Ngày 6/6/2018, Ngày Sáng tạo Huawei châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 4 đã được tổ chức tại Bangkok. Đồng tổ chức bởi Huawei Technologies và Bộ Khoa học và Công nghệ Thái Lan, chủ đề của sự kiện năm nay là "Sáng tạo cho một Châu Á-Thái Bình Dương kỹ thuật số". Gần 300 người tham dự đến từ các cơ quan chính phủ, từ các ngành và các tổ chức nghiên cứu, đào tạo đã cùng thảo luận và khám phá cách thức hạ tầng kỹ thuật số thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số, làm phong phú cuộc sống, thúc đẩy sự sáng tạo và giúp nuôi dưỡng một hệ sinh thái cùng chia sẻ thành công.
Là một trong những thị trường mới nổi sôi động nhất trên thế giới, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với làn sóng số hóa các ngành, các lĩnh vực, với một nền kinh tế số đang phát triển theo bước nhảy vọt mỗi ngày. Tại sự kiện này, ông Somkid Jatusripitak, Phó Thủ tướng Thái Lan, đã có một bài phát biểu quan trọng, trong đó ông chia sẻ về chiến lược "tiến tới kỹ thuật số" của Thái Lan và làm thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi và hiện đại hóa nền kinh tế Thái Lan.
Những sáng tạo về ICT đang trở thành một công cụ quan trọng của “Thái Lan 4.0”. Ảnh hưởng của số hóa đang tràn vào các ngành, các lĩnh vực, giúp các công ty tăng năng suất, giảm chi phí và tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Điều này cuối cùng mở đường cho các mô hình kinh doanh và thị trường mới, mang lại cơ hội phát triển mới cho tất cả.
Ông Somkid Jatusripitak tái khẳng định cam kết của chính phủ Thái Lan trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho sáng tạo kỹ thuật số, nhấn mạnh vai trò của Huawei như là một nhân tố đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp ICT Thái Lan. Ông nói rằng ông muốn thấy sự hợp tác sâu sắc hơn giữa Thái Lan và Huawei.
Ông Guo Ping, Chủ tịch luân phiên của Huawei, cũng có một bài phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái kỹ thuật số: "Nhiều nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã xác định hành trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ. Nhưng sự phát triển không đồng đều. Khoảng cách giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển ngày càng mở rộng, và chúng ta thấy sự xuất hiện của hiệu ứng Matthew, nơi các nền kinh tế tiên tiến kỹ thuật số tạo ra lợi nhuận lớn hơn trên cơ sở hạ tầng của họ và vượt hơn các nền kinh tế kém phát triển. Tuy nhiên, chúng ta có thể cùng hợp tác để vượt trước xu hướng này".
" alt=""/>Huawei muốn hợp tác với các nước châu Á![]() |
Về cơ bản, nhiệm vụ của Internet là truyền thông tin từ điểm A tới điểm B. Các điểm này đều là địa chỉ Internet và chính là thứ các thiết bị bạn đang sử dụng kết nối vào. Thông tin được truyền qua web tới máy chủ dữ liệu Internet tại các trung tâm dữ liệu vòng quanh thế giới. Cách đây một thập kỷ, lượng dữ liệu đi qua các trung tâm này vào khoảng 9,5 nghìn tỷ gigabyte. |
![]() |
Thông tin được chuyển tới và đi từ máy chủ thường qua các tuyến cáp biển liên lục địa. Toàn bộ hạ tầng Internet thế giới đang dựa vào cáp biển do có tốc độ nhanh hơn và chi phí rẻ hơn vệ tinh. Tuy nhiên, để xây dựng các tuyến cáp biển khắp đại dương, con người phải mất tối thiểu 200 năm. |
![]() |
Internet ngày nay được xây dựng từ 300 tuyến cáp biển với chiều dài xấp xỉ 900.000 km. 97% dữ liệu liên lục địa được truyền qua các tuyến cáp này, theo thông tin từ diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - TBD. Trong ảnh là tuyến cáp biển SeaMeWe-3 dài nhất thế giới nối Đức với Hàn Quốc và tới Australia có chiều dài tổng cộng 38.6000 km. |
![]() |
Xây dựng một tuyến cáp biển thường mất vài tháng với chi phí hàng triệu USD. Đảm nhận công việc này là các tàu rải cáp cỡ lớn. Một số loại cáp được chôn sâu 7,6 km dưới mực nước biển để tránh thảm họa sóng thần, ăn mòn, vô tình vướng vào lưới đánh cá, hay cá mập cắn. |
![]() |
Khi cáp biển đứt, việc xử lý được giao cho những con tàu đặc biệt. Chỉ tính riêng Đại Tây Dương, mỗi năm cáp đứt ít nhất 50 lần, theo số liệu của MIT Tech Review. Thông thường, tàu sửa chữa sẽ kéo đoạn cáp đứt lên khỏi mặt nước, nối lại và thả xuống biển. |
![]() |
Cáp biển kết thúc hành trình tại các trạm cập bờ, sau đó đi theo các tuyến cáp ngầm dưới đất tới trung tâm dữ liệu. Việc thi công và bảo dưỡng cáp ngầm dưới đất dễ dàng hơn nhiều cáp biển. Cáp ngầm thường đi theo hạ tầng giao thông quốc gia. Hầu hết tuyến cáp ngầm của Mỹ đều nằm dưới trục giao thông chính và đường sắt quốc gia. |
![]() |
Với tuyến cáp chôn dưới mặt đất khô ráo, việc thi công được thực hiện rất thận trọng để tránh bị xâm phạm (đào lên). Chúng thường đi theo hệ thống ống dẫn khí hoặc đặt bên trong đường ống cũ, trên mặt đất cắm biển báo cấm xâm phạm. Tuy vậy, tuyến cáp này vẫn có thể tổn thương từ thảm họa thiên nhiên như động đất. |
![]() |
Tuyến cáp tiếp tục hành trình tới các trung tâm dữ liệu trong những tòa nhà biệt lập, không bảng hiệu, tránh xa khu dân cư để không bị nhòm ngó. Do tính chất quan trọng của trung tâm dữ liệu, chúng được bảo vệ rất nghiêm ngặt với nhiều lớp kiểm tra an ninh. |
![]() |
Do nhiệt lượng tỏa ra rất lớn, trung tâm dữ liệu thường đặt trong các tòa nhà có trần cao trên 4 mét. Chúng tiêu tốn một lượng lớn điện năng. Apple đã phải xây hai khu năng lượng mặt trời rộng 40 hecta cấp điện cho trung tâm dữ liệu North Carolina cần tới 20 megawatt điện chạy hết công suất, tương đương với lượng điện sử dụng của 3.000 hộ gia đình. |
Đã bao giờ bạn tự hỏi ảnh và video đăng tải trên Instagram được sắp xếp ra sao trên Feed của mình? Hẳn không phải theo thứ tự thời gian bởi y như rằng mỗi lần mở ứng dụng là một lần bạn nhìn thấy ảnh mới từ người thân trong gia đình hoặc của một chàng trai hay cô gái nào đó bạn đang thầm “cảm nắng”?
Kỳ thực không hề có sự trùng hợp nào cả, mọi bức ảnh và video trên Instagram ngày nay đều được xử lý qua thuật toán xếp hạng bài đăng để giúp người dùng luôn tiếp cận sớm nhất tới bài đăng của những người họ quan tâm nhất.
Tuy vậy, công ty thuộc sở hữu của Facebook chưa một lần hé lộ về thuật toán của mình cũng như cách chúng xử lý hàng tỷ bài đăng mỗi ngày ra sao. Cho đến ngày hôm qua, Instagram mới tập hợp một nhóm phóng viên từ nhiều báo khác nhau về trụ sở mới đang xây ở San Francisco của công ty và triệu hồi Trưởng bộ phận sản phẩm Julian Gutman để đích thân giải thích về công thức bí mật của Instagram khiến bạn không bao giờ muốn rời bỏ điện thoại.
Instagram tận dụng machine learning và dựa vào các dữ liệu như thói quen sử dụng của người dùng, thời gian chia sẻ bài đăng gần đây và tần suất tương tác với tài khoản đăng ảnh để cá nhân hóa feed Instagram của người dùng. Bởi vậy ngay cả khi bạn bấm nút theo dõi cùng một tài khoản Instagram giống như những người khác, bạn vẫn sẽ có thể đọc được bài đăng của tài khoản đó trước hoặc sau người khác tùy thuộc vào mức độ tương tác của bạn với tài khoản được theo dõi. Julian Gutman cho biết có 3 tiêu chí chính quyết định cách sắp xếp feed Instagram của người dùng:
Mức độ quan tâm: Thuật toán Instagram sẽ đoán mức độ quan tâm của bạn dành cho từng bài đăng, và dành xếp hạng cao hơn cho những tài khoản có ý nghĩa với bạn hơn (ví dụ như người thân, bạn bè, thần tượng…). Instagram đoán được điều này bằng cách theo dõi hành vi và thói quen sử dụng ứng dụng, cũng như tương tác giữa bạn và các bài đăng cũ hơn từ cùng tài khoản.
Thời gian đăng bài:Thời gian đăng của một bức ảnh hay video có gần đây hay không, cùng với đó là ưu tiên dành cho các bài đăng mới hơn so với các bài đăng từ hơn một tuần trước. Tuy nhiên, ưu tiên này chỉ mang tính tương đối.
Mức độ thân thiết giữa bạn và từng tài khoản bạn theo dõi:Instagram sẽ dựa vào các dữ liệu cá nhân nói trên để xác định mối quan hệ và mức độ thân thiết giữa người dùng với từng tài khoản họ theo dõi. Theo đó, xếp hạng cao hơn dành cho các tài khoản được bạn tương tác nhiều hơn, ví dụ như bình luận hay “thả tim”, thậm chí Instagram còn theo dõi tần suất bạn ghé thăm trang Instagram cá nhân của một ai đó và từ đó xác định mức độ quan trọng của người đó với bạn. Ngoài ra, Instagram còn “đánh hơi” bằng các số liệu tự nhiên như khoảng cách địa lý, quốc tịch... Chẳng hạn, một tài khoản của người nổi tiếng sống tại Hoa Kỳ sẽ không được xếp cao hơn một tài khoản khác của người thân gia đình bạn - vốn chung sống cùng nhau và luôn đăng những bức ảnh chụp có mặt bạn.
![]() |
Bên cạnh 3 tiêu chí vừa nêu, Julian cho biết Instagram còn chú ý tới 3 dấu hiệu nữa để phân tích dữ liệu hiệu quả hơn:
Tần suất mở ứng dụng:Số lần bạn mở ứng dụng trong ngày cũng có thể trở thành dữ liệu cho Instagram biết thêm về bạn, theo đó Feed sẽ cố gắng đẩy những bức ảnh quan trọng nhất với bạn lên đầu mỗi lần bạn mở ứng dụng.
Số người đang được theo dõi:Nếu bạn theo dõi quá nhiều người, Instagram sẽ lựa chọn từ một lượng bài đăng rộng hơn và có thể bạn sẽ nhìn thấy không đủ bài đăng từ mọi người nếu lướt newsfeed không đủ lâu.
" alt=""/>Instagram giải thích vì sao bạn không thể ngừng sử dụng nền tảng mạng xã hội ảnh lớn nhất hành tinh