DJI cho biết vào ngày 24 và 25, mạng xã hội thuộc về các đối tác của hãng thành đối tượng của chiến dịch tố cáo sai lầm nhằm vào DJI. Họ nhận được hàng ngàn tin nhắn rác có chung một nội dung. Công ty khẳng định, “những cáo buộc chống lại chúng tôi không dựa trên sự thật và hoàn toàn không chính xác”.
Phản hồi được DJI đưa ra sau khi chuỗi bán lẻ lớn của Đức MediaMarkt thông báo sẽ gỡ bỏ các sản phẩm DJI trên kệ hàng do những cáo buộc trên Twitter về việc quân đội Nga sử dụng sản phẩm và dữ liệu của DJI để tấn công Ukraine.
Thông tin drone DJI được dùng trong xung đột tại Ukraine xuất hiện trên Internet từ đầu tháng này. Ngày 16/3, Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov viết trong thư gửi nhà sáng lập kiêm CEO DJI Frank Wang rằng quân đội Nga đã dùng sản phẩm của hãng để dẫn đường tên lửa tại nước của ông. Ông đề nghị công ty Trung Quốc ngừng kinh doanh với Nga.
DJI phủ nhận cáo buộc và gọi đây là “hoàn toàn vô nghĩa” trong cuộc phỏng vấn với trang tin Guancha ngày 28/3. Hãng cho biết drone dân sự của DJI không thể dùng để dẫn đường cho tên lửa và Nga không cần dựa vào DJI để truy vết vị trí của những người điều khiển drone. Trên Twitter, công ty một lần nữa nhắc lại luận điểm: “Tất cả sản phẩm DJI được thiết kế cho mục đích dân sự, không thể đáp ứng yêu cầu của quân đội”.
MediaMarkt, nhà bán lẻ điện tử lớn nhất châu Âu, sở hữu hơn 850 cửa hàng tại 13 quốc gia. Theo MediaMarkt, quyết định ngừng bán sản phẩm DJI dựa trên nhiều nguồn và không tiết lộ sâu hơn. DJI cho biết sẽ tiếp tục liên lạc với đối tác về vấn đề này.
Thành lập năm 2006 tại Thâm Quyến, DJI đã trở thành nhà sản xuất máy bay không người lái thương mại lớn nhất thế giới, khách hàng bao gồm cả các chính phủ. Tuy nhiên, họ ngày càng gặp áp lực trước căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Vào tháng 12/2021, DJI cùng công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime và Megvii của Trung Quốc bị cho vào danh sách đen của Bộ Tài chính Mỹ.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục mắc kẹt giữa Trung Quốc và phương Tây, khi Bắc Kinh phản đối các lệnh cấm vận kinh tế áp đặt lên Nga. Không giống như các công ty nước ngoài khác đã rút lui hoặc tạm dừng hoạt động tại thị trường Nga, những hãng Trung Quốc, từ nhà sản xuất smartphone, bán dẫn đến nền tảng gọi xe và DJI đều duy trì kinh doanh tại đây.
Du Lam (Theo SCMP)
Nhiều người gọi xung đột giữa Nga và Ukraine là “cuộc chiến TikTok” đầu tiên trên thế giới. Đã đến lúc nền tảng video vốn nổi tiếng với các clip hát nhép, nhảy múa phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
" alt=""/>Công ty Trung Quốc phủ nhận drone bị quân đội Nga sử dụng tại UkraineTony Hsieh sinh năm 1973 tại Illinois. Cha mẹ của anh là người Đài Loan. Tony lớn lên tại vùng Vịnh San Francisco cùng 2 người em trai. Trong thời gian theo học Đại học Harvard, Hsieh đã lên ý tưởng kinh doanh bằng việc bán bánh pizza trong ký túc xá cùng bạn bè, bên cạnh cơ hội tiếp xúc với Internet. Ảnh: Las Vegas Review.
![]() |
Sau khi tốt nghiệp ngành khoa học máy tính năm 1995, Hsieh vào làm cho hãng phần mềm Oracle. Công việc được mô tả là nhẹ nhàng nhưng lương cao. Tuy nhiên sự lặp lại trong công việc khiến Hsieh nhanh chóng nhàm chán. Ảnh: CNBC. |
![]() |
Sau 5 tháng, Heish nghỉ việc tại Oracle để thành lập mạng lưới quảng cáo trực tuyến LinkExchange. Dịch vụ này phát triển rất nhanh, thu hút hàng trăm nghìn thành viên. Năm 1998, website này được Microsoft mua lại với giá 265 triệu USD. Ảnh: Getty Images. |
![]() |
Thời gian sau đó, Hsieh và người bạn Alfred Lin thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm Venture Frogs, hỗ trợ hơn 20 startup và công ty công nghệ. Năm 1999, doanh nhân Nick Swinmurn đã gửi thư thoại kêu gọi Hsieh đầu tư vào website bán giày ShoeSite.com (sau này đổi tên thành Zappos). Dù chưa chắc chắn về sự thành công của dự án, Hsieh vẫn đầu tư 500.000 USD. Ảnh: IdeaMensch. |
![]() |
Dưới vai trò nhà đầu tư và cố vấn của Zappos, Hsieh đã giúp doanh số website từ con số không vào năm 1999 lên 1,6 triệu USD chỉ trong một năm. Đến năm 2011, doanh số Zappos vượt mốc 1 tỷ USD. Ảnh: The Times. |
![]() |
Zappos từng có thời điểm gặp khó khăn về tài chính, khiến Heish phải bán nhà để duy trì hoạt động. Tháng 1/2004, Hsieh và cộng sự chuyển trụ sở Zappos từ San Francisco đến Las Vegas, bang Nevada để mở rộng trung tâm chăm sóc khách hàng. Ảnh: Zappos. |
![]() |
Năm 2006, Swinmurn rời Zappos, Hsieh được đưa lên làm CEO. Với mục tiêu đảm bảo sự hài lòng của nhân viên, anh áp dụng phương pháp làm việc tự quản (holacracy). Các nhân viên sẽ hoạt động theo từng nhóm tự tổ chức thay vì làm việc độc lập rồi báo cáo cho quản lý. Ảnh: Zappos. |
![]() |
Một trong những đặc quyền cho nhân viên Zappos được nhắc đến nhiều nhất dưới thời Hsieh là chương trình “trả tiền để nghỉ việc”. Những ai cảm thấy mô hình làm việc không phù hợp sau 4 tháng đầu có thể nghỉ việc và nhận 2.000 USD. Ảnh: Getty Images. |
![]() |
Năm 2009, website mua sắm lớn nhất thế giới Amazon đã thâu tóm Zappos với giá 1,2 tỷ USD. Trước đó 4 năm, Hsieh từng nói không với thỏa thuận. Ảnh: Promodo. |
![]() |
Đến năm 2013, Zappos mua lại tòa thị chính Las Vegas cũ. Đây là một phần trong dự án Downtown của Hsieh nhằm biến Las Vegas trở thành “Thung lũng Silicon” tiếp theo. Anh đã đầu tư 350 triệu USD để phát triển nơi đây thành một thành phố công nghệ. Ảnh: Las Vegas Review. |
![]() |
Ý tưởng trên giúp Hsieh xây dựng tên tuổi trong cộng đồng doanh nghiệp, góp phần tạo nên các địa điểm, sự kiện thu hút khách tham gia như lễ hội âm nhạc Life is Beautiful hay công viên Downtown Container. Ảnh: KTNV Las Vegas. |
![]() |
CEO Zappos cũng gây chú ý khi tạo ra "Llamapolis", một cộng đồng nhỏ nơi Hsieh sinh sống với 2 chú chó alpacas, trong ngôi nhà di động chỉ 23 m2. Anh từng nói muốn sống trong những khu vực nhỏ bởi thích phát hiện những điều tình cờ, ngẫu nhiên trong cuộc sống. Ảnh: Business Insider. |
![]() |
Vào tháng 8, Hsieh tuyên bố nghỉ hưu sau 20 năm, kết thúc sự nghiệp tại Zappos của một doanh nhân lập dị nhưng được nhiều người ngưỡng mộ. Ảnh: Business Insider. |
![]() |
Erik Moore, một nhà đầu tư khác của Zappos nhận xét về Hsieh: “Tiền chỉ là công cụ để Hsieh đạt mục đích, nó không có ý nghĩa gì với anh ta. Nếu Hsieh chỉ còn 1 triệu USD, anh ta sẵn sàng bỏ 999.999 USD để đầu tư cho Las Vegas và hạnh phúc với 1 USD còn lại”. Ảnh: Redux. |
![]() |
Ngày 28/11, TechCrunch đưa tin cựu CEO Zappos qua đời ở tuổi 46 do bị thương nặng trong vụ cháy khi thăm họ hàng tại Connecticut nhân dịp Lễ Tạ ơn. Nhiều phóng viên, nhà đầu tư đã bày tỏ tiếc thương với doanh nhân. Ảnh: Getty Images. |
![]() |
“Thế giới đã mất đi một người có tầm nhìn xa trông rộng. Chúng tôi không chỉ mất đi vị cựu lãnh đạo đầy cảm hứng, nhiều người trong các bạn đã chia tay một cố vấn, người bạn thân thiết”, Kedar Deshpande, CEO Zappos chia sẻ. Ảnh: Las Vegas Review. |
Theo Zing
Phiên điều trần Google, Facebook, Twitter vừa kết thúc trong không khí sục sôi, căng thẳng. Tuy nhiên, một nghị sỹ Mỹ gọi đây là “trò giả dối”.
" alt=""/>Cuộc đời của Tony HsiehViệc tiêm trộn vắc xin AstraZeneca với Pfizer đang được nhiều nước cho phép trong bối cảnh khan hiếm vắc xin
Song việc tiêm 2 loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
Tại Việt Nam, cho đến ngày 14/7, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 4 triệu, trong đó số người được tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca là trên 3,7 triệu người, số người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca là hơn 280 nghìn người.
Trong thời gian tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phân bổ các loại vắc xin ngừa Covid-19 của AztraZenneca, Pfizer, Morderna, Sinopharm… để tổ chức tiêm chủng theo chiến dịch, hướng tới mục tiêu đạt bao phủ vắc xin cho hơn 70% người dân.
Căn số lượng vắc xin được cung ứng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn các địa phương trong trường hợp số lượng vắc xin hạn chế, ưu tiên sử dụng vắc xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý.
“Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng”, GS Đức Anh nhấn mạnh.
Như vậy, việc lựa chọn tiêm 2 hay cùng một loạt vắc xin do mỗi người tiêm chủng tự quyết định sau khi được cán bộ tiêm chủng giải thích kỹ.
Trên thế giới, nhiều quốc gia như Đức, Canada, Anh, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha… cũng đang cho phép người dân tiêm các vắc xin khác của Pfizer, Moderna... nếu mũi 1 tiêm AstreZeneca.
Hiện nay Bộ Y tế mới đồng ý chủ trương cho trộn mũi 1 AstraZeneca và mũi 2 là Pfizer, không áp dụng với các loại vắc xin khác. Riêng với Moderna, Bộ Y tế yêu cầu người được tiêm cần tiêm đủ 2 mũi cùng loại này.
Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, Anh trên 800 người tiêm trộn 2 loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer cho thấy, có gia tăng các phản ứng phụ nhẹ như nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ. Tuy nhiên các phản ứng này đều nhanh hết và không có lo ngại về an toàn khác.
Cụ thể, nếu tiêm 2 mũi AstraZeneca, tỉ lệ sốt chỉ khoảng 10%, nhưng nếu kết hợp mũi 2 Pfizer thì tăng lên khoảng 35%, tỉ lệ này khi tiêm 2 mũi Pfizer cùng loại là khoảng 30%.
Về tỉ lệ mệt mỏi, nếu tiêm 2 mũi AstraZeneca, tỉ lệ này ở mức 50%, tương đương với người tiêm 2 mũi Pfizer. Nếu kết hợp mũi 1 AstraZeneca, mũi 2 Pfizer, tỉ lệ mệt mỏi tăng lên gần 80%.
Về tỉ lệ đau đầu, 2 mũi AstraZeneca cùng loại có tỉ lệ khoảng 33%, 2 mũi Pfizer cùng loại có tỉ lệ 40%. Nếu kết hợp AstraZeneca và Pfizer, tỉ lệ đau đầu tăng lên hơn 60%.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
Thúy Hạnh
Bộ Y tế tiếp tục phân bổ hơn 2 triệu liều vắc xin Moderna cho các tỉnh và lực lượng quân đội, trong đó Hà Nội và TP.HCM nhận nhiều nhất.
" alt=""/>Vì sao Bộ Y tế cho phép tiêm trộn 2 vắc xin Covid