Nghiên cứu đã xác định 4 nguồn chính mà từ đó trẻ em có được hiệu quả bên trong:
1. Trải nghiệm thành công ở mức độ phù hợp: Trẻ xây dựng năng lực bên trong bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ thử thách chúng ở mức độ phù hợp. Cha mẹ nên tạo cơ hội cho con mình thành công đồng thời khuyến khích chúng dần dần vượt ra khỏi vùng an toàn của mình.
2. Quan sát người khác thành công:Trẻ nên được truyền cảm hứng và động lực khi nhìn thấy những người khác giống mình đạt được thành công. Điều cần thiết là cha mẹ phải cho con mình tiếp xúc với những hình mẫu đa dạng, có chung đặc điểm hoặc sở thích, củng cố niềm tin rằng thành công hoàn toàn có thể đạt được.
3. Suy ngẫm về những gì đạt được trong quá khứ: Nhắc nhở trẻ về những thành tích trong quá khứ giúp củng cố sự tự tin vào khả năng của chúng. Khuyến khích một câu chuyện tích cực về những thành công trong quá khứ góp phần nâng cao ý thức về năng lực và khả năng của trẻ.
4. Duy trì sự điều tiết cảm xúc: Một trạng thái tinh thần bình tĩnh và tập trung giúp trẻ giải quyết các thử thách một cách hiệu quả. Dạy trẻ các kỹ thuật chú ý hiện tại và thư giãn sẽ trang bị cho chúng những kỹ năng đối phó cần thiết để kiểm soát căng thẳng và lo lắng.
Để giúp trẻ trau dồi nội lực, cha mẹ có thể áp dụng một số chiến lược:
1. Khuyến khích nỗ lực hơn là hoàn thiện ngay lập tức: Nhấn mạnh giá trị của nỗ lực và sự kiên trì thay vì mong đợi thành tích hoàn hảo. Dạy trẻ rằng sự tiến bộ đến từ nỗ lực không ngừng và học hỏi từ những sai lầm.
2. Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng: Thay vì chỉ ra lỗi, hãy hướng dẫn trẻ hiểu và sửa lỗi. Đưa ra lời giải thích rõ ràng, đặt câu hỏi thăm dò và củng cố các kỹ năng đã học trước đó để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và phát triển.
3. Đưa ra những lời khen ngợi cụ thể và chân thành: Ghi nhận và khen ngợi những nỗ lực, sự sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề thực sự của trẻ. Lời khen ngợi cụ thể sẽ củng cố những hành vi tích cực và khuyến khích trẻ phát huy thành tích của mình.
4. Làm nổi bật tư duy chiến lược: Giúp trẻ nhận biết các chiến lược và hành động dẫn đến thành công. Kết nối hành động của trẻ với kết quả, dù tích cực hay tiêu cực, để thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về nguyên nhân và kết quả.
Bằng cách truyền sức mạnh nội tâm cho trẻ, cha mẹ trao quyền cho con cách vượt qua những thử thách trong cuộc sống bằng sự tự tin và kiên cường. Ngày nay, theo TS Aliza Pressman, các bậc cha mẹ nên ủng hộ cách tiếp cận toàn diện trong việc nuôi dạy con cái, ưu tiên nuôi dưỡng các kỹ năng thiết yếu như hiệu quả bên trong bên cạnh sự phát triển về mặt học thuật và tương tác xã hội.
Tử Huy
“Hai tàu INS Kamorta và INS Shivalik đã cập cảng TP.HCM, như một phần hoạt động hợp tác quốc phòng song phương cũng như tăng cường hơn nữa mối quan hệ bền chặt giữa hải quân hai nước. Đây cũng là mốc đánh dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ”, thông cáo của Hải quân Ấn Độ cho hay.
Theo các hình ảnh được Hải quân Ấn Độ công bố, thủy thủ đoàn hai chiến hạm của Ấn Độ trong chuyến thăm lần này đã có nhiều hoạt động giao lưu với các binh sĩ thuộc Hải quân Việt Nam; đi thăm một số danh thắng ở TP.HCM; tiến hành cuộc diễn tập PASSEX, tức các cuộc diễn tập được tổ chức của hai hạm đội có nhiệm vụ tăng cường hợp tác trong các hoạt động quân sự hay trong nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo, với tàu chiến Hải quân Việt Nam.
Thủy thủ đoàn của tàu HMS Richmond đã có cuộc diễn tập với chiến hạm thuộc biên chế Hải quân Việt Nam hôm qua (4/10).
" alt=""/>Hình ảnh hai tàu chiến Ấn Độ thăm Việt NamTôi xin được việc ở một công ty khác, lương cao hơn nên cuộc sống đỡ vất vả hơn trước. Tuy nhiên, những mâu thuẫn vợ chồng lại xảy ra nhiều hơn. Từ việc cô ấy không đi làm, không có thu nhập nên có cảm giác phụ thuộc chồng, đến việc tranh cãi về nội hay ngoại vào mỗi dịp lễ Tết...
Đỉnh điểm vừa rồi, em gái muốn vay vợ chồng tôi 200 triệu. Vợ tôi không đồng ý vì số tiền ấy quá lớn. Hai vợ chồng còn chưa dám lấy hết tiền tiết kiệm ra trả nợ. Vợ tôi muốn giữ lại một ít đề phòng các trường hợp bất ngờ xảy ra.
Vợ chồng cãi nhau căng lắm. Lúc ấy, tôi bực quá đã thốt lên mấy câu chửi thề và chỉ trích cô ấy rằng "cô sống ích kỷ, chỉ nghĩ một mình mình, đi mà sống một mình".
Đó cũng là lần đầu tiên tôi mắng vợ nhiều như vậy. Cô ấy tức giận vì cho rằng tôi không cần cô ấy nữa. Ngay tối đó, cô ấy ôm con vào Sài Gòn.
Em gái tôi quả thực cũng không vừa. Em muốn được việc của mình nên liên tục giục tôi quyết định. Khi biết chuyện vợ tôi ôm con về ngoại, em gọi ngay cho vợ tôi và nói giọng trách móc hậm hực. "Chị lấy chồng phải theo chồng chứ. Em vay rồi trả chứ có ăn quỵt của chị đâu. Mà thực ra với em, chị cũng chỉ là người dưng nước lã thôi. Chị có sót thương em gì đâu", em tôi nói.
Trước đây, vợ tôi và em gái vốn chỉ bằng mặt, không bằng lòng. Vợ tôi cũng nhịn nhiều lần rồi. Lần này, tôi cũng sốc khi nghe câu nói của em. Mẹ tôi không rõ mọi chuyện nhưng một mực ủng hộ em gái.
Tôi rất buồn và rối lắm. Nếu làm theo ý vợ, cô ấy không muốn cho vay, còn muốn cả nhà tôi chuyển vào Sài Gòn sống. Tôi thì ngại chuyển việc, rồi vào đó mỗi lần muốn về quê lại thấy xa xôi cách trở. Còn nếu tôi đồng ý với em gái thì mâu thuẫn của vợ chồng sẽ bị đẩy lên cao.
Chuyện ly hôn thì chắc chắn tôi không lựa chọn. Tôi không muốn con trẻ là người chịu hậu quả từ chuyện cãi nhau của vợ chồng tôi. Hơn nữa, trong lòng tôi vẫn còn yêu vợ rất nhiều. Thực sự giờ đây, tôi bối rối không biết phải làm sao với gia đình của mình?
Nguyễn Tuấn