Ngày 24/5, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Ba Vì đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính tổng số tiền 10,5 triệu đồng đối với P.Đ.H. (17 tuổi), P.L.L. (15 tuổi), C.T.B. (17 tuổi) và C.V.N. (18 tuổi, cùng trú tại huyện Ba Vì, TP Hà Nội). Đồng thời cơ quan công an cũng mời người nhà 4 thanh thiếu niên trên đến trụ sở Công an huyện Ba Vì làm việc.
Theo Công an huyện Ba Vì, 4 thanh thiếu niên bị xử phạt về các hành vi: Điều khiển xe mô tô chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, điều khiển xe mô tô không có gương chiếu hậu bên trái, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe,… đồng thời tạm giữ phương tiện theo quy định.
4 thanh thiếu niên tại cơ quan công an (Ảnh: Công an TP Hà Nội).
Trước đó, ngày 3/5, trang Facebook "Tuổi trẻ Công an huyện Ba Vì" nhận được clip phản ánh của người dân về trường hợp hai thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy bốc đầu tham gia giao thông, gây nguy hiểm cho người đi đường trên tuyến đường Ba Vì - Việt Trì thuộc địa phận xã Phú Đông, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Sau khi nhận được thông tin, Đội Cảnh sát Giao thông trật tự - Công an huyện Ba Vì đã xác minh và mời người điều khiển phương tiện đến làm việc.
Tại cơ quan công an, cả 4 thanh thiếu niên đã khai nhận toàn bộ quá trình vi phạm, tự nguyện mang phương tiện đến giao nộp cơ quan công an.
" alt=""/>Xử phạt 4 thanh thiếu niên ở Hà Nội bốc đầu xe máyCổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay (22/7) đã bị bán tháo tại mức giá sàn (mức giá thấp nhất phiên). Dư bán sàn không ngừng tăng và chất đống, trong khi khả năng hấp thụ của thị trường với cổ phiếu này lại thấp.
Khoảng 9h30, khối lượng khớp lệnh mới chỉ đạt 16.500 cổ phiếu thì phía dư bán giá sàn đã hơn 5,4 triệu đơn vị. Đến 10h20, khối lượng khớp lệnh tại QCG cũng mới chỉ 19.500 cổ phiếu nhưng dư bán giá sàn đã là 6,4 triệu cổ phiếu. Hết phiên sáng, 57.300 cổ phiếu QCG được khớp giá sàn nhưng dư bán sàn là 6,27 triệu đơn vị.
Cổ phiếu QCG bị bán tháo giá sàn ngay khi thị trường mở cửa (Nguồn: VDSC).
Thị giá QCG đến thời điểm này là 8.440 đồng, ghi nhận mức thiệt hại gần 25% chỉ sau một tuần giao dịch và đã mất 37,7% so với đầu tháng 7.
Với tình trạng này, những nhà giao dịch "bắt dao rơi" QCG trong các phiên trước đó đang bị thua lỗ rất nặng nề. Hơn nữa, khối lượng giao dịch các phiên trước cao hơn hẳn, phiên 17/7 khớp 2,36 triệu cổ phiếu; phiên 18/7 khớp 2,57 triệu cổ phiếu và đến phiên 19/7 vẫn có 1,6 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng trên sàn.
Theo đó, ngay cả với những người lướt sóng cổ phiếu đã có đủ thời gian T+ thì đến phiên này cơ hội "thoát hàng" vẫn rất khó khăn.
Cổ phiếu QCG lao dốc sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai bị khởi tố và tạm giam để phục vụ điều tra hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" vào thứ 6 tuần trước.
Quốc Cường Gia Lai cho biết vụ việc trên vẫn đang trong quá trình được điều tra, bà Loan đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra làm rõ các vấn đề liên quan. Sự việc trên chỉ liên quan đến dự án 39-39B Bến Vân Đồn mà công ty đã nhận chuyển nhượng từ 2 công ty tư nhân và chuyển nhượng hoàn tất cho đối tác từ năm 2014 như thông tin chính thức trước đây đã công bố.
Thị trường chứng khoán mở cửa VN-Index có thời điểm rơi về vùng 1.254 điểm trước khi thu hẹp biên độ thiệt hại. Đến khoảng 10h thì chỉ số đạt được mức tăng nhẹ nhưng sau đó vẫn giằng co quanh ngưỡng tham chiếu.
Tuy vậy, những nỗ lực đó không đủ giúp thị trường thoát hiểm. Bất chấp lượng cầu giá thấp, các chỉ số vẫn đuối dần về cuối phiên sáng và thiệt hại ngày càng nặng nề do áp lực bán ra mạnh mẽ và ngày càng lan rộng.
Chỉ số các nhóm ngành trên toàn thị trường đồng loạt giảm (Nguồn: VNDS).
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index đánh rơi 15,69 điểm tương ứng 1,24% còn 1.249,09 tỷ đồng; HNX-Index giảm 3,75 triệu cổ phiếu tương ứng 1,56% và UPCoM-Index giảm 1,68 điểm tương ứng 1,74%. Đồ thị các chỉ số đến thời điểm này không khác gì cầu trượt, áp lực cho phiên chiều nay là không nhỏ.
Với một lượng tiền đổ vào mua cổ phiếu giảm giá, thanh khoản thị trường tăng lên mức 530,01 triệu cổ phiếu trên HoSE tương ứng 11.748,51 tỷ đồng; trên HNX là 47,94 triệu cổ phiếu tương ứng 963,7 tỷ đồng và trên UPCoM là 33,5 triệu cổ phiếu tương ứng 503,2 tỷ đồng.
Ngoài QCG thì đầu phiên sáng nay, sàn HoSE cũng chứng kiến tình trạng giảm sàn tại một số mã cổ phiếu như DLG của Đức Long Gia Lai, DXV, STK và KPF. Cổ phiếu TVS ngấp nghé mức giá sàn. Độ rộng thị trường hoàn toàn nghiêng về phía các mã giảm giá. Số lượng mã giảm sau 30 phút giao dịch đầu phiên trên HoSE gấp 3 lần số mã tăng. Trên HNX số mã giảm gấp đôi số mã tăng.
Đến hết phiên sáng, trên HoSE có 371 mã giảm giá với 12 mã giảm kịch biên độ trong khi chỉ có 65 mã tăng; HNX có 124 mã giảm, 42 mã tăng; UPCoM có 175 mã giảm, 75 mã tăng.
Cổ phiếu bất động sản bị xả mạnh, không chỉ có QCG giảm sàn mà TDH, NVL cũng giảm hết biên độ HoSE. NVL giảm sàn về 11.100 đồng, khớp lệnh 23,8 triệu cổ phiếu nhưng cũng đã trắng bên mua. HTN giảm 6,4%; HDG giảm 5,6%; CCL giảm 5,2%.
Cổ phiếu GVR tiếp tục là mã có mức giảm mạnh nhất VN30, giảm 4,5%. Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng đã công bố thông tin về vụ án xảy ra tại tập đoàn này và các đơn vị liên quan. Theo đó, sự việc xảy ra trong giai đoạn trước năm 2015, trước khi tập đoàn chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Doanh nghiệp đang phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Sự chuyển biến xấu của thị trường khiến cổ phiếu ngành chứng khoán cũng lao dốc rất mạnh, tình trạng bán tháo đã xảy ra tại TVS và VDS. Hai mã này có dư bán giá sàn, trong khi CTS cũng đã giảm sàn. APG giảm 6,1%, ngấp nghé mức sàn; VIX giảm 5,7%; BSI giảm 5,3%; EVF giảm 5,2%; AGR giảm 4,6%.
Hầu hết nhóm ngành trên thị trường đều giảm điểm. Cổ phiếu xây dựng và vật liệu có KPF giảm sàn; DPG giảm 6,8%; CTR giảm 5,8%; PC1 giảm 5,3%; HT1 giảm 5,1%.
" alt=""/>Tháo chạy khỏi cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai; chứng khoán Việt lao dốcÔng Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh (được mệnh danh là "vua tiêu"), cho biết, Phúc Sinh vừa được quỹ đầu tư nước ngoài định giá 320 triệu USD sau hơn 22 năm hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực cà phê.
Công ty ký kết thỏa thuận nhận vốn đầu tư từ quỹ đến từ châu Âu vào cuối năm 2023 vừa qua. Danh tính của quỹ và giá trị thương vụ không được tiết lộ.
Ông cho biết công ty làm việc với quỹ châu Âu này trong 18 tháng. Thực tế, ông nói công ty vẫn đang tự thu xếp được vốn, các ngân hàng cũng đang có lãi suất ưu đãi hấp dẫn. Vì thế khi chọn đối tác, công ty cũng sẽ lựa chọn kỹ lưỡng, ưu tiên đơn vị quan tâm đến phát triển bền vững.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh (Ảnh: Phúc Sinh).
Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, công ty ưu tiên đơn vị trân trọng nông nghiệp Việt Nam, định giá công ty nông nghiệp ở mức cao.
Trên thị trường, nhiều công ty nông nghiệp, công ty chế biến gỗ đang bị định giá tương đối thấp so với giá trị của họ. Nhiều năm trước, công ty ông cũng nhận được nhiều lời mời hợp tác nhưng lại bị định giá quá thấp và đã nhiều lần từ chối. Nhiều đối tác đến làm việc nhưng công ty chưa tìm được điểm chung, sự cân bằng lợi ích giữa hai bên.
Để thay đổi về mặt định giá, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh, cho rằng đối tác cần thấy rõ thế mạnh của doanh nghiệp. Điểm thứ 2 mà các đối tác cần thấy là sự minh bạch, chuyên nghiệp, hệ thống hoạt động kinh doanh an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng tới phát triển bền vững.
Về đối tác, quỹ đầu tư này có nhiều năm làm trong ngành nông nghiệp nên cũng có thể hỗ trợ nhiều cho Phúc Sinh. Ngoài ra, điều kiện để hợp tác tương đối thoải mái.
Ông Phan Minh Thông nói, các nhà đầu tư trong lĩnh vực phát triển bền vững cũng tương đối ít, họ đòi hỏi tương đối kỹ lưỡng. Các quỹ này thường là các tổ chức của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, quỹ về phát triển, bảo vệ môi trường, trái đất…
Hé lộ về sự tham gia của quỹ châu Âu nói trên, ông Thông cho hay quỹ này chỉ đầu tư tiền và không tham gia vào điều hành công ty. Họ là đối tác phát triển bền vững, muốn đầu tư vào các công ty phát triển bền vững và an toàn thực phẩm.
Theo ông Thông, câu chuyện phát triển bền vững được cho là xu hướng của các doanh nghiệp kể từ sau Covid-19, tuy nhiên đi cùng với đó cũng yêu cầu nhiều chi phí, tốn kém để phát triển an toàn.
Quỹ từ châu Âu này họ từng đầu tư vào một tập đoàn lớn về ngành cà phê tại Việt Nam song công ty ông là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên mà quỹ này đầu tư trực tiếp dù họ không có văn phòng tại Việt Nam hay châu Á.
Theo ông Thông, số tiền đầu tư quỹ châu Âu là một số tiền lớn, công ty sẽ sử dụng khoản tiền đầu tư này để xây dựng thêm 2 nhà máy cà phê trong năm 2024, mở rộng chuỗi cà phê thương hiệu của công ty.
Trước vấn đề đặt ra rằng được đầu tư là một tin vui, nhưng có lo ngại đến việc bị quỹ này thâu tóm, ông Thông cho biết: "Nhiều đối tác đến làm việc với chúng tôi, họ đặt vấn đề rằng họ muốn đầu tư chứ không đến đây để thâu tóm hay làm ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp". Theo ông, nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt thì vấn đề bị thâu tóm hay không, không đáng lo.
" alt=""/>Sau vụ công ty được định giá 320 triệu USD, "vua tiêu" có tiết lộ mới