Tuy nhiên, điều này lại tỏ ra không cần thiết với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Chiến dịch bầu cử tổng thống vừa rồi là một ví dụ khi ông chủ yếu dựa vào mạng xã hội Twitter như một phương tiện truyền thông chính của mình.
Để thành công trong việc lôi kéo sự ủng hộ của đám đông, các tweet (dòng trạng thái) của Tổng thống Trump có chiến lược rất chi tiết. Nội dung những trạng thái của ông thường đề cập đến những vấn đề cụ thể, các tình huống mà người đọc cảm thấy bị xúc phạm, khó chịu hoặc tình trạng "đau buồn" của ông hiện tại. Ngoài ra, ông còn sử dụng một số từ rất nhiều lần, đôi khi viết hoa để nhấn mạnh vấn đề, hoặc những từ ngữ thiên về cảm xúc.
Khi nhìn vào trang Twitter cá nhân của Tổng thống Trump hiện tại, có thể thấy các tweet mới nhất của ông đều có các cụm từ như "keep America SAFE" (giữ cho nước Mỹ an toàn), "Witch Hunt" (săn phù thuỷ), "FAKE NEWS" (tin giả), "WIN"(chiến thắng), "Nice!" (tốt đẹp), "Why?" (tại sao).
Các nhà tâm lý học tại đại học New York phát hiện ra những dòng tweet có ngôn ngữ mang cả 2 yếu tố đạo đức và cảm xúc - thuộc một lĩnh vực gọi là "tâm lý đạo đức" (moral psychology) - sẽ có nhiều khả năng được chia sẻ bởi những người dùng khác có cùng quan điểm chính trị.
Nội dung này nằm trong nghiên cứu của nhóm mang tên "Cảm xúc hình thành sự khuếch tán nội dung đạo đức trong mạng xã hội" được đăng trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS).
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phân tích 563.312 dòng tweet từ nhiều người dùng có liên quan đến các vấn đề công cộng gây tranh cãi như kiểm soát vũ khí, biến đổi khí hậu và hôn nhân đồng tính, đồng thời đánh giá tỷ lệ thành công của mỗi tweet bằng số lần retweet (chia sẻ) nhận được.
Họ phát hiện ngôn ngữ thiên về cảm xúc và đạo đức làm tăng đáng kể lượng chia sẻ đối với những người cùng hệ tư tưởng, dù họ thuộc trường phái tự do hay bảo thủ. Ngoài ra, những tweet này cũng ít chịu sự phản đối từ nhóm người dùng có quan điểm khác.
Bên cạnh đó, những tweet sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt tình yêu hay sự tức giận được chia sẻ nhiều hơn các tweet truyền đạt nỗi buồn hoặc sự ghê tởm.
Trong khi nhiều nhà phê bình chính trị và xã hội cho rằng tweet của Tổng thống Trump "thô lỗ và hung hăng", đi ngược lại với sự bình tĩnh, đứng đắn thường thấy ở các chính trị gia, các tweet này lại được nhiều người biết tới hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, lý do đơn giản là bởi nó thể hiện được các cảm xúc thiên về đạo đức, gây ảnh hưởng tích cực đến người đọc và khiến họ chia sẻ nó cho những người khác cùng biết.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu kết luận: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi làm nổi bật tầm quan trọng của cảm xúc trong việc truyền tải thông điệp, đồng thời cho thấy được hiệu quả khi sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu về đạo đức. Ngoài ra, những phát hiện này còn cung cấp cái nhìn rõ hơn về cách mà chúng ta tiếp cận với những thông điệp đạo đức hay chính trị ngày nay".
Theo Zing
" alt=""/>Tuyệt chiêu đăng trạng thái của ông Donald Trump1. Tom Cruise:
Trước khi bán bản quyền làm phim cho Sony, Marvel Comics từng làm việc với một số xưởng phim tại Hollywood nhằm đưa Spider-Man lên màn ảnh rộng. Một trong số đó là Canon Films hồi cuối thập niên 1980. Khi ấy, đạo diễn Joseph Zito muốn chọn Scott Leva cho vai diễn.
Nhưng các nhà sản xuất lại nhắm Tom Cruise khi Top Gun (1986) làm mưa làm gió tại phòng vé. Song, Canon Films gặp thất bại thảm hại với Superman IV: The Quest for Peace (1987), tới nỗi ngân sách dành cho Spider-Man bị ảnh hưởng. Hậu quả là dự án dần trôi vào quên lãng.
2. Leonardo DiCaprio:
Thập niên 1990, Carolco Pictures và nhà sản xuất Menahem Golan dự định rót 50 triệu USD để thực hiện Spider-Man, và thuê James Cameron về làm đạo diễn. Mọi chuyện diễn ra khá hứa hẹn khi nhà làm phim dự định sử dụng nhiều ác nhân nổi tiếng như Dr. Octopus, Electro, Sandman…
Nhưng giữa các bên đầu tư xảy ra tranh cãi, và bản thân Carolco phá sản vào năm 1996, khiến dự án đổ bể. Ban đầu, James Cameron dự tính trao vai Spider-Man cho Edward Furlong, nhưng sau đó nhắm đến Leonardo DiCarpio. Họ cuối cùng tiến đến hợp tác ở Titanic (1997). Bản thân DiCaprio ngày ấy thừa nhận anh “chưa sẵn sàng để khoác lên mình bộ đồ một siêu anh hùng”.
3. James Franco:
Đi thử vai kép chính nhưng lại trúng kép phụ là điều rất bình thường đối với các diễn viên. James Franco chính là một trường hợp như thế khi lúc đầu anh muốn nhận vai Peter Parker. Nhưng hãng Sony rốt cuộc lại chọn Tobey Maguire, và mời Franco đóng vai Harry Osborn.
Tài tử thừa nhận anh có đôi chút thất vọng, nhưng nhân vật con trai của ác nhân Green Goblin cũng rất thú vị và giúp công chúng để ý tới mình nhiều hơn.
4. Jake Gyllenhaal:
Việc thay đổi diễn viên chính là điều nhà sản xuất rất hạn chế. Dù vậy, trong trường hợp bất đắc dĩ, họ vẫn buộc phải tìm người thay thế nếu như diễn viên hiện tại không thể ghi hình.
Ngay trước khi Spider-Man (2002) khởi quay, Tobey Maguire gặp chấn thương, đến nỗi nhà sản xuất đã tính đến chuyện mời Jake Gyllenhaal tới thay thế. Rất may là Maguire đã kịp hồi phục để tham gia dự án bom tấn của đạo diễn Sam Raimi.
5. Alden Ehrenreich:
Sau ba tập phim của Sam Raimi, hãng Sony quyết định làm mới thương hiệu, thay vì thực hiện tiếp Spider-Man 4. Rất nhiều tài tử đã mang trong mình hy vọng trở thành “Peter Parker tiếp theo”.
Trong số đó, Alden Ehrenreich đã tiến khá xa trong quá trình thử vai, dù khi ấy anh còn là gương mặt vô danh. Tới giờ, Ehrenreich vẫn mới dừng lại ở mức tiềm năng. Nhưng anh đang đứng trước cơ hội đột phá nhờ vai diễn Han Solo thời trẻ tuổi trong phần ngoại truyện của Star Wars chuẩn bị ra mắt trong năm 2018.
6. Anton Yelchin:
Cũng trong quá trình The Amazing Spider-Man của đạo diễn Marc Webb tuyển chọn diễn viên, ngôi sao quá cố Anton Yelchin từng được đánh giá là ứng cử viên nặng ký. Nhưng rốt cuộc anh trượt cả hai vai Peter Parker lẫn Harry Osborn trong sự tiếc nuối.
Song, tài tử người Nga vẫn tỏa sáng rực rỡ nhờ vai diễn Pavel Chekov ở loạt phim tái khởi động Star Trek. Nếu không đột ngột qua đời vì một tai nạn hi hữu liên quan tới xe hơi, sự nghiệp của Anton Yelchin chắc chắn sẽ còn tiến rất xa.
7. Logan Lerman:
Trước khi trở thành Peter Parker thứ hai trên màn ảnh rộng sau Tobey Maguire, Andrew Garfield còn đánh bại một ứng cử viên nặng ký khác. Đó là Logan Lerman - người chuyên sắm vai những nhân vật có vẻ ngoài mọt sách, rụt rè, nhưng sở hữu sức mạnh không ngờ bên trong. Không thể sắm vai Người Nhện, Lerman tiếp tục tìm đến loạt phim chuyển thể Percy Jackson và sở hữu lượng fan nhất định kể từ đó.
8. Josh Hutcherson:
Một gương mặt nữa “vô duyên” với vai diễn Spider-Man là Josh Hutcherson - người được khán giả mến mộ qua Bridge to Terabithia (2007) và Journey to the Center of the Earth (2008). Nhưng sự nghiệp của anh cũng sớm “cất cánh” mà không cần Người Nhện khi tài tử có cơ hội hóa thân thành Peeta trong loạt phim chuyển thể The Hunger Games.
9. Aaron Taylor-Johnson:
Quá trình tuyển chọn Người Nhện cho The Amazing Spider-Man (2012) lôi kéo rất nhiều ngôi sao trẻ, và một ứng cử viên khác là Aaron Taylor-Johnson sau thành công của Kick-Ass (2010).
Tuy không trở thành người hùng nhả tơ, anh sớm được Marvel Studios để mắt tới và chọn hóa thân thành siêu anh hùng tốc độ Quicksilver. Song, khả năng Aaron Taylor-Johnson trở lại trong MCU hiện là rất thấp sau khi nhân vật bỏ mạng trong Avengers: Age of Ultron (2015).
10. Asa Butterfield:
Khi quyết định hợp tác làm phim Người Nhện, cả Sony Pictures lẫn Marvel Studios đều mong muốn tìm hướng đi mới mẻ cho nhân vật biểu tượng. Trước khi Tom Holland được chọn, Asa Butterfield là gương mặt hiếm hoi đi đến vòng thử vai cuối cùng, có cơ hội thử diễn chung với Robert Downey Jr. Sở hữu gia tài điện ảnh đồ sộ, trong đó có bộ phim Hugo (2011) nổi tiếng của Martin Scorsese, Butterfield là cái tên lý tưởng trong suy nghĩ của nhiều người. Nhưng kết quả cuối cùng lại là chiến thắng dành cho Tom Holland.
Theo GameK
" alt=""/>10 ngôi sao sáng giá từng lỡ vai Người Nhện trong lịch sử