Trong báo cáo gửi lấy ý kiến các bộ, ngành mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, tại Hà Nội giá giao dịch nhà ở chung cư tăng khá cao, tập trung chủ yếu tại khu vực các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hai Bà Trưng và có xu hướng lan dần sang các khu vực lân cận khác.
Mức tăng giá nhà bình quân trong 6 tháng đầu năm nay khoảng 12,5% so với cuối năm 2023.
Cũng theo Bộ Xây dựng, đến thời điểm cuối quý II/2024 sau khi thiết lập mặt bằng giá tương đối cao, lượng giao dịch chung cư có dấu hiệu chững lại.
Bộ Xây dựng cho rằng, việc giá nhà chung cư tăng cục bộ ở hai đô thị lớn Hà Nội, TPHCM là do nguồn cung mới tiếp tục hạn chế, số lượng các dự án mới mở bán không nhiều.
Đặc biệt, sự khan hiếm về nguồn cung nhà ở phân khúc trung cấp và bình dân thời gian qua đã đẩy giá bán chung cư tăng mạnh.
Nhìn nhận nguồn cung căn hộ 9 tháng đầu năm, đơn vị tư vấn cho hay có cải thiện lớn, song chỉ tăng về số lượng. Phần lớn các chủ đầu tư tập trung vào phân khúc cao cấp, kéo mặt bằng giá tăng nhanh.
Savills cho biết, cuối năm dự kiến có 9.700 căn hộ mở bán, trong đó 88% đến từ các giai đoạn tiếp theo của các đại dự án. Từ 2025 trở đi, khoảng 10.000 căn từ 106 dự án sẽ được đưa ra thị trường, nhưng hàng ở phân khúc trung đến cao cấp.
Chuyên gia bất động sản nhìn nhận, giá chung cư tăng cao, cùng với sự khan hiếm nguồn cung căn hộ bình dân, khả năng tiếp cận nhà của người dân, đặc biệt người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ngày càng khó. Với mức lương bình quân của người lao động hiện nay nếu mua nhà họ khó đủ tiền để trả lãi vay ngân hàng.
Số liệu khảo sát của Tổng cục Thống kê công bố hồi tháng 4/2024 cho thấy, thu nhập bình quân của người dân Hà Nội năm 2023 là khoảng 6,869 triệu đồng/tháng. Còn năm 2014 là 4,11 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức tăng thu nhập của người dân là rất thấp.
Trong khi đó, mức tăng giá nhà bình quân chỉ tính trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023.
Như vậy, giấc mơ mua nhà của người dân ở Hà Nội đang ngày càng xa vời. Với mức thu nhập bình quân kể trên, nếu không có yếu tố đột biến, người dân ở Hà Nội chi tiêu dè sẻn thì 50 năm cũng khó mua được căn hộ 4 tỷ đồng. Trong khi đó, giá nhà vẫn tăng đều đặn hàng năm, cao hơn nhiều mức tăng thu nhập.
Giám đốc một công ty bất động sản tại Tây Hồ (Hà Nội) khuyến cáo, người mua nên tích lũy được ít nhất 30% giá trị nhà mới tính đến việc trả góp, không nên quá sức khi thu nhập dưới 30 triệu đồng/tháng bởi rất dễ gặp rủi ro về trả lãi vay. Khách hàng cần cân nhắc các phương án tài chính khi mua nhà, bình tĩnh chờ đợi bởi khi nguồn cung tăng, giá chung cư sẽ ổn định hơn. Bên cạnh đó, phải có kế hoạch tài chính rõ ràng, tìm hiểu kỹ tiến độ, pháp lý dự án.
Buổi lễ được mở đầu ấn tượng với dàn đồng ca trẻ em hai nước hát Quốc ca Việt Nam và Thụy Điển.
Phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cảm ơn những nghĩa cử Thụy Điển đã dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và công cuộc phát triển đất nước hiện nay.
Ông khẳng định Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ về tinh thần và giúp đỡ vật chất hết sức quý báu của Thụy Điển; Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11/1/1969, trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ giành độc lập, thống nhất.
Trong 50 năm qua, Thụy Điển đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 3,4 tỷ USD với nhiều công trình biểu tượng như Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội, Bệnh viện Uông Bí (Quảng Ninh), Nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ)…, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội cũng như thành công của Đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
![]() |
Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg |
Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thụy Điển đạt trên 1,4 tỷ USD, Thụy Điển xếp thứ 34/130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam đã đón khoảng 50 ngàn du khách Thụy Điển cho thấy dư địa mở rộng hợp tác giữa hai nước còn rất tiềm năng.
Phát biểu đáp từ, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg nhắc lại sự kiện bang giao hai nước cách đây 50 năm mang ý nghĩa to lớn. Thụy Điển đã trở thành người bạn chí tình, vô tư, trong sáng của Việt Nam, là một trong những nhà tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam trong các thập niên 1970-1990.
Đại sứ Hogberg khẳng định Thụy Điển luôn là đối tác tin cậy và sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam; bày tỏ tin tưởng vào tương lai hợp tác tươi sáng giữa hai nước trong thời gian tới.
Đại sứ Hogberg nhận định việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU sắp được ký kết và triển khai sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng đột phá cho thương mại và đầu tư song phương trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại và trật tự đa phương trên thế giới. Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế để cùng nhau giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.
![]() |
Các đại biểu tham dự buổi lễ |
![]() |
Buổi lễ được mở đầu ấn tượng với dàn đồng ca trẻ em hai nước hát Quốc ca Việt Nam và Thụy Điển |
![]() |
Lễ kỷ niệm đã để lại dấu ấn sâu sắc với cuộc tọa đàm quy tụ các cựu Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, các chuyên gia, cán bộ Thụy Điển và Việt Nam đã và đang hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lâm nghiệp…
Các vị khách mời tọa đàm đã nhắc lại những kỷ niệm không thể phai nhạt về sự hợp tác tốt đẹp giữa hai bên qua các thời kỳ ở cả hai nước, qua đó, các đại biểu tham dự buổi lễ hiểu thêm về mối quan hệ thắm tình hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Điển.
Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ: "Chúng ta đều rất thích cà phê. Trong tâm trí tôi, cà phê Việt Nam luôn có vị ngọt. Tôi thích cà phê Việt Nam".
" alt=""/>Thụy Điển luôn là đối tác tin cậy và tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam