Quảng Ngãi House là công trình do nhóm kiến trúc sư Lê Viết Hội, Nguyễn Văn Đức và Đặng Thanh Bảo hoàn thành ở tỉnh Quảng Ngãi năm 2020. Tổng diện tích khu đất khoảng 300m2, trong đó diện tích xây dựng là 190m2, phần còn lại cho sân cổng.
![]() | ![]() |
Công trình được xây mới nhưng theo lối truyền thống, xưa cũ. Với dạng nhà này, vật liệu truyền thống như gạch thẻ, mái ngói đỏ, sàn bê tông… được ưu tiên sử dụng nhiều. Phần gạch thẻ để làm sân, hàng rào, mái ngói đỏ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ và giúp nhà mát mẻ vào ngày nắng nóng, giảm hấp thụ nhiệt. Ranh giới giữa bên ngoài và bên trong của ngôi nhà ống dường như được phân định không quá rạch ròi mà có tính kết nối nhiều hơn nhờ hàng rào gạch mộc.
![]() | ![]() |
Cây xanh bố trí dọc hai bên nhà. Quảng Ngãi House có hàng hiên dài yên bình, có tác dụng che chắn nắng và như nối liền không gian bên trong và thế giới thiên nhiên bên ngoài. Khí hậu trong nhà nhờ hàng hiên sẽ được điều tiết để mang lại sự thoải mái, thư giãn.
![]() | ![]() |
Chỉ cần mở cánh cửa kính ra, gia chủ có thể cảm nhận thiên nhiên trọn vẹn.
![]() | ![]() |
Ánh sáng được khai thác bằng nhiều cách khác nhau, từ các khoảng sân trong, kính lấy sáng trên mái, cửa sổ kính… mang lại sự chuyển tiếp không gian trong và ngoài nhà.
![]() | ![]() |
Hình ảnh bình phong, mặt nước thường thấy trong kiến trúc nhà rường được tái hiện lại trong Quảng Ngãi House với ngôn ngữ hiện đại đem lại sự trang nghiêm và tăng tính riêng tư cho gian thờ.
![]() | ![]() |
Sau khoảng sân vườn, phòng khách là không gian tiếp theo của ngôi nhà ống. Đây cũng là khoảng đệm ngăn cách giữa phòng khách và gian thờ. Cầu thang dạng xoáy ốc, đẹp và chắc chắn.
![]() | ![]() |
Nội thất tối thiểu nhằm tăng tính linh hoạt trong việc sử dụng không gian. Bàn ghế ăn bằng gỗ me tây nguyên miếng hài hòa với chiếc phản cũ được tái sử dụng. Tất cả không gian sinh hoạt chính đều được bố trí ở tầng trệt, tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt cho người cao tuổi.
![]() | ![]() |
Đường nét mềm mại được đưa vào tạo ra một điểm nhấn ở vị trí chuyển giao hai không gian.
Quỳnh Nga
" alt=""/>Ngôi nhà mái ngói đỏ mang nét xưa ở Quảng Ngãi, tái sử dụng nội thất cũMặt tiền nhà màu trắng, sân cổng phủ cây xanh nổi bật. Lớp hàng rào bằng gạch thông gió tạo sự kết nối với không gian bên ngoài mà vẫn kín đáo.
![]() | ![]() |
Phối cảnh công trình và ảnh thực tế. Phần mái dốc tránh đọng nước mưa.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Phần mái dốc dùng chất liệu trong mờ lấy sáng cho toàn bộ không gian nhà nhưng vẫn đảm bảo tránh mưa ướt. Phía dưới là hệ thống cây xanh lọc không khí, lọc bụi và chống nóng. Những khung cửa kính lớn tăng cường sự đối lưu gió và thông thoáng xuyên suốt.
![]() | ![]() |
Ánh sáng tuy phủ rộng trong nhà nhưng những khu vực cần sự râm mát vẫn được đảm bảo, ví dụ như bếp nấu, phòng khách.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Phòng bếp và ăn rộng, thông với phòng khách.
![]() | ![]() |
Gần cửa đi vào nhà, kiến trúc sư đặt chậu cây nhỏ và chiếc ghế bập bênh để làm nơi thư giãn. Phía sau là bàn làm việc và vườn nhỏ luân chuyển ánh sáng, gió mát.
![]() | ![]() |
Tay vịn cầu thang bằng sắt sơn tĩnh điện với chiều cao đảm bảo độ an toàn khi sử dụng.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Bậc cầu thang tiếp nối giữa các tầng so le tạo thành góc đọc sách, đón nắng chill cho cả nhà. Vì nhà có nhiều ánh sáng tự nhiên nên ban ngày hoàn toàn không cần dùng đến đèn điện, nên kiến trúc sư chỉ lắp đèn led ống bơ, tạo ánh sáng vàng nhạt, ấm áp cho buổi tối.
Quỳnh Nga
" alt=""/>Thiết kế xanh trong nhà phố, không gian tăng cường kết nối các thành viên"Mọi người cùng hát, cổ vũ cho nhau mỗi khi đạp lên dốc. Tôi có thể thấy niềm vui của những người trẻ. Đó không chỉ đơn thuần là chuyến đạp xe", Liu Lulu, sinh viên tại Đại học Đại Nam, nói.