT đã trở thành công cụ quan trọng trong hoạt động của các cấp chính quyền, đặc biệt trong cung cấp dịch vụ công. Trong 10 năm liên tiếp (2009-2018), Đà Nẵng liên tục đứng nhất chỉ số ứng dụng và phát triển CNTT toàn quốc (ICT Index), nền công nghiệp CNTT hình thành với gần 1000 doanh nghiệp, doanh thu năm 2018 là 25.200 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017, đóng góp 5% vào GRDP thành phố, tạo ra việc làm ổn định, chất lượng cao, trực tiếp cho 32.000 người với mức lương trung bình hơn 15 triệu đồng/người/tháng, gấp khoảng 2,5 lần thu nhập bình quân tính chung cho các ngành và toàn thành phố.
“Mặc dù ngành CNTT của Đà Nẵng phát triển nhanh, có những thành tích, con số ấn tượng như trên và có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ngành CNTT vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Chính vì vậy, Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/11/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định Đà Nẵng cần ưu tiên nguồn lực, chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn, trong đó có ngành CNTT,” ông Lê Trung Chinh nói.
Theo báo cáo của Sở TT&TT Đà Nẵng, hiện nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng nhiều khu CNTT, Khu Công viên phần mềm đang hoạt động và chuẩn bị đưa vào hoạt động, cần rất nhiều nguồn nhân lực CNTT. Khu FPT Complex hiện có 3.500 người làm việc; đang hướng đến mục tiêu 10.000 nhân lực, trung bình mỗi năm cần cung cấp hơn 3.000 nhân lực CNTT; Khu Công viên phần mềm số 2 (5 ha) được quy hoạch để phục vụ cho từ 6.000-8.000 nhân lực CNTT làm việc; Khu CNTT tập trung Đà Nẵng vừa khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 29/3/2019, ước tính đến 2025 cần khoảng 10.000 người làm việc; Khu Công viên phần mềm số 1 mở rộng (Hòa Xuân, Cẩm Lê) được quy hoạch để phục vụ cho 12.000 nhân lực CNTT làm việc.
Nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng rất lớn. Tuy nhiên, các đại biểu tham gia tọa đàm cho rằng nguồn nhân lực CNTT đang bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, rơi vào tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, mâu thuẫn cung - cầu khá nghiêm trọng, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, số lượng và chất lượng đào tạo chưa tiệm cận được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, tại tọa đàm này, nhiều ý kiến được nêu ra để cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cùng tìm kiếm giải pháp rút ngắn khoảng cách cung-cầu lao động CNTT.
" alt=""/>Đà Nẵng: Tìm giải pháp kết nối cung"Chúng tìm thấy một chiếc điện thoại di động trên người cháu tôi", Fatima, một phụ nữ sinh ra và lớn lên tại Mosul (Iraq) nói. "Chúng trói thằng bé vào cột, đổ xăng lên người và thiêu sống nó".
Không chỉ riêng cô ấy, hầu như tất cả mọi người ở Mosul đều mất một vài người thân trong những năm qua. Nơi này đã bị tàn phá nặng nề, đầu tiên là từ nhà nước hồi giáo IS, sau đó là các lực lượng liên minh đã lật đổ những kẻ khủng bố và cuối cùng từ các vụ đánh bom liều chết mà IS nhắm vào dòng người tị nạn. Ngày 4/6/2014 đánh dấu cột mốc tối tăm của vùng đất này.
Quân đội treo cờ đen của IS đã tiếp cận thành phố, chúng chỉ mất 6 ngày để chiếm văn phòng thị trưởng, kiểm soát mạng lưới truyền hình, đài phát thanh và làm chủ sân bay. Nhiều cảnh sát, binh lính, quan chức chính phủ đã rời bỏ vị trí và tháo chạy khi IS đến.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng giành được thành phố lớn thứ 2 Iraq một cách dễ dàng. Đến ngày 10/6, quyền kiểm soát nơi này đã rơi vào tay IS. Các chiến binh thoải mái đi lại trên phố.
Vài tuần sau, thủ lĩnh IS, Abu Bakr al-Baghdadi bắt đầu áp đặt chính sách cai trị hà khắc xuống khu vực. Để giành chiến thắng trên mặt trận tuyên truyền, chúng ngắt kết nối Internet. Người dân vẫn lén lút truy cập mạng 3G, tuy nhiên hành động này bị trừng phạt tàn nhẫn nếu bị phát hiện.
"Trong nhiều năm, có cảm giác như chúng tôi đã đi lùi, quay trở lại thời kỳ đồ đá", Fatima nói.
![]() |
Thủ lĩnh IS, Abu Bakr al-Baghdadi đã cấm toàn bộ Internet tại Mosul. Ảnh: Point. |
Lực lượng IS lùng sục khắp thành phố khoảng 1 triệu dân để tìm thẻ SIM điện thoại, TV và thiết bị thu sóng vệ tinh. Chúng đánh dấu những nơi đã tìm kiếm qua bằng nước sơn lá cây.
Jamal, một chủ cửa hàng 47 tuổi sống tại Mosul cho biết: "Bất cứ ai bị bắt gặp đang nói chuyện điện thoại hay cầm điện thoại trên tay đều bị IS tịch thu".
Ali, một thợ cơ khí 25 tuổi đến từ Mosul, có một câu chuyện tương tự như Fatima. "Anh tôi bị xử tử vì sử dụng điện thoại di động". Anh trai của Ali sống ở quận Wadi Hajar, nơi có truyền thống trung thành với quân đội Iraq. IS thường xuyên đột kích vào khu vực này, tìm kiếm một cái cớ để giết người.
"Họ tập hợp chúng tôi trong nhà thờ Hồi giáo, trường học và xâm nhập tất cả các ngôi nhà trong khu phố," Ali nói. "Một ngày nọ, khi tìm thấy chiếc điện thoại trong nhà của anh trai tôi, mặc dù nó không có thẻ SIM, chúng đã xử bắn anh ấy bằng nhiều phát súng".
Trong nhiều năm, hầu hết người dân Mosul đều không thể truy cập Internet, không biết về những gì đang xảy ra bên ngoài thành phố, không biết người thân đã trốn thoát có an toàn, không biết liệu đội quân giải phóng khi nào sẽ đến.
"Chúng tôi bị cô lập khỏi thế giới", Fatima nói. "Chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi thường đi ngủ mà không chắc là mình sẽ sống vào buổi sáng. Vào ban ngày, chúng tôi không chắc là mình sẽ sống vào buổi tối. Bọn họ khiến chúng tôi sống trong nỗi kinh hoàng, sợ hãi, hủy diệt, chết chóc, bệnh tật và đói khát". Những người khác cũng rơi vào tình trạng như vậy. Jamal nói: "Chúng tôi cảm thấy bị cô lập và mất kết nối với toàn bộ thế giới".
Trái ngược với cuộc chinh phạt Mosul của IS, khi cuộc chiến giải phóng thành phố diễn ra vào năm 2017, kéo dài suốt 10 tháng trời đầy thảm khốc. Toàn bộ nơi này bị phá hủy, những dãy phố cổ rộng lớn chỉ còn là đống gạch vụn, hầu hết nhà cửa đổ nát, chi chít vết đạn. Không còn bất kỳ nơi an toàn nào để sống.
![]() |
Một góc đổ nát của Mosul sau khi các lực lượng liên minh đánh bật IS khỏi thành phố này. Ảnh: Engadget. |
Trường đại học tại Mosul, một trong những cơ sở giáo dục tốt nhất của thế giới Ả Rập trước đây cũng tan hoang sau chiến sự. Nhiều tòa nhà sụp đổ hoàn toàn, số còn lại thì hư hỏng nặng đến mức không thể sửa chữa, sách trong thư viện bị đốt phá.
Mọi người rất muốn cuộc sống trở lại như cũ, ngay cả khi tình trạng của thành phố nhắc nhở rằng nơi đây chưa thể nhanh chóng bình thường. "Bóng ma" IS vẫn đe dọa bằng các vụ đặt bom khủng bố, bắt cóc con tin.
Nhưng kết nối Internet cơ bản được thiết lập trở lại, giúp cho người dân Mosul cảm thấy bớt bị cô lập hơn, ít nhất họ có thể kiểm tra tình trạng người thân và cập nhật được cuộc sống bên ngoài thành phố.
Jamal nói: "Khi Internet và điện thoại di động quay trở lại, cuộc sống đã trở lại". "Chúng tôi không biết liệu họ còn sống hay không", Ali nói. "Tôi cảm thấy rất vui khi kiểm tra lại Facebook và liên lạc với bạn bè".
Fatima truy cập mạng xã hội ngay khi IS biến mất. Cô bắt đầu thêm ngẫu nhiên những người chưa từng quen để kết nối lại với thế giới. Facebook cũng là một trong những nền tảng tin tức phổ biến nhất tại thế giới Ả Rập và mạng xã hội này thường là nơi đầu tiên loan tin các sự kiện diễn ra hàng ngày.
![]() |
Người dân sống tại Mosul vẫn lo sợ nguy cơ IS quay trở lại. Ảnh: Point. |
Điều khiến Fatima hài lòng nhất sau khi kết nối lại với thế giới là việc mua sắm trên Internet. "Tôi đã rất ngạc nhiên khi có thể đặt hàng trực tuyến và nó được giao tận nhà. Điều này không tồn tại ở Mosul trước khi cuộc chiến diễn ra", cô nói.
Nhưng Internet, cùng với khả năng kết nối của nó, không thể lấy đi nỗi sợ hãi. Mọi người vẫn nơm nớp lo sợ chủ nghĩa khủng bố quay lại. "Chúng tôi rất sợ thức dậy vào một ngày nào đó và chứng kiến bọn chúng quay trở lại" Fatima nói. "Chúng sẽ giết tất cả chúng tôi. Tôi thề, nếu quay lại, chúng sẽ giết tất cả chúng tôi".
Chiếc tay cầm Google Stadia có cấu trúc phím khá giống tay cầm Xbox, với điểm đặc biệt là nó sẽ kết nối với các máy chủ của Google qua Wi-Fi để có trải nghiệm độ trễ thấp nhất, không bị lag khi chơi game. Có vẻ Google đã tìm ra “chìa khoá” cho việc bị lag khi chơi stream game. Bộ điều khiển cũng có nút Google Assistant tích hợp và nút Chia sẻ để tải game bạn đang chơi trực tiếp lên YouTube.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một tay cầm chơi game khác như Xbox One, Playstation 4. Tuy nhiên độ trễ khi trải nghiệm game sẽ lớn hơn.
Trò chơi
Một trong những trò chơi đầu tiên sẽ được hỗ trợ là DOOM Eternal. Game này có thể chơi được ở độ phân giải 4K, 60 khung hình/giây. Mỗi người dùng chơi trò chơi sẽ có GPU chuyên dụng của riêng họ. Chưa có thêm tựa game nào được giới thiệu, Google vẫn không tiết lộ danh sách các tựa game có sẵn.
Hiệu suất
Rõ ràng, hiệu suất là một vấn đề lớn khi nói đến các loại dịch vụ này. Khi ra mắt, Stadia sẽ hỗ trợ chơi trò chơi ở độ phân giải 4K và 60 khung hình/giây, trong tương lai họ sẽ hỗ trợ chất lượng lên đến 8K, 120 khung hình/giây.
Họ đã hợp tác với AMD để xây dựng GPU tùy chỉnh cho trung tâm dữ liệu của họ. GPU có khả năng tính toán 10,7 teraflops (Playstation 4 Pro chỉ đạt 4,2 teraflops).
Nhà phát triển
Như với bất kỳ nền tảng nào, các nhà phát triển sẽ đóng một vai trò lớn trong thành công của Stadia. Google đang cố gắng giúp các nhà phát triển dễ dàng đưa các trò chơi lên nền tảng này. Các nhà phát triển không còn cần phải lo lắng về việc xây dựng trò chơi của họ cho các yêu cầu phần cứng cụ thể. Và bất kỳ trò chơi nào có sẵn trên Stadia đều có thể chơi ngay lập tức trên vô số thiết bị.
Trung tâm dữ liệu của Google có thể chia tỷ lệ các trò chơi để phù hợp với thiết bị mà người chơi đang sử dụng. Google cũng sẽ chọn các nhà phát triển để nhận phần cứng phát triển miễn phí.
Chi tiết ra mắt
Google đã không chia sẻ nhiều thông tin về chi tiết ra mắt và giá cả. Dịch vụ sẽ ra mắt tại Mỹ, Canada và hầu hết châu Âu trong năm nay.
An Nhiên
Tại Trung Quốc, livestream đang trở thành 1 hình thức giải trí phổ biến. Ước tính có hơn 900 streammer và hơn 10 triệu người dùng đang hoạt động, kiếm hàng tỷ USD từ livestream giải trí - 1 sự pha trộn giữa thương mại điện tử và giải trí.
" alt=""/>Tìm hiểu dịch vụ stream game Google Stadia