Cụ thể, HTC U Ultra Play được giảm giá từ 6 triệu xuống chỉ còn 3 triệu đồng. HTC U Ultra cũng có giá sốc không kém khi giảm 50%, từ 11 triệu xuống chỉ còn 5,5 triệu đồng. Với U Ultra Sapphire, mức giá của mẫu điện thoại này là 6 triệu đồng dù từng bán với giá 21,5 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên tính từ đầu năm nay, thị trường di động chứng kiến mức giảm sốc như vậy.
Trong số 3 mẫu điện thoại được giảm giá, HTC U Ultra Sapphire là mẫu máy hot nhất khi sở hữu màn hình kính sapphire chống xước cùng bộ nhớ trong lên tới 128 GB. Đây cũng là điểm khác biệt lớn giữa U Ultra Sapphire và HTC U Ultra. Do có mức chênh lệch chỉ 500.000 khi giảm giá, HTC U Utra Sapphire hấp dẫn hơn hẳn so với U Ultra.
Với HTC U Ultra, mẫu điện thoại này từng là bom tấn của HTC hồi năm ngoái. Ở thời điểm mở bán hồi tháng 3, giá HTC U Ultra tại Việt Nam lên tới 18,5 triệu đồng. Với mức giá như hiện tại, HTC U Ultra đã giảm tới 70% giá trị chỉ sau một năm mở bán. Đây là một bất ngờ lớn khi giá bán của U Ultra giờ đây chỉ ngang với những mẫu điện thoại tầm tầm bậc trung.
HTC U Ultra có khả năng chụp ảnh rất tốt với camera sau 12 Mpx và camera selfie 16 Mpx. Sở hữu cấu hình mạnh với màn hình Quad HD 5,7 inch, chip Snapdragon 821, RAM 4GB, bộ nhớ 64GB cùng pin 3.000 mAh, U Ultra đánh bại tất cả mọi đối thủ trong tầm giá 6 triệu đồng. Mẫu máy này cũng được đánh giá cao nhờ phong cách thiết kế Liquid Surface với phần mặt lưng phản chiếu ánh sáng đẹp mất.
Với chiếc smartphone còn lại là HTC U Play, mẫu máy này từng không được đánh giá cao ở ngày đầu mở bán do mức giá lên tới 11,49 triệu đồng. Thế nhưng, với giá bán chỉ 3 triệu đồng, giờ đây mẫu điện thoại màn hình Full HD, RAM 3GB cùng camera 16 “chấm" đã trở thành món hàng được săn đuổi trên thị trường di động.
Trọng Đạt
AI (trí tuệ nhân tạo) đánh bại 20 luật sư hàng đầu nước Mỹ; Galaxy S9 và Galaxy S9+ đe doạ vị thế iPhone X; Ồ ạt nạp thẻ cào khuyến mại "khủng" lần cuối,... là những tin nổi bật trong Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt=""/>HTC U Ultra giảm giá tới 50%, gây sốc toàn thị trường di độngTrao đổi tại sự kiện tọa đàm ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác điều trị, khám chữa, quản lý bệnh viện và công bố giải pháp FPT.eHospital phiên bản mới được FPT tổ chức chiều nay, ngày 19/3/2018, PGS.TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Y tế nhận định, CNTT ngày nay đang phát triển rất mạnh mẽ, len lỏi vào từng góc cạnh của đời sống, thậm chí là trong túi áo, túi quần mọi người cũng đều có vật dụng ứng dụng CNTT. Giờ đây nếu một ngày nào đó không có thiết bị CNTT, có lẽ chúng ta sẽ không chịu được. CNTT đang chi phối mọi hoạt động của xã hội và ngành Y tế cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế phát triển của CNTT.
Theo ông Trần Quý Tường, ứng dụng CNTT có thể phân thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là ứng dụng trong các thiết bị y tế như công nghiệp dược, có nhiều máy móc hiện đại và hiện đang phát triển rất mạnh các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán, điều trị… Mảng thứ hai là ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành hoạt động y tế. Thị trường y tế hiện nay rất phong phú.
Thời gian vừa qua, ngành y tế cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong ứng dụng CNTT quản lý ngành. Phải nói rằng, với hai năm 2016 - 2017, Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã kết nối được 99,5 % cơ sở khám chữa bệnh với hệ thống giám định Bảo hiểm Y tế. “Trong khi đó Nhật Bản - Hàn Quốc mất khoảng 10 - 20 năm, Việt Nam chúng ta chỉ mất 2 năm để triển khai. Một mặt là do chúng ta làm sau, có kinh nghiệm, khắc phục được tất những tồn tại, hạn chế mà các nước triển khai trước đã gặp phải. Lý do thứ hai là hệ thống của chúng ta là hệ thống thống nhất tập quyền từ Trung ương đến địa phương. 95% hệ thống y tế của Việt Nam là công lập; trong khi tại Nhật, Hàn Quốc 90% hệ thống y tế là tư nhân”, ông Tường cho hay.
Người đứng đầu Cục CNTT, Bộ Y tế chia sẻ thêm: “Khi chúng tôi bắt đầu triển khai, nhiều chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản khuyên chúng tôi chưa nên triển khai bệnh án điện tử. Các bạn Nhật Bản nghiên cứu rất kỹ, rất thận trọng và đã khuyến cáo Việt Nam chưa thể thành công. Ngay đến tận giờ, các bạn Nhật Bản vẫn khuyên Việt Nam chưa nên triển khai bệnh án điện tử. Thế nhưng chúng ta vẫn làm được!”.
Ông Trần Quý Tường cũng cho biết, ngành y tế đã tiếp cận CNTT từ rất sớm. Ngay từ những năm 2000, ngành y tế đã tiếp cận với CNTT và có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về CNTT, như thành lập Ban chỉ đạo khắc phục sự cố Y2K. Đến nay, có thể nói ngành y tế là một ngành có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu chuyên môn về ứng dụng CNTT đi sớm và tương đối đầy đủ.
" alt=""/>99,5% cơ sở khám chữa bệnh đã kết nối với hệ thống giám định Bảo hiểm Y tế