Đây là một trong những triển lãm du học có sự đa dạng về các chương trình học, các quốc gia tham dự, cùng các hoạt động sự kiện.
Tại sự kiện, học sinh, sinh viên quan tâm đến du học bậc đại học hay thạc sĩ, cao đẳng, du học ngôn ngữ có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với giám đốc tuyển sinh của các trường đại học từ hơn 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, Pháp, Hà Lan, Ireland, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Không chỉ vậy, sự kiện lần này còn có sự tham dự và đồng hành của EducationUSA - Văn phòng Giáo dục Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Education Ireland - Cơ quan giáo dục của chính phủ Ireland, Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức - DAAD và The National Council of Rectors - Cơ quan giáo dục của Romania. Các thông tin chính thức về hệ thống giáo dục, hệ thống hỗ trợ sinh viên quốc tế, các chương trình học bổng cấp quốc gia, thủ tục hồ sơ visa… sẽ được chia sẻ và trình bày tại các phần trình bày trong chuỗi các hội thảo bên lề sự kiện.
Bên cạnh đó, các học sinh, sinh viên cũng sẽ có cơ hội học hỏi thêm những kỹ năng và kiến thức cần thiết thông qua các phần chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu về chiến lược học bổng, cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học danh giá; bí quyết tìm trường đại học phù hợp với mỗi cá nhân. Các khách mời chuyên gia từ các văn phòng giáo dục chính phủ, cố vấn tuyển sinh đại học hay các bạn du học sinh với những thành tích học tập nổi bật sẽ giúp bạn giải đáp những lo lắng, băn khoăn về hành trình du học tương lai.
Em Nguyễn Phan Mỹ Linh, du học sinh trường Griffith College từng tham gia Triển lãm năm 2022 chia sẻ: “Trước khi đi học, em đã rất băn khoăn về việc chọn trường. Nhưng sau rất nhiều lần tham dự các triển lãm, em đã có cơ hội trao đổi trực tiếp với Ban tuyển sinh của trường Griffith College. Thầy, cô đã rất nhiệt tình chia sẻ những ưu điểm về ngành mà em học, mức học phí và cơ hội thực tập… Em cũng tham khảo thêm ý kiến của các anh chị đi trước. Em hiểu rằng việc chọn trường dựa trên rất nhiều yếu tố như chất lượng giáo dục, môi trường học tập. Có thể nói đây là “mốc” quan trọng cho hành trình phát triển của em.”
CEO của BMI - Times Higher Education, ông Samir Zaveri, chia sẻ: "Một trong những mục tiêu của triển lãm là khuyến khích phụ huynh đồng hành cùng các em học sinh trong hành trình quan trọng cho tương lai khi lựa chọn ngành, trường du học. Đây là cơ hội tuyệt vời để phụ huynh và học sinh tiếp cận trực tiếp với những ngôi trường giáo dục hàng đầu trên thế giới và tìm kiếm khóa học phù hợp nhất với định hướng học tập và nghề nghiệp của mình."
Tìm hiểu thêm về danh sách các trường đại học tham dự và lịch trình hội thảo tại sự kiện trên trang web chính thức của Triển lãm Du học Times Higher Education 2023 (https://vietnam.talkglobalstudy.com) Thông tin về sự kiện TP.HCM: |
Linh Trang
" alt=""/>Triển lãm du học Times Higher Education 2023 quy tụ 60 trườngCũng dành sự quan tâm lớn cho ngành Khoa học Sức khỏe, TSKH. Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định nhiều cơ hội nhất sẽ là lĩnh vực y học chính xác. Theo ông, cuộc sống chính là phần thưởng quý giá nhất.
“Bởi thế, những nghiên cứu, phát minh trong lĩnh vực y học chính xác giúp chữa các bệnh nan y như ung thư, AIDS hay các bệnh dịch tiềm ẩn… sẽ có nhiều ưu thế nhất năm nay”, vị chuyên gia nhận định.
Liên hệ đến Hội nghị COP28 tại UAE đang quy tụ đông đảo các chính trị gia và giới khoa học trên khắp thế giới, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN cho rằng biến đổi khí hậu cũng là một bài toán nan giải của cả nhân loại. Thậm chí, đây còn là thời điểm then chốt cho các hành động vì khí hậu khi các hiện tượng thời tiết cực đoan đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng khốc liệt hơn trên toàn cầu.
“Phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn đang được xem là vũ khí quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bởi thế, đây cũng là một lĩnh vực giàu triển vọng”, ông Khải bổ sung.
Nhận định này nhận được nhiều sự đồng tình của các nhà khoa học quốc tế. Theo GS. Thalappil Pradeep, chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2022 cho Nhà khoa học từ các nước đang phát triển, trong thế giới hiện nay, thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt là biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và bất bình đẳng...
Vị Giáo sư người Ấn Độ cho rằng, từ góc nhìn riêng, mỗi người đều thấy được những điều tốt đẹp trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, ông tin tưởng, Hội đồng Giải thưởng VinFuture, với nhiều đại diện có nền tảng xuất sắc, sẽ nhận thấy điều gì là tốt cho thế giới và chắc chắn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn.
Trong khi đó, TS. Van Schepler-Luu tại Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế ở Phillippines (IRRI) dự đoán các nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, chỉnh sửa gen hoặc các dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu sẽ được chú ý và có khả năng đoạt giải năm nay.
“Đây là các lĩnh vực nổi bật và cấp thiết hiện nay, đặc biệt khi chúng ta đối mặt với những thách thức to lớn về môi trường và sức khỏe, cũng như cần sự phát triển của công nghệ thông minh để giải quyết các vấn đề xã hội”, “nhà lúa học” gốc Việt phân tích.
Chủ đề mùa giải mang tầm nhìn toàn cầu, ý nghĩa nhân văn và thời đại
“Chung sức toàn cầu” cũng chính là chủ đề của Giải thưởng VinFuture năm nay. Với thông điệp đó, VinFuture mùa 3 đã nhận được 1.389 hồ sơ đề cử từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ - tăng gấp 3 lần so với mùa giải đầu tiên.
TSKH. Nghiêm Vũ Khải cho biết ông đặc biệt ấn tượng với sự trưởng thành nhanh chóng của giải thưởng KHCN toàn cầu đầu tiên do người Việt khởi xướng. Tuy mới bước sang mùa giải thứ 3 nhưng VinFuture đã trở thành một trong những giải thưởng uy tín tầm cỡ thế giới về KHCN và đổi mới sáng tạo.
Theo ông, “Chung sức toàn cầu” là một chủ đề mang tính nhân văn và thời đại và cũng là một đòi hỏi cấp bách của nhân loại.
“Chủ đề thể hiện tầm nhìn lớn lao và bao quát của Giải thưởng khi không chỉ gắn kết các nhà khoa học với nhau mà còn gắn kết cả nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế, người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khu vực và quốc tế… cùng chung tay giải quyết những bài toán lớn mà nhân loại đang phải đối mặt”, ông Khải phân tích.
Theo vị chuyên gia, nhiều vấn đề mới phát sinh hiện nay, như biến đổi khí hậu, đại dịch… đã vượt qua biên giới quốc gia và trở thành những thách thức toàn cầu. Nếu chỉ dùng những nguồn lực đơn lẻ, riêng biệt thì không thể giải quyết được. Ngược lại, “chung sức toàn cầu” còn giúp ngày càng nhiều người dân trên thế giới được thụ hưởng những thành quả mà KHCN mang lại.
Chủ đề này cũng được GS. David Neil Payne, đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2022, đánh giá rất cao.
“Sự đoàn kết nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề chung có ý nghĩa lớn và những giải thưởng như VinFuture sẽ là nhân tố đặc biệt quan trọng để làm bền chặt hơn sợi dây liên kết ấy”, GS. Payne nhìn nhận.
Trong khi đó, GS. Pieter Cullis cho rằng nội hàm “chung sức toàn cầu” trên thực tế đã được thể hiện xuyên suốt trong 2 mùa giải vừa qua. Những công trình đạt Giải thưởng Chính của mùa 1 và 2 đều là tổ hợp của các nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo GS. Cullis, có những công trình nghiên cứu riêng lẻ mãi mãi không đi đến đích nhưng khi “chung sức” thì lại có thể tạo ra những giá trị đột phá.
“Việc đề cao tính liên ngành chính là một tiêu chí rất khác biệt của VìnFuture so với các giải thưởng quốc tế khác. Nó cho thấy tầm nhìn cũng như tầm vóc toàn cầu của một giải thưởng với sứ mệnh phụng sự nhân loại”, nhà khoa học người Canada nhận định.
Chủ nhân của các giải thưởng VinFuture với tổng trị giá 4,5 triệu USD sẽ lộ diện trong Lễ trao giải diễn ra vào tối ngày 20/12 tới tại Hà Nội. Đây sẽ là thời khắc quan trọng, vinh danh những nhà phát minh của những công trình đột phá, “chung sức toàn cầu” góp phần kiến tạo môi trường sống bền vững và một cuộc sống tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.
Thanh Hà
" alt=""/>Cộng đồng khoa học dự đoán lĩnh vực sẽ ‘lên ngôi’ tại VinFuture mùa 3