Năm 2022 có ít nhất 4 quy định mới liên quan đến việc học, sát hạch, cấp giấy phép lái xe ô tô mà học viên cần biết
Xe Giao thông điểm qua 4 thay đổi về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) ô tô tại Việt Nam từ năm 2022 mà học viên cần biết, dưới đây:
Sử dụng thiết bị giám sát học viên học lái xe ô tô
Theo thông tư Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, quy định về việc trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên trong đào tạo lái xe ô tô được yêu cầu thực hiện từ ngày 1/1/2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quy định này được lùi thời điểm thực hiện đến ngày 1/1/2022.
Thêm nội dung thi bằng lái ô tô từ ngày 1/6/2022
Cũng trong Thông tư 38/2019/TT-BGTVT đặt ra lộ trình sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để áp dụng thi sát hạch lái xe từ ngày 1/5/2021. Nhưng cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quy định này đã được lùi thời điểm thực hiện.
Theo khoản 12, điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định: Trung tâm sát hạch lái xe sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 1/6/2022.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 1/6/2022.
Quy định học lái xe ô tô với cabin mô phỏng sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2022
Học lái xe ô tô với cabin mô phỏng từ ngày 1/7/2022
Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định cơ sở đào tạo sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 31/12/2021. Trang bị và sử dụng cabin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/7/2022.
Thời gian học của mỗi học viên đối với nội dung này được quy định 3 giờ đối với chương trình đào tạo lái xe hạng B1, B2, C và 1 giờ đối với chương trình đào tạo nâng hạng lái xe (nâng hạng từ B1 tự động số lên B1 thì không phải học).
Như vậy, với 2 sự thay đổi ở mục 2 và 3, học viên sẽ phải thi thêm các nội dung, gồm: Thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và Thi sát hạch trong cabin ô tô mô phỏng.
Với những thay đổi trên, người thi sát hạch sẽ phải trải qua 4 nội dung thi thay vì 3 như trước đây
Thay đổi trình tự công nhận kết quả thi bằng lái ô tô
Với việc bổ sung nội dung thi sát hạch Bằng lái xe ô tô từ ngày 1/6/2022, thứ tự thi cùng trình tự công nhận kết quả thi cũng có sự điều chỉnh.
Theo đó, người thi sát hạch sẽ phải trải qua 4 nội dung thi, gồm: Sát hạch lý thuyết; Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; Thực hành lái xe trong hình; Thực hành lái xe trên đường.
Việc công nhận kết quả thi đối với người thi Bằng lái xe ô tô các hạng được thực hiện như sau: Nếu không đạt lý thuyết, không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng. Nếu không đạt nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng, không được thi thực hành trong hình. Nếu không đạt nội dung thực hành trong hình, không được thi sát hạch lái xe trên đường.
Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành trong hình nhưng không đạt kết quả nội dung lái xe trên đường, được bảo lưu kết quả trong 1 năm.
Đạt cả lý thuyết, lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe (trong hình và trên đường) sẽ được công nhận trúng tuyển và cấp Bằng lái xe.
Theo Báo Giao thông
Tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc thực hiện quy định lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe ô tô gặp nhiều khó khăn.
" alt=""/>Quy định mới liên quan đến thi bằng lái ô tô có hiệu lực năm 2022Một điểm cách ly Covid-19 tại huyện Lắk
Ngày 4/7, anh X. đi trên xe khách mang biển số 60B-03731 (nhà xe Tân Niên, tuyến Đồng Nai đi Kon Tum). Trong quá trình di chuyển, người này có mang khẩu trang và không tiếp xúc với ai trên xe.
Sáng 5/7, sau khi xuống xe tại Km92, quốc lộ14 (địa phận huyện Ea H’leo), anh X. tự đi xe máy về Trạm y tế xã Cư Mốt khai báo y tế, sau đó về nhà riêng tự cách ly và không tiếp xúc với ai.
Ngày 6/7, anh X. có biểu hiện gai người, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi đã liên hệ Trạm Y tế xã Cư Mốt và được tư vấn đến Trung tâm y tế huyện Ea H’Leo để theo dõi tình hình sức khỏe.
Tại đây, kết quả test nhanh thể hiện, anh X. dương tính với SARS-CoV-2. Tối 6/7, ngành y tế huyện Ea H’leo tiếp tục lấy mẫu của người này để xét nghiệm bằng phương pháp RT - PCR tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2
Sau khi phát hiện ca nhiễm trên, ngành Y tế huyện Ea H'Leo đã gửi báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đắk Lắk cách ly ca bệnh tại cơ sở y tế đồng thời khử khuẩn những nơi liên quan đến ca bệnh trên.
Theo CDC Đắk Lắk, có 21 trường hợp F1 là hành khách đi chung chuyến xe với anh X.
Ngay sau đó, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã thông tin đến tỉnh Gia Lai, Kon Tum để phối hợp truy vết.
Năm nay, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 ca mắc Covid-19, trong đó, 4 người đã được xuất viện.
Đăng Nguyên
Qua 3 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính SARS-CoV-2, bệnh nhân số 3237 và 3334 ở Đắk Lắk được cho xuất viện.
" alt=""/>Ca bệnh CovidKhông dẫn độ nghi phạm bạo hành trẻ em về Campuchia
Nghi phạm bạo hành trẻ em ở Campuchia sẽ bị xử lý thế nào?
Hôm nay, TAND TP.HCM cho biết vừa ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Nguyễn Thành Dũng (tức Dũng “cam”, 36 tuổi, quê TP Long Xuyên, tỉnh An Giang). Dũng là kẻ hành hạ bé trai người Campuchia, gây phẫn nộ trong dư luận xã hội năm 2016.
Trước đó, gia đình Dũng "cam", đã có đơn xin cho bị can được tại ngoại để chữa bệnh. Sau khi các cơ quan chức năng xem xét, anh ta đã được cho tại ngoại.
Nguyễn Thành Dũng bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Hành hạ trẻ em".
![]() |
Bị can Nguyễn Thành Dũng |
Dũng “cam” là người đồng tính và bạn trai của Dũng là Stefan Struik - chủ trang trại ở tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Đối tượng này nghiện ma túy đá nặng.
Khoảng 15 - 16 giờ các ngày 10 - 16/8/2016, bà Neng Chin (công nhân tại đồn điền cacao) giao con là bé So Sao cho Dũng giữ giúp.
Do sử dụng ma túy đá, Dũng nhiều lần đưa bé So Sao ra ngoài dùng kẹp giấy, roi điện tự chế xâm hại, hành hạ bé rồi lấy điện thoại quay phim lại.
Sau đó, Dũng về Việt Nam, đưa điện thoại cho G., là cháu gọi Dũng bằng cậu đi cầm cố.
G. đưa điện thoại này cho bạn trai ở quận 4, TP.HCM sử dụng. Sau đó, người bạn trai này đưa điện thoại cho người hàng xóm là anh C. xem.
Khi mở điện thoại, anh C. phát hiện 49 đoạn video clip có cảnh một người đàn ông hành hạ một em bé vô cùng dã man nên đã tải hết về. Đến ngày 5/12/2016, anh C. đăng 13/49 clip trên lên tài khoản Facebook cá nhân.
Cục Cảnh sát hình sự (C45) Bộ Công an đã tiến hành điều tra, xác định người đàn ông trong clip là Nguyễn Thành Dũng (ngụ chung cư Sinh Lợi, khu Trung Sơn, Bình Chánh, TP.HCM). Sau khi bị bắt giữ, Dũng “cam” đã thừa nhận hành vi phạm tội.
Trước đó, ngày 21/6/2017, tòa sơ thẩm tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia đã xử Stefan Struik (tức Ly Heng), 54 tuổi, quốc tịch Hà Lan, người tình đồng tính của Dũng về tội “Không trình báo vị thành niên bị xâm hại” và “Che giấu tội phạm” 2 năm tù và phạt 4 triệu Riel.
Dù vắng mặt, nhưng Dũng “cam” vẫn bị tuyên 18 năm tù về tội “Xâm hại trẻ em”, ra lệnh bắt giam và buộc Dũng phải bồi thường 80 triệu Real cho gia đình nạn nhân.
Lý giải nguyên nhân bạo hành trẻ em, nghi can Dũng đổ thừa cho việc sử dụng ma túy, cần sa nên không kiểm soát hành vi.
" alt=""/>Kẻ hành hạ tàn độc bé trai Campuchia được tại ngoại do bệnh nặng