Lao động kỹ thuật có tay nghề là lực lượng TPHCM thiếu nhiều nhất (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn).
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, việc biến động lao động trong các doanh nghiệp tại TPHCM là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Ước tính cứ bình quân doanh nghiệp tuyển mới 3 lao động thì có 2 lao động đang làm việc trước đó di chuyển đến nơi khác.
TPHCM cũng là nơi tập trung rất đông cơ sở đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp, hầu hết thanh niên đến thành phố học tập đều ở lại nơi đây tìm kiếm việc làm. Hằng năm, TPHCM cần bố trí việc làm cho hơn 300.000 người, trong đó gần 100.000 người là sinh viên, học sinh tốt nghiệp đại học và trên 200.000 tốt nghiệp các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Theo ông Trần Anh Tuấn, với nguồn cung nhân lực lớn và tỷ lệ biến động cao, sự cân đối giữa nguồn cung và nhu cầu là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả tận dụng nguồn lực lao động.
Ông Tuấn cho biết: "Dù thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc khảo sát, thông tin và định hướng phát triển các ngành nghề cho cân đối nhưng thực tế cho thấy hiện vẫn còn nhiều nút thắt khiến ngành nhân lực mất cân đối. Trong đó có 2 nghịch lý lớn nhất là tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề".
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM (Ảnh: Tùng Nguyên).
Thứ nhất là mất cân đối trong cơ cấu trình độ nghề diễn ra khá phức tạp. Khảo sát cho thấy nhu cầu lao động trình độ đại học tại TPHCM hằng năm là 18-22%, trong khi trình độ cao đẳng và trung cấp là hơn 50% nhưng cơ cấu nguồn cung lại khác hẳn.
Tuy nhiên, trong tổng số người có nhu cầu tìm việc thì hơn 60% là có trình độ đại học trở lên. Trong nhóm lao động trình độ đại học tìm việc có hơn 70% là sinh viên, học sinh các tỉnh thành phố khác đến học tập, tốt nghiệp và có nhu cầu ở lại thành phố làm việc.
Thứ hai là dù thành phố đang rất thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Đó là nhân lực cho 4 ngành công nghiệp chủ lực và 9 ngành dịch vụ trọng yếu, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh.
Thống kê nhu cầu tuyển dụng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm dịch vụ việc làm TPHCM trong tháng 10 cũng cho thấy, nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật không bằng cấp của doanh nghiệp thành phố rất lớn, chiếm hơn 34% tổng nhu cầu lao động toàn thị trường.
Nhu cầu lao động trình độ đại học trong tháng 10 rất thấp, chỉ đạt gần 8% tổng nhu cầu lao động. Số còn lại là nhu cầu lao động có trình độ nghề (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chứng chỉ nghề).
Về cơ cấu ngành nghề, có những ngành cần hàng ngàn lao động nhưng nguồn cung rất ít. Có những ngành doanh nghiệp không cần lao động lại có rất nhiều nhân lực trình độ cao đang tìm kiếm việc làm.
Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ tại TPHCM trong tháng 10/2024 (Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM).
Theo ông Trần Anh Tuấn, công việc thống kê, dự báo thị trường; sau đó truyền thông và định hướng người lao động chọn ngành, chọn nghề, chọn trình độ nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố là rất quan trọng.
Ông nói: "Làm thế nào để tạo được nguồn nhân lực bảo đảm được các vị trí nòng cốt, ổn định trong doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm công tác chuyển giao công nghệ là điều mà TPHCM cần quan tâm".
" alt=""/>2 nghịch lý lớn của thị trường lao động TPHCMMột vụ phóng thử tên lửa của Nga (Ảnh: Sputnik).
"Pháp và Anh đã quyết định giúp Ukraine sử dụng tên lửa có độ chính xác cao và họ sẽ phải trả giá cho điều đó. Moscow sẽ đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Nga", ông Mikhail Ulyanov, Đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Vienna cho biết, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al Mayadeenhôm 23/11.
"Những gì Nhà Trắng đã làm là rất nguy hiểm và người đưa ra quyết định này hoàn toàn nhận thức được hậu quả tiêu cực của nó", ông Ulyanov nói thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng chỉ trích tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot về việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Pháp để tấn công lãnh thổ Nga. Bà Zakharova chỉ trích sự hỗ trợ này "không phải là giải cứu mà là kết liễu".
Theo bà Zakharova, lập trường như vậy của Pháp chẳng những không giúp ích cho Ukraine mà còn làm xấu đi vị thế của nước này trong cuộc xung đột hiện tại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng việc cung cấp vũ khí tầm xa góp phần làm leo thang hơn nữa, cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả tàn khốc cho chính Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn do đài BBCphát sóng, Ngoại trưởng Barrot cho biết Pháp "không đặt ra và thể hiện lằn ranh đỏ" về sự ủng hộ đối với Kiev, và các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào lãnh thổ Nga có thể được Ukraine thực hiện "theo logic tự vệ".
Pháp đã cung cấp cho Ukraine các tên lửa hành trình SCALP-EG và Kiev đã sử dụng các tên lửa này để tấn công các mục tiêu ở Crimea và 4 khu vực mà Nga đã tuyên bố sáp nhập vào năm 2022.
SCALP-EG, được gọi là Storm Shadow ở Anh, là tên lửa hành trình phóng từ trên không của Anh - Pháp có tầm bắn tối đa 550km.
Bình luận của Ngoại trưởng Barrot được đưa ra một ngày sau khi quân đội Ukraine xác nhận tên lửa Storm Shadow đã được sử dụng lần đầu tiên trong một cuộc tấn công vào khu vực Kursk của Nga, nơi quân đội Ukraine đã tiến hành chiến dịch đột kích từ đầu tháng 8. Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 2 tên lửa của Anh.
Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã "bật đèn xanh" để Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất trong các cuộc tấn công tầm xa vào Kursk.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 5 tuyên bố ông sẽ cân nhắc cho phép sử dụng tên lửa SCALP-EG tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Đầu tuần này, Ngoại trưởng Barrot nói rằng Tổng thống Macron vẫn để ngỏ ý tưởng này.
Nga đã đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS và Storm Shadow bằng cách phóng tên lửa siêu vượt âm mới vào cơ sở công nghiệp quân sự tại thành phố Dnepropetrovsk của Ukraine.
Tên lửa mới có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đã bắn nhiều đầu đạn vào cơ sở ở Ukraine với tốc độ cực nhanh. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa mới và đưa vào kho vũ khí của Nga trong những tháng tới.
Các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik mới của Nga có tầm bắn khoảng 3.000-5.000km. Với tầm bắn như vậy, Oreshnik có thể vươn đến hầu hết châu Âu.
Ông Putin cáo buộc Mỹ và NATO cố tình leo thang xung đột, đồng thời tuyên bố Nga sẽ đạt được tất cả các mục tiêu quân sự bất kể Kiev sử dụng hệ thống vũ khí nào.
" alt=""/>Nga cảnh báo Anh, Pháp phải trả giá vì "cởi trói" vũ khí cho UkraineÔng Nhủ là chủ trang trại nuôi tôm công nghệ cao rộng 18ha. Năm vừa qua, ông thu hoạch 400 tấn tôm thương phẩm, đạt tổng doanh thu 45 tỷ đồng, lãi hơn 20 tỷ đồng, trở thành nông dân làm ăn có lãi nhiều nhất cả nước.
Trở thành tỷ phú nhưng ông Nhủ vẫn giữ nguyên chất nông dân của mình, vẫn cùng làm, thu hoạch tôm với nhân công (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Dù vậy, ông Nhủ cho biết xuất phát điểm của ông chỉ là một người làm muối, ăn bữa nay lo bữa mai. Cuộc sống gia đình chỉ tốt lên khi ông chấp nhận rủi ro, mạnh dạn phá ruộng muối để làm ao tôm.
Tỷ phú nông dân kể, là con út, ông được thừa hưởng 2ha ruộng muối cha mẹ để lại. Mảnh đất nằm ngay cửa sông Ba Lai, thấp trũng, đường vào khó khăn nên không có nhiều giá trị.
Thời gian đầu, ông Nhủ nối nghiệp cha mẹ, tiếp tục làm muối. Nhưng nghề muối thu nhập thấp, lại bấp bênh, có những năm làm chẳng đủ ăn.
Ông Nhủ nhớ lại, những năm 2000 là thời gian làm muối khó khăn nhất, thời tiết bất lợi nên sản lượng giảm, giá lại thấp. Nhưng cũng cơn bĩ cực đó đã ép ông phải thay đổi.
"Năm 2010, vì làm muối quá khó khăn, tôi đánh liều phá một phần ruộng muối để đào ao nuôi tôm. Mấy năm đầu nuôi rất trúng, nên năm 2014 tôi chuyển toàn bộ 2ha ruộng muối thành ao tôm", ông Nhủ kể.
Năm vừa qua, ông Nhủ bán ra thị trường khoảng 400 tấn tôm, thu lãi trên 20 tỷ đồng (Ảnh: NVCC).
Tuy nhiên khi ông Nhủ quyết định ăn thua với con tôm cũng là lúc thách thức của nghề nuôi tôm ập đến. Thiếu kiến thức, ít kinh nghiệm, nuôi tôm ao đất lại rủi ro cao, dịch bệnh dẫn đến việc nhiều vụ tôm ông Nhủ mất trắng.
"Không dễ ăn chút nào, có những năm một vụ trúng thì 3 vụ lỗ, cũng có lúc vì nuôi tôm mà nghèo hơn lúc còn làm muối", ông nông dân nói.
Ông nông dân ngoài 40 tuổi đi học nghề
Nhưng trong những ngày khó khăn nhất, ông Nhủ vẫn tin con tôm mới là "cửa sáng". Hơn nữa ruộng muối có thể đào thành ao tôm, nhưng ao tôm thì không làm lại thành ruộng muối được, tình thế buộc ông nông dân phải tiếp tục đầu tư để đi đường dài với con tôm.
Để khắc phục khó khăn, ông Nhủ quyết tâm đi học kỹ thuật nuôi tôm khi đã ngoài 40 tuổi. Năm 2017, ông bắt đầu từng bước chuyển đổi từ nuôi tôm ao đất sang nuôi ao bạt, sử dụng nhiều máy móc, áp dụng kỹ thuật chăm sóc tôm nhiều giai đoạn.
Với kỹ thuật mới, ao tôm của ông Nhủ có hiệu quả kinh tế hơn hẳn, giảm chi phí thức ăn, thuốc men, tôm lại gần như không dịch bệnh, chất lượng cao nên được giá.
Trang trại của ông Nhủ đang giải quyết việc làm cho 18 lao động (Ảnh: NVCC).
"Khi ao tôm được che chắn tốt thì không còn nguồn dịch bệnh xâm nhập nữa. Các chỉ số môi trường, chất lượng nước, sức khỏe tôm đều được theo dõi hàng ngày và có thể can thiệp nhanh chóng. Nhờ đó mà tỷ lệ vụ nuôi thắng lên đến 95%", ông Nhủ chia sẻ.
Trước đây, ông Nhủ còn phải tự đi kiểm tra màu nước, đo pH hồ nuôi. Nhưng mấy năm nay ông nông dân đã lắp đặt hệ thống theo dõi ao tôm tự động, hệ thống máy cho tôm ăn tự động. Nhờ đó mà không còn lo nắng mưa, ông Nhủ thản nhiên ngồi ở nhà mà vẫn sát sao được toàn bộ trang trại.
Chỉ từ 2ha đất ban đầu, sau những vụ tôm trúng liên tiếp, ông Nhủ không ngừng mua thêm đất, mở rộng trang trại. Trang trại càng rộng, quy mô càng lớn ông lại càng dễ áp dụng công nghệ mới, có điều kiện đàm phán được giá thức ăn cho tôm và giá bán tôm tốt hơn, hiệu quả kinh tế càng cao.
Cán bộ Hội Nông dân xã Bảo Thạnh cho biết, ông Út là người tiên phong ở huyện Ba Tri xây dựng trang trại nuôi tôm công nghệ cao.
Trang trại nuôi tôm của ông Út đang giải quyết việc làm cho 18 lao động địa phương, với mức lương 9 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, ông Út cũng trích một phần lợi nhuận đóng góp cho các hoạt động xây dựng giao thông, xây nhà tình nghĩa và hỗ trợ người nghèo của địa phương.
" alt=""/>Doanh thu 45 tỷ đồng, lãi 20 tỷ, nông dân giỏi nhất nước kể chuyện làm giàu