Lối đi cho nhà cung cấp điện toán đám mây Việt
- Điện toán đám mây không còn là khái niệm mới mẻ tại Việt Nam sau gần 10 năm phát triển, ông đánh giá thế nào về thị trường điện toán đám mây trong nước hiện nay?
Theo nghiên cứu từ hãng McKinsey, dự báo đến năm 2025, thị trường điện toán đám mây Việt Nam sẽ đạt mức 400 - 700 triệu USD với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 21%, một con số không hề nhỏ.
Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại thị trường Việt Nam hiện khá đa dạng với hơn 40 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp mạnh trong nước như Viettel và một số doanh nghiệp nhỏ.
Tuy nhiên, một phần không nhỏ thị trường điện toán đám mây trong nước đang bị chiếm lĩnh bởi các nhà cung cấp nước ngoài. Lý giải cho điều này, các “Big Tech ngoại” sở hữu hệ sinh thái dịch vụ vô cùng đa dạng, hoàn thiện, cũng như có lợi thế về giá cả. Có thể kể đến như Digital Ocean hay Vultr đưa ra mức giá cho sản phẩm và dịch vụ vô cùng rẻ.
Xét trên cùng mặt bằng, nhà cung cấp nội địa đang gặp nhiều bất lợi. Nếu không kiên định với chiến lược tự chủ về công nghệ thì thị phần nội địa còn bị đe dọa hơn nữa.
- Gần đây các hãng lớn như AWS, Microsoft đều có những tuyên bố về việc mở rộng, đưa vào khai thác các trung tâm dữ liệu tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Các nhà cung cấp nội địa đang đứng trước “đôi dòng”: bắt tay hợp tác cùng Big Tech hay cạnh tranh sòng phẳng với họ? Theo ông, chiến lược nào sẽ là hợp lý cho các nhà cung cấp trong nước?
Chiến lược mà Viettel IDC đã, đang và sẽ tiếp tục theo đuổi trong tương lai là hợp tác thay vì đối đầu. Chúng tôi đang đẩy mạnh đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài như: Amazon, Microsoft…, Viettel IDC không xác định đối đầu với những “ông lớn” này bởi nó đồng nghĩa đi ngược lại với nhu cầu khách hàng, xu hướng thị trường.
Chúng tôi cũng tập trung vào việc hợp tác với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp lớn từ nước ngoài tới Việt Nam.
Tuy nhiên, trong dài hạn, tôi cho rằng, các nhà cung cấp nội địa nên có chiến lược phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ của mình một cách toàn diện nhất. Xu hướng của khách hàng hiện nay là sử dụng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ toàn diện, thay vì sử dụng dịch vụ riêng lẻ từ nhiều nhà dịch vụ khác nhau.
Sự cạnh tranh với các “Big Tech” rất lớn, đi cùng với xu thế công nghệ phát triển theo hướng hệ sinh thái và tích hợp. Điều này buộc các nhà cung cấp phải nhanh nhạy, đón đầu xu hướng để có thể tiếp tục phát triển và Viettel IDC cũng không phải là ngoại lệ.
Viettel IDC: Làm chủ công nghệ mang đến những cơ hội lớn
- Đó là chiến lược của các nhà cung cấp nội địa nói chung, vậy Viettel IDC thì sao? Chiến lược nào đang được Viettel IDC lựa chọn?
Ngành công nghệ điện toán đám mây đòi hỏi các nhà cung cấp phải đầu tư dài hạn. Đây là một cuộc chơi lớn và lâu dài, do vậy các nhà cung cấp phải thực sự làm chủ về nguồn lực, tính cam kết đi đến cùng thay vì áp dụng chiến lược ngắn hạn.
Lựa chọn hợp tác thay vì đối đầu với các “Big Tech” là một yếu tố cần. Nhưng mặt khác, chúng tôi cũng nhận thức việc đầu tư nghiên cứu (R&D) là điều vô cùng cần thiết để có thể làm chủ về công nghệ cũng như cung cấp cho khách hàng một hệ sinh thái sản phẩm đa dạng nhất.
Ngày 5/10 vừa qua, Viettel IDC đã ra mắt dịch vụ Viettel Blockchain Node. Đây là một thị trường được xem là còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
Nếu như những năm trươc, Viettel chỉ có gần 30 dịch vụ điện toán đám mây, thì đến nay con số này đã lên đến hơn 40 và còn tiếp tục tăng hơn nữa.
Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, với tầm nhìn là đơn vị tiên phong về giải pháp, công nghệ mới phục vụ xã hội số, thì việc tìm tòi khai phá các lĩnh vực công nghệ mới, khai phá các không gian kinh doanh mới là một sứ mệnh của mình, để có thể cạnh tranh với các Big Tech.
Điều này đòi hỏi Viettel phải tạo ra 1 hệ sinh thái toàn diện nhất, nhanh chóng nhất có thể, bao gồm cả việc kết hợp sức mạnh tổng thể của cả tập đoàn, mà sắp tới đây là Viettel Cloud.
- Ông vừa nhắc đến Viettel Cloud, xin ông chia sẻ rõ hơn về chiến lược cho hệ sinh thái này?
Như tôi đã đề cập, các “Big Tech” đã xâm nhập và bộc lộ rõ chiến lược tại thị trường Việt Nam. Các “Big Tech” hiện đang có nhiều lợi thế hơn về quy mô và giá thành. Để các doanh nghiệp nội có đủ sức cạnh tranh, thì đòi hỏi các doanh nghiệp lớn có tiềm lực như Viettel phải đứng ra phát triển một hệ sinh thái đủ đối trọng với các “Big Tech” - là một lựa chọn ngang bằng với các thương hiệu lớn trên thế giới.
Viettel là tập đoàn sở hữu công ty hàng đầu về viễn thông (Viettel Telecom), công ty hàng đầu về giải pháp phần mềm (Viettel Solutions), công ty dịch vụ số lớn bậc nhất (Viettel Digital), công ty hàng đầu về an ninh mạng (Viettel Security) và nhiều đơn vị tên tuổi khác.
Viettel Cloud ra mắt vào giữa tháng 10 là sự kết hợp sức mạnh giữa Telco (công ty viễn thông) và Techco (công ty công nghệ), mang sức mạnh tổng hợp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel. Việc kết hợp này chắc chắn sẽ tạo ra hệ sinh thái toàn diện nhất, mà trong đó Viettel IDC là một trong những đơn vị chủ lực, từ đó đủ sức đương đầu với các “Big Tech”.
Bên cạnh đó, cùng với chiến lược thúc đẩy các nền tảng công nghệ “Make in Vietnam” do người Việt làm chủ, cũng như Chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ đã đến giai đoạn “chín muồi” sau 2 năm triển khai, nhu cầu chuyển đổi số của các tổ chức, doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đó là những điều kiện cần và đủ, là thời cơ để Viettel cũng như các nhà cung cấp nội địa giành lại thị phần tại thị trường Việt Nam.
Viettel Cloud - hệ sinh thái đám mây toàn diện bậc nhất của Viettel sẽ là tiền đề chắc chắn cho chương trình chuyển đổi số từ cấp Quốc gia đến địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời Viettel Cloud cũng sẽ là nền tảng Cloud của người Việt triển khai ở quy mô toàn cầu với bước tiến đầu tiên là 10 thị trường Viettel đang đầu tư.
Thuỳ Anh(thực hiện)
" alt=""/>Viettel IDC cùng chiến lược đặc biệt cho hệ sinh thái dịch vụ cloudThời gian đăng ký dự thi sẽ kéo dài đến ngày 15/10/2022. Trước khi bắt đầu vòng loại, trong thời gian từ ngày 16/10/2022 đến 25/10/2022, các nhóm sinh viên sẽ được tập huấn cách trình bày, thuyết minh. Khóa huấn luyện chuyên môn chuyên sâu cho sinh viên sẽ diễn ra từ ngày 1/11/2022 đến ngày 7/11/2022. Dự kiến, vòng thi chung kết và trao giải sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 11/2022.
Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi P-Startup 2022 gồm 1 giải ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc nhất, 1 giải ý tưởng khởi nghiệp có công nghệ đột phá, 2 giải thưởng ý tưởng khởi nghiệp có ý nghĩa cho xã hội và 3 giải khuyến khích. Kết quả sẽ được công bố trên fanpage cuộc thi và fanpage Đoàn thanh niên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Đặc biệt, các nhóm dự thi có ý tưởng xuất sắc sẽ đại diện sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tham dự vòng thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp quốc gia dành cho sinh viên - SV Startup 2022 do Bộ GD&ĐT tổ chức vào tháng 12/2022.
Vân Anh
" alt=""/>Phát động cuộc thi P![]() |
Bi Rain lần đầu tiết lộ hai con gái giống Kim Tae Hee |
Bi Rain bày tỏ niềm tự hào về tổ ấm nhỏ của mình. Nam ca sĩ nói 2 con gái là báu vật của vợ chồng anh và thừa hưởng nhiều tố chất nghệ thuật từ bố mẹ. "Con gái gọi tôi là Rain, gọi mẹ là 'Kim Tae Jji' (đọc chệch từ Kim Tae Hee). Hai bé giống vợ tôi vì có mắt hai mí. Từ khi có chúng, cuộc sống của vợ chồng tôi thêm màu sắc và ý nghĩa", anh nói.
Trong khi đó, Park Jin Young khoe các con sở hữu vẻ ngoài và tính cách giống cả bố lẫn mẹ. Hai gia đình của Bi Rain và Park Jin Young thân thiết và thường hẹn nhau ăn uống, vui chơi mỗi cuối tuần. Họ cùng chung quan điểm không tiết lộ nhiều thông tin về con để giữ các bé có tuổi thơ trọn vẹn.
MV 'Switch to me' của Bi Rain và Park Jin Young:
Bi Rain sinh năm 1982, là một trong những sao Hàn hiếm hoi tạo được danh tiếng trên làng giải trí Châu Á và Quốc tế. Anh tạo dấu ấn với Ngôi nhà hạnh phúc, Kế hoạch B, Quý ông trở lại... Anh còn thành danh với vai trò ca sĩ, từng thực hiện nhiều tour diễn vòng quanh thế giới.
Kim Tae Hee sinh năm 1980, gia nhập làng giải trí từ năm 2001. Các phim nổi bật của cô gồm Chuyện tình Harvard, Mật danh Iris, Công chúa của tôi, Tình sử Jang Ok Jung,Yong-pal, Hi bye Mama... Cô đắt show quảng cáo nhờ đời tư sạch, vẻ đẹp tự nhiên cùng danh xưng "Ngọc nữ Hàn Quốc".
Bi Rain - Kim Tae Hee kết hôn từ năm 2017. Sau 3 năm bên nhau, họ xây dựng tổ ấm với 2 cô con gái. Dù nhận được nhiều sự quan tâm của truyền thông lẫn công chúng song vợ chồng nam ca sĩ không chia sẻ bất cứ thông tin hay hình ảnh liên quan đến con.
Thúy Ngọc
(Dân trí) - Mạng xã hội Trung Quốc và Hàn Quốc đang rầm rộ chia sẻ hình ảnh hiếm hoi của gia đình cặp sao nổi tiếng xứ Hàn - Kim Tae Hee và Bi Rain trong chuyến đi chơi tại công viên giải trí Everland Hàn Quốc.
" alt=""/>Bi Rain lần đầu tiết lộ hai con gái giống Kim Tae Hee