Tháng 12/2020, phiên bản Hyundai Accent 2021 đã được giới thiệu tại thị trường Việt Nam. Dù chỉ là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời (facelift) nhưng Accent 2021 thay đổi khá nhiều ở thiết kế ngoại thất.
Lưới tản nhiệt dạng mắt xích, cặp đèn pha sắc nét và vuốt ngược phía sau theo hình lưỡi liềm và góc cạnh hơn; hốc đèn sương mù dạng tam giác cùng với tấm hướng gió được hạ thấp ở phần mui, thân xe với các chi tiết dập nổi khiến cho mẫu xe này hoàn toàn thay đổi.
Nâng cấp bên trong khoang nội thất của Hyundai Accent 2021 là màn hình giải trí trung tâm 8 inch thiết kế dạng nổi tích hợp kết nối Android Auto và Apple CarPlay. Ngoài ra, xe cũng có thêm điều hòa tự động, cửa sổ trời, cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau, đèn pha tự động, gạt mưa tự động, gương chiếu hậu chống chói, cốp sau điều khiển điện thông minh...
Honda City 2021: Giá 529 – 599 triệu đồng
Ngay sau khi Hyundai Accent ra mắt, Honda Việt Nam cũng đưa phiên bản City 2021 mới ra thị trường ngay trong tháng 12. Dù doanh số bán ra khó cạnh tranh được với Vios và Accent nhưng Honda City vẫn luôn là một đối thủ mạnh với đối tượng khách hàng riêng.
Honda City 2021 thay đổi đáng kể về thiết kế ngoại thất với cụm đèn hậu LED góc cạnh, cản sau được thiết kế lại vững chãi hơn. Điều này khiến phiên bản này có nhiều đường nét giống với đàn anh Accord. Ở bên trong, kích cỡ màn hình giải trí tăng từ 6,8 lên 8 inch, bổ sung thêm tính năng kết nối điện thoại thông minh Apple CarPlay và Android Auto.
Ngoài 2 phiên bản thông thường, Honda City 2021 có thêm bản thể thao RS với thiết kế cá tính hơn cùng nhiều trang bị như hệ thống âm thanh 8 loa; Chức năng khởi động xe từ xa, cổng sạc USB được tích hợp trên cửa gió điều hòa phía sau.
Honda City thế hệ mới vẫn duy trì động cơ 1.5L DOHC i-VTEC sản sinh công suất cực đại 119Hp/6.600rpm và momen xoắn cực đại 145Nm/4.300rpm, đi kèm hộp số tự động vô cấp (CVT).
Các trang bị an toàn gồm 6 túi khí (RS), hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD), hệ thống phanh khẩn cấp (BA), hệ thống cân bằng điện tử (VSA), hệ thống khởi hành ngang dốc (HSA), camera lùi (RS, L),…
Mitsubishi Attrage 2021: Giá 485 triệu đồng
Sedan hạng B đua nhau ra bản mới, đua tranh ngày càng quyết liệt |
Mitsubishi Việt Nam giới thiệu phiên bản Attrage CVT Premium 2021 vào đầu năm 2021. Hai phiên bản Attrage CVT và Attrage MT đã được hãng này ra mắt hồi tháng 3 năm ngoái.
So với hai phiên bản trước, Attrage CVT Premium được Mitsubishi Việt Nam nhập khẩu nguyên với một số nàng cấp nhẹ như: đèn pha tự động, cân bằng điện tử, hỗ trợ phanh khẩn cấp, khởi hành ngang dốc, gạt mưa tự động...
Mitsubishi Attrage kém phổ biến hơn so với Toyota Vios, Hyundai Accent hay Honda City. Năm 2020 có 4.832 chiếc Mitsubishi Attrage được bán ra tại thị trường Việt Nam, con số khiêm tốn hơn rất nhiều so với các đối thủ nói trên.
Toyota Vios 2021: Giá 478 – 630 triệu đồng
Toyota Vios mới đến tay khách hàng vào tháng 2/2021, sau khi Hyundai Accent và Honda City đều đã có bản mới.
Toyota Vios 2021 thay đổi một số chi tiết ngoại thất theo xu hướng trẻ trung hơn. Hệ thống đèn LED trở thành tiêu chuẩn trên tất cả các phiên bản. Cản trước và đèn sương mù được thiết kế lại; bộ mâm đúc 15 inch có thiết kế mới kết hợp màu đen và ánh thép mang tới ấn tượng về sự sắc sảo và hiện đại hơn.
Vios 2021 bổ sung hệ thống đèn báo phanh khẩn cấp, tự động khóa cửa theo tốc độ, đèn chờ dẫn đường, đèn chiếu tự động baath, hệ thống mã hóa động cơ, cảm biến sau hỗ trợ người lái… Các tính năng này được bổ sung tùy theo từng phiên bản.
Điểm đáng chú ý là sự xuất hiện của phiên bản thể thao GR-S. Đây là lần đầu tiên Vios có phiên bản thể thao ở thị trường Việt Nam. Điểm khác biệt của phiên bản này là có thêm bộ bodykit thể thao; nội thất được điều chỉnh một vài chi tiết đồng thời trang bị hộp số CVT giả lập 10 cấp và trang bị có 2 chế độ lái Eco và Sport.
Toyota Vios 2021 tăng giá nhẹ với đời trước với mức tăng từ 5 – 11 triệu, lên mức giá dao dao động từ 478 – 630 triệu đồng và cũng là mẫu xe có giá bán cao nhất trong phân khúc.
Phúc Vinh
Thị trường ô tô đầu năm 2021 dự kiến đón nhiều phiên bản mới ra mắt với nhiều cái tên giúp hâm nóng thị trường đang ảm đạm.
" alt=""/>Sedan hạng B đua nhau ra bản mới, đua tranh ngày càng quyết liệtTheo báo cáo của Bộ TT&TT, đến hết năm 2016, truyền hình trả tiền đạt 12,5 triệu thuê bao (tăng hơn so với hồi cuối năm 2015 là 2,5 triệu thuê bao), doanh thu truyền hình trả tiền trong năm 2016 đạt 12.000 tỷ đồng (tăng hơn so với hồi cuối năm 2015 là 2.000 tỷ đồng). Cả nước hiện có 30 doanh nghiệp truyền hình trả tiền, trong đó những doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần lớn nhất là SCTV, VTVcab, K+, kế đó là VNPT, VTC, MobiTV, Viettel, FPT, HCTV, HCATV… Trong số 12.000 tỷ doanh thu của truyền hình trả tiền thì riêng SCTV đã chiếm 3.420 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của SCTV năm 2016 đạt 290 tỷ đồng.
Truyền hình trả tiền có mức tăng trưởng mạnh về doanh thu và thuê bao, năm 2016 tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường. Nếu như khoảng 4 năm trước đây, khi Bộ TT&TT đang xem xét cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cho Viettel và FPT khi đó đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các đơn vị kinh doanh truyền hình cáp cũng như Hiệp hội Truyền hình trả tiền. Lý do là Hiệp hội truyền hình trả tiền lo ngại các tập đoàn viễn thông với tiềm lực mạnh về tài chính và hạ tầng mạng lưới tham gia thị trường truyền hình sẽ có nhiều lợi thế, khi đó các đơn vị truyền hình cáp như SCTV, VTVcab sẽ đứng trước nguy cơ bị lép vế, khó cạnh tranh nổi.
Trên thực tế cho đến nay, lợi thế phát triển dịch vụ truyền hình vẫn thuộc về những đơn vị truyền hình có thế mạnh về nội dung, đứng đầu là SCTV và VTVcab. Những đơn vị chỉ sở hữu hạ tầng và phát triển thuê bao đã rất chật vật để phát triển thuê bao mới và đứng trước nguy cơ thuê bao rời mạng còn lớn hơn số thuê bao phát triển mới.
" alt=""/>Truyền hình trả tiền 'đau đầu' chuyện thuê bao rời mạngUBND quận yêu cầu buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm, cụ thể theo biên bản vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng số 24/BB-VPHC ngày 9/6/2021 do Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai lập.
![]() |
Việc thi công lắp khung sắt không có trong thiết kế ban đầu tại căn biệt thự diễn ra trong thời gian dài, cư dân phản ánh ngay khi phát hiện nhưng không được giải quyết dứt điểm (Ảnh cư dân cung cấp) |
Thời gian thực hiện 30 ngày kể từ ngày UBND phường Yên Sở, quận Hoàng Mai nhận được quyết định.
“Giao ông Trịnh Tiến Hưng là cá nhân vi phạm trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định phải có trách nhiệm thực hiện. Nếu ông Hưng không tự nguyện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật” – quyết định nêu.
Liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng tại khu đô thị Gamuda Gardens, như VietNamNetthông tin nhiều hộ dân sống tại đây đã phản ánh tình trạng chủ căn hộ biệt thự ngang nhiên dựng thang máy mặt ngoài gây nguy cơ sập đổ và mất mỹ quan chung.
Trong đơn gửi cơ quan chức năng và báo chí, một số hộ dân tại khu phố có ký hiệu 3.7/11 và 3.7//13 thuộc khu đô thị Gamuda Gardens cho biết, theo thiết kế ban đầu của chủ đầu tư được phê duyệt thì không biệt thự nào trong khu đô thị có thang máy lắp bên ngoài, gia đình ông Trịnh Tiến Hưng đã tự ý lắp đặt khung sắt, vách kính nặng hàng tấn gắn vào tường nhà. Việc cơi nới thang máy như vậy tại khu đô thị khiến người dân nhiều tháng nay sống trong bất an vì hạng mục thang máy gia đình ông Hưng cơi nới nằm ở khoảng không giữa các nhà.
Theo người dân, việc cơi nới sẽ gây mất mỹ quan, tính đồng bộ cũng như giá trị tài sản nên không thể tạo tiền đề xấu. Ngay khi phát hiện tình trạng cơi nới tại biệt thự trên từ năm 2020, một số hộ dân là hàng xóm đã phản ánh lên ban quản lý, chủ đầu tư khu đô thị và cơ quan chức năng, nhưng gần 1 năm qua, vụ việc không được giải quyết dứt điểm.
![]() |
UBND quận Hoàng Mai yêu cầu buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm |
Trước đó, ngày 1/6 vừa qua, UBND quận Hoàng Mai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam (Công ty Gamuda Land Việt Nam) – chủ đầu tư khu đô thị mới Gamuda Gardens 45 triệu đồng vì đã xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt. Cùng với đó, buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ngày 3/6, UBND quận Hoàng Mai có văn bản chỉ đạo, phê bình Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai, UBND phường Yên Sở đã buông lỏng trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn; không kịp thời kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử lý khi vi phạm phát sinh.
UBND quận Hoàng Mai giao Phòng Nội vụ báo cáo Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai hạ mức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 tháng của Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, Chủ tịch UBND phường Yên Sở và tổ chức kiểm tra công vụ hai đơn vị để đề xuất xử lý.
Khu đô thị Gamuda Gardens thuộc dự án Gamuda City của công ty Gamuda Land Việt Nam. Dự án này liên tiếp dính những lùm xùm. Cư dân tại đây từng xuống đường căng băng rôn phản đối chủ đầu tư giao nhà thiếu diện tích xây dựng, tự ý thay đổi quy hoạch, ép khách hàng nhận nhà… Họ còn phản ánh, Công ty Gamuda Land Việt Nam đã lên phương án thay đổi quy hoạch khu nhà liền kề tại khu ST5 từ 232 căn theo quy hoạch hiện nay lên 362 căn, tức tăng thêm 130 căn. Sau phản ánh về nhiều bất cập liên quan chất lượng các hạng mục xây dựng, hàng trăm hộ dân còn ngỡ ngàng khi bị chủ đầu tư ép thực hiện nhiều điều khoản trái với hợp đồng mua bán… Khu đô thị cũng được biết đến với nhiều giải thưởng như giải thưởng "The Outstanding Overseas Project Award" (Dự án bất động sản xuất sắc ở nước ngoài) tại The Edge Malaysia Property Excellence Awards 2019 tại Malaysia. Năm 2020, dự án Gamuda City giành chiến thắng tại hạng mục Quy hoạch tổng thể (Master Plan) trong khuôn khổ lễ trao giải FIABCI World Prix d’Excellence 2020, diễn ra tại Paris (Pháp). |
Hồng Khanh
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam - chủ đầu tư khu đô thị mới C2 Gamuda Gardens (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) bị phạt 45 triệu đồng; nhiều cán bộ liên quan cũng bị phê bình vì để xảy ra vi phạm xây dựng tại khu đô thị.
" alt=""/>Cưỡng chế thang máy mọc thêm ở biệt thự khu Gamuda Gardens