Đầu tháng 12/2017 vừa qua, Gimasys, đối tác về Cloud của Google tại Việt Nam đã tổ chức chuỗi sự kiện về “Chuyển đổi số và An toàn thông tin với Google Cloud” tại hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Sau thành công của hội thảo với cùng chủ đề “Chuyển đổi số và An toàn thông tin với Google Cloud” tại TP.HCM diễn ra tháng 9/2017, chuỗi sự kiện lần này tiếp tục thu hút được sự quan tâm của các hiệp hội, đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia về CNTT tại các tỉnh. Tại đây, Gimasys đã cùng các CEO, CIO chia sẻ, thảo luận về việc ứng dụng công nghệ Google để chuyển đổi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ.
Cùng chung mối quan tâm về chủ đề chuyển đổi số, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra tại buổi hội thảo để các bên cùng thảo luận: “Liệu việc chuyển đổi có thật sự cần thiết với mọi doanh nghiệp không? Hay chỉ một số ngành, lĩnh vực nhất định mới chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 này?”
Trả lời câu hỏi này, bà Lê Thị Mai - đại diện Gimasys cho rằng, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều mang đến những thách thức cũng như mở ra những cơ hội nhất định và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không phải là ngoại lệ.
“Tuy nhiên, khác với các cuộc cách mạng trước, có thể nói cách mạng công nghiệp 4.0 đang chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số, phát triển với tốc độ chóng mặt và làm cho cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mang đậm dấu ấn công nghệ. Đã gọi là “cách mạng” thì cái cũ chắc chắn sẽ bị thay thế và việc “chuyển đổi” không còn là lựa chọn “nên” hay “không nên” mà là điều tất yếu nếu doanh nghiệp muốn tồn tại”, bà Lê Thị Mai cho hay.
" alt=""/>Gimasys: Muốn tồn tại doanh nghiệp tất yếu phải chuyển đổi trong cách mạng công nghiệp 4.0Samsung loại bỏ nút Home vật lý ở mặt trước của bộ đôi S8 nên đành chuyển tạm cảm biến vân tay của các máy này ra vị trí cao cao sát camera ở mặt lưng tương đối bất tiện trong thao tác hằng ngày.
Một số nhà sản xuất smartphone theo xu hướng màn hình tràn viền như LG, Oppo, Vivo, Huawei… vẫn chọn được vị trí đắc địa cho cảm biến vân tay ở mặt lưng để vừa tầm tay thao tác.
Tuy vậy, một nhóm rất lớn người dùng vẫn quen với nút Home ở mặt trước. Phím Home khi đặt ở vị trí này thuận tiện đối với nhiều thao tác, và đây cũng là nơi đặt cảm biến vân tay rất tốt. Dù vậy, phím Home vật lý như thông thường không thể đặt ở vị trí này do đây là khu vực dành cho màn hình. Chính vì thế một phím Home cảm ứng, tích hợp sẵn cảm biến vân tay dưới lớp kính màn hình là giải pháp được nghĩ tới.
Giải pháp này từ phòng thí nghiệm sẽ được tung ra thị trường tiêu dùng để người yêu công nghệ được dịp chào đón xu hướng công nghệ hứa hẹn sẽ bùng nổ trên smartphone của năm 2018.
Nền tảng công nghệ
Hiện tại có ít nhất hai công ty đang vùi đầu nghiên cứu công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình trong phòng thí nghiệm của họ dưới những tên gọi khác nhau: Qualcomm với Snapdragon Sense ID, Synaptics với Clear ID…
Sense ID là nghiên cứu vốn được Qualcomm công bố từ năm 2015. Công nghệ này sử dụng sóng siêu âm để nhận dạng vân tay bằng cách đi xuyên qua lớp ngoài cùng của da để nhận biết chính xác các chi tiết ba chiều trên đầu ngón tay, cũng như đặc thù những đường lồi lõm của vân tay.
Sóng siêu âm giúp xác thực vân tay hiệu quả kể cả khi ngón tay bị ướt, bám bẩn – thách thức đáng kể của phần lớn cảm biến vân tay điện dụng hiện tại.
Công nghệ cảm biến vân tay mới của Qualcomm còn có thể nhận diện vân tay thông qua nhiều chất liệu tiếp xúc khác nhau, kể cả: kính, nhôm, thép không gỉ, sapphire và nhựa. Do đó các nhà sản xuất toàn quyền lựa chọn vị trí phù hợp để đặt cảm biến trên máy: màn hình cảm ứng, viền máy hoặc vỏ máy để làm nơi nhận diện vân tay.
Hãy tưởng tượng nếu phiên bản tiếp theo của iPhone X áp dụng cảm biến vân tay dưới màn hình, thì người dùng sẽ không cần phải tiếc nuối vì sự vắng mặt của Touch ID mà vẫn có thể gắn bó với thiết kế màn hình tràn viền khuyết tai thỏ đặc trưng.
Về sản phẩm thực tế, vào cuối tháng 6 vừa qua, Vivo đã hợp tác với Qualcomm để giới thiệu công nghệ cảm biến vân tay siêu âm trong một buổi trình diễn tại triễn lãm MWC Thượng Hải với nguyên mẫu Xplay6.
![]() |
Mẫu thử này sử dụng công nghệ cảm biến vân tay siêu âm từng được Qualcomm công bố.
Cảm biến vân tay siêu âm mới nhất của Qualcomm có thể nhúng dưới màn hình OLED dày đến 1,2mm. Nhưng hạn chế vẫn tồn tại khi trong thử nghiệm mới đây trên mẫu smartphone thử nghiệm thì tốc độ nhận dạng vân tay vẫn còn chậm khi mất khoảng 1 giây và diện tích nhận dạng khá nhỏ.
Trước đó, vào năm 2016, Qualcomm cũng từng cùng với Xiaomi trình làng bộ đôi Mi 5s và 5s plus tích hợp cảm biến vân tay siêu âm. Nhưng có vẻ như do thời điểm xuất hiện của công nghệ bảo mật trên hay thiết bị này chưa thực sự thích hợp vì chưa thể hiện lợi ích khi hòa cùng xu hướng smartphone không viền của hiện tại, cũng như vị trí đặt cảm biến vẫn không hề gọn hơn cảm biến vân tay điện dung truyền thống khi vẫn chiếm một không gian riêng ở viền bên dưới màn hình nên chưa thực sự tạo cú hích cho sự bùng nổ của cảm biến vân tay siêu âm đến từ Qualcomm.
Bên cạnh Qualcomm, thì Synaptics – công ty chuyên sản xuất cảm biến và trackpad máy tính – vừa đánh dấu bước tiến mới của hãng khi vừa giới thiệu Clear ID có thể nhận diện vân tay thông qua cảm biến đặt ngay bên dưới màn hình.
" alt=""/>Smartphone 2018 sẽ có cảm biến vân tay dưới màn hình?Không chờ tới triển lãm di động MWC 2017 diễn ra cuối tháng này, Huawei mới đây vừa ra mắt tới 2 mẫu smartphone với tên gọi Honor 8 Lite và Honor V9 (Honor là một thương hiệu thuộc sở hữu của Huawei). Trong số này, model sau là đáng chú ý hơn và cao cấp hơn.
Honor V9 sở hữu màn hình 5,7 inch Quad HD, chip 8 nhân Kirin 960 giống trên Huawei Mate 9. Máy có 4 GB hoặc 6 GB RAM, cùng bộ nhớ lưu trữ 64 GB hoặc 128 GB. Honor V9 được trang bị pin 4.000 mAh hứa hẹn cho thời gian sử dụng tốt.
Ở mặt sau chúng ta có cảm biến vân tay được thiết kế cạnh 2 camera chụp ảnh với độ phân giải 12 MP (khẩu độ f/2.2). Máy chạy Android 7.0 Nougat với giao diện EMUI 5 do chính Huawei phát triển.