Ảnh chụp tiểu hành tinh Ryugu do camera trên tàu Hayabusa2 ghi lại (Ảnh: JAXA).
Nếu như con người chưa thể "thuộc địa hóa" thế giới ngoài hành tinh, thì vi khuẩn đã nhanh tay làm điều đó trước chúng ta.
Theo Space, mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu được thu thập bởi tàu vũ trụ Hayabusa2 của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã bị "xâm chiếm" trước khi các nhà nghiên cứu có thể phân tích kỹ hơn về nó.
"Hung thủ" không đâu khác, chính là những vi khuẩn sống dạng sợi, rất phổ biến trong môi trường đất và đá trên Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong vòng 1 tuần sau khi đưa mẫu vật vào bầu khí quyển của Trái Đất, 11 vi khuẩn đã có mặt trên bề mặt của nó. Chỉ một tuần sau, số lượng những "kẻ định cư" đã tăng lên 147.
"Thật ngạc nhiên khi tìm thấy vi khuẩn trong mẫu đá ngoài hành tinh", Matthew Genge, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London, cho biết.
"Chúng tôi thường làm sạch các mẫu thiên thạch và vi khuẩn hiếm khi xuất hiện trên chúng. Tuy nhiên, chỉ cần một bào tử vi khuẩn là đủ để gây ra sự xâm chiếm".
Mặc dù những kết quả này không thực sự cho chúng ta biết bất cứ điều gì về sự sống ngoài Trái Đất, nhưng nó cho thấy khả năng phát triển và sức chịu đựng của các dạng sống trên Trái Đất, đặc biệt là vi sinh vật.
Những phát hiện này cũng có ý nghĩa đối với những tác động mà tàu vũ trụ, xe tự hành, hoặc các vật thể thám hiểm gây ra trên các hành tinh mà chúng ghé thăm.
"Vi sinh vật có thể dễ dàng chuyển hóa và tồn tại trên các vật liệu ngoài Trái Đất", nhóm nghiên cứu nhấn mạnh. "Điều này có thể mở ra những khám phá mới về ô nhiễm môi trường không gian. Nó cũng cho thấy các vi sinh vật trên cạn có khả năng xâm chiếm nhanh chóng".
Tàu vũ trụ Hayabusa2 tiếp cận tiểu hành tinh Ryugu vào tháng 6/2018. Tàu sau đó đã dành 1 năm để nghiên cứu tiểu hành tinh có đường kính khoảng 900 mét, trước khi đào qua lớp bề mặt của tiểu hành tinh này và lấy mẫu.
Mẫu vật "vô giá" này đã được trả về Trái Đất vào tháng 12/2020, nhưng tới nay nhóm sứ mệnh vẫn tiếp tục nghiên cứu về nó.
" alt=""/>Vi khuẩn Trái Đất đang tàn phá "sứ giả" ngoài hành tinhBắc Ninh được xem là “xứ sở” của những lễ hội văn hóa với 547 lễ hội lớn, nhỏ, được tổ chức chủ yếu vào mùa xuân. Mỗi lễ hội của Bắc Ninh đều có những dấu ấn văn hóa riêng. Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là lễ hội văn hóa dân ca quan họ như hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du); hội làng Diềm (xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh)… hay những lễ hội tâm linh như lễ hội Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du); lễ hội Đền Đô (thị xã Từ Sơn)…
Nhằm sẵn sàng đón hàng nghìn lượt du khách trẩy hội mỗi năm, Bắc Ninh thực hiện nhiều phương án, chính sách vừa đảm bảo an toàn, vừa phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách.
Điểm ghi nhận trước tiên là đưa khu dịch vụ ra xa khu tâm linh tạo sự tôn nghiêm trong di tích. Như tại hội Lim, các trò chơi điện tử, mô tô bay được đặt phía cánh đồng, cách xa khu vực thờ cúng.
![]() |
Để tạo nét đẹp văn minh cho những lễ hội văn hóa, đặc biệt là những lễ hội văn hóa dân ca quan họ như hội Lim, Bắc Ninh siết chặt công tác quản lý, nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ “ngả nón, mời trầu nhận tiền thưởng”. Đồng thời, tại các lán trại chỉ được phép hát giao lưu quan họ, khuyến khích dùng nhạc cụ dân tộc, nghiêm cấm hát nhảy đồng, sử dụng âm thanh loa máy có công suất lớn. Bắc Ninh cũng không cho phép các hành vi đổi tiền lẻ, ăn mày, ăn xin trong hội gây ảnh hưởng không gian lễ hội.
Tại hội Lim cũng như nhiều lễ hội khác, Bắc Ninh chú trọng phục dựng nhiều trò chơi truyền thống, tiêu biểu trong đó có trò chơi truyền thống mang đậm văn hóa của người quan họ như đu tiên và những trò chơi phổ biến thu hút du khách như đập niêu, chọi gà, vật, bắt vịt, nhảy bao bố… Ngoài ra, tại một số lễ hội cũng xuất hiện dịch vụ vừa mang nét truyền thống đồng thời thu hút giới trẻ như viết thư pháp, cho thuê trang phục quan họ truyền thống… tạo thêm sức hút mới cho lễ hội.
Song song với công tác quản lý lễ hội, Bắc Ninh tăng cường quy hoạch, tu bổ các di tích nơi diễn ra lễ hội như tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Kinh Dương Vương; đầu tư xây dựng quảng trường vùng Lim với hệ thống đài phun nước, sân, nhà vệ sinh công cộng… tạo cảnh quan không gian lễ hội sạch đẹp.
Sẵn sàng mùa lễ hội 2021 an toàn
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19, Bắc Ninh vẫn giữ hình ảnh là một trong những điểm đến an toàn cho du khách.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh đón khoảng 1,1 triệu lượt khách du lịch, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2019; tổng doanh thu du lịch ước đạt 748 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ.
![]() |
Năm 2021 Bắc Ninh tiếp tục tập trung vào chương trình hát quan họ trên thuyền, các làng nghề, lễ hội lớn, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch Bắc Ninh an toàn và thân thiện. Tại hội Lim cũng như các lễ hội đắc sắc khác trong tỉnh, Bắc Ninh chủ trương chuẩn bị phương án ứng phó với dịch bệnh, vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và du khách. Đồng thời vận động nhân dân hạn chế đốt đồ mã, vàng mã; hướng dẫn cộng đồng dân cư cam kết không lạm dụng rượu, bia trong lễ hội.
Cùng với đó, Bắc Ninh tăng cường các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông,… nhằm đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn du khách đến dự lễ hội. Ban tổ chức cũng chủ động công tác dọn dẹp vệ sinh, bố trí nhà vệ sinh và thùng rác lưu động để đảm bảo tối đa công tác vệ sinh môi trường.
Đình Sơn
" alt=""/>Bắc Ninh nỗ lực tạo dựng không gian lễ hội đúng nghi lễ, đậm bản sắcVợ chồng tôi cũng từng là những người rất nhiều trăn trở về chuyện mua nhà. Lúc đó, tổng lương của cả hai chỉ được khoảng hơn 40 triệu đồng một tháng. Số tiền tiết kiệm vất vả của hai đứa cố lắm cũng chỉ được hai tỷ đồng. Tất nhiên, chúng tôi cũng không đủ để mua một căn chung cư ra hồn ở Hà Nội.
Sau một thời gian suy nghĩ, tôi và vợ quyết định từ bỏ ý định mua nhà bằng mọi giá. Thay vào đó, chúng tôi đi thuê nhà để ở, với số tiền bảy triệu đồng một tháng. Số tiền còn dư, chúng tôi dành để mua ôtô đi lại cho sướng.
Từ chỗ phải thay đổi kế hoạch, chúng tôi nhận ra cuộc sống của mình giờ đây tốt hơn nhiều so với suy nghĩ trước đó, cụ thể:
Thứ nhất, chúng tôi thuê một căn hộ chung cư đầy đủ tiện nghi, nằm ngay gần công ty, nên rất thuận tiện đi lại. Sau này, nếu có chuyển việc sang công ty khác, chúng tôi cũng có thể dễ dàng chuyển nơi thuê nhà ngay lập tức. Chuyện dọn nhà bây giờ cũng đơn giản vì chỉ cần gọi công ty vận chuyển, mất khoảng hai, ba triệu đồng là được phục vụ từ A đến Z, chẳng phải động tay, động chân, mệt mỏi gì cả.
>> Ăn sáng 5.000 đồng để mua nhà Sài Gòn
Thứ hai, trong quá trình sinh sống, nếu gặp phải hàng xóm không thân thiện, hay phong thủy nhà không tốt, chúng tôi cũng có thể kết thúc hợp đồng và chuyển đi nơi khác. Trong khi đó, một người chị đồng nghiệp của tôi mua hẳn một căn chung cư hiện đại nhưng hàng xóm ồn ào, liên tục gây sự, nhưng mãi vẫn chưa thể chuyển đi được.
Thứ ba, nhờ không phải chịu áp lực trả nợ mua nhà nên mỗi tháng hai vợ chồng tôi đều tranh thủ đi du lịch một tỉnh phía Nam. Cuối tuần, tôi lái xe đưa vợ con về quê thăm ông bà, vườn tược. Chúng tôi còn xây một căn nhà to ở quê, vừa cho ba mẹ an hưởng tuổi già, vừa để sau này về đó dưỡng già, hưởng bầu không khí trong lành, yên tĩnh.
Tôi thấy, nhiều người rất tội, cứ cố gắng cả đời, chăm chăm tiết kiệm tiền của, nhưng con cái sau này phá hết. Tôi chỉ có cái nhà ở quê, sau này mất đi để lại cho con là hết. Giờ mỗi lần đi ôtô về quê chơi, hàng xóm nhìn chúng tôi có nhà to, ai cũng nghĩ tôi thành đạt. Ba mẹ tôi nhờ đó cũng thêm tự hào với làng xóm.
Thực tế, nguồn cung căn hộ với giá quanh mức một tỷ đồng tại Hà Nội đã có dấu hiệu suy giảm trong giai đoạn 2018-2020. Từ năm 2020 đến nay, thủ đô gần như "tuyệt chủng" chung cư thương mại giá rẻ. Trong khi đó, theo một khảo sát gần đây của VnExpress, hơn một nửa trong số 3.100 người tham gia trả lời rằng chỉ có khả năng mua nhà dưới hai tỷ đồng.
" alt=""/>'Hai tỷ đồng thuê nhà cho khỏe'