![]() |
Nhân viên công ty bạn có thoải mái nói ra quan điểm của họ không? |
Từ đó, lãnh đạo của một môi trường làm việc an toàn về tâm lý sẽ cần làm 2 việc sau:
Chấp nhận rủi ro
Nếu ngày hôm nay công ty của bạn làm những việc tương tự ngày hôm qua, và một tháng tới cũng sẽ không có thay đổi gì, bạn sẽ không theo kịp sự biến đổi của nhu cầu khách hàng và thị trường. Có sự đổi mới, sẵn sàng chấp nhận rủi ro mới có sự chuyển mình theo thời đại. Và có môi trường an toàn tâm lý thì nhân viên của bạn mới sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Bạn có thể dùng các phép thử như yêu cầu các nhóm đưa ra 15 giải pháp cho một vấn đề mà công ty hiện đang gặp phải. Kiểm tra không gian làm việc của công ty và hỏi các thành viên (từ giám đốc điều hành cho đến thực tập sinh): “Có bao nhiêu cách chúng ta có thể bố trí lại chỗ ngồi, các phòng ban để công việc hiệu quả hơn?”. Nếu sau cuộc khảo sát, bạn có khoảng 20 thiết kế tối ưu, đó là một kết quả không tồi.
Khi nhân viên xin ý kiến để giải quyết một vấn đề tồn đọng, bạn không cần đưa ra đáp án vội, mà hãy hỏi: “Bạn nghĩ nên làm như thế nào?”, “Còn gì có thể làm nữa?”. Mở rộng câu hỏi để giúp nhân viên thử xây dựng giải pháp của họ.
Trong tất cả các tình huống trên, nếu nhân viên ngập ngừng, hoặc bạn nhận được phản hồi nghèo nàn, có thể họ đã không có được sự an toàn nhất định về tâm lý. Nhân viên cần cảm thấy thoải mái khi đóng góp các giải pháp tiềm năng của riêng họ. Còn nếu họ biết rằng mọi ý kiến mình nói ra sẽ bị gạt bỏ, vùi dập bởi sếp, thậm chí bởi một kẻ bắt nạt trong nhóm mà sếp không phản ứng, thì họ sẽ thấy không cần thiết phải mạo hiểm.
Để khiến nhân viên của bạn chấp nhận rủi ro, họ cần phải cảm thấy rằng ý tưởng của họ sẽ không bị trừng phạt. Điều đó đòi hỏi bạn cũng có tư duy cởi mở, sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới.
Thổi phạt những pha phạm lỗi
Trong bóng đá, nếu trọng tài không thổi phạt các pha phạm lỗi, thì trận đấu không còn “fair-play”. Trong môi trường công sở cũng vậy, các vấn đề sai trái cần bị tố giác để công ty xử lý.
Thế nhưng, nhiều công ty lại muốn “dĩ hòa vi quý”, và không muốn thấy các sự vụ trong công ty. Thậm chí “đì” nhân viên tố giác vì muốn ‘giữ gìn hình ảnh’, nhất là nếu người phạm lỗi có vị trí cao trong công ty.
![]() |
Nhân viên công ty bạn có bị sa thải vì theo đuổi một vụ tố giác không? |
Nhưng một môi trường độc hại, nơi hành động của kẻ quấy rối, bắt nạt, phạm luật không bị trừng phạt hoặc ngăn cản thì nhân viên không thể có “tâm lý an toàn”. Sự im lặng của các nạn nhân khiến công ty gặp rủi ro vì nó cho phép các hành vi xấu tiếp tục ‘leo thang’. Cho dù vấn đề là quấy rối tình dục, bắt nạt hay vi phạm an toàn lao động… thì việc giải quyết rốt ráo trong nội bộ khi sự việc mới manh nha sẽ dễ dàng và gọn nhẹ hơn so với khi chuyện vỡ lở trên mạng xã hội, hoặc báo chí. Chắc chắn xử lý khủng hoảng truyền thông cùng một loạt các vấn đề pháp lý khác sẽ tốn chi phí khổng lồ.
Lãnh đạo cũng không thể xây dựng một môi trường an toàn giả tạo bằng những lời hứa suông. Công ty cần có Nội quy lao động với các định nghĩa về các vi phạm và hình thức xử phạt đi kèm càng chi tiết càng tốt; kèm theo các hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ, bảo vệ người tố giác. Ví dụ: Các cách để nhân viên khiếu nại, quy trình điều tra khiếu nại… Những thông tin này cần được bộ phận Nhân sự cung cấp ngay khi nhân viên mới bước chân vào công ty để họ hiểu văn hóa công ty, cũng như cảm thấy yên tâm vì có sẵn quy chế bảo vệ.
![]() |
An toàn tâm lý cho phép người lao động yên tâm cống hiến |
Và lắng nghe thôi không đủ, lãnh đạo hoặc bộ phận có thẩm quyền cần phản hồi cởi mở và trung thực với họ. Điều đó đòi hỏi lãnh đạo/ tổ chức đủ dũng cảm để thừa nhận sai lầm hoặc mặt hạn chế nếu có. Trong một môi trường mà sếp cũng dám nhận lỗi sai, nhân viên cũng sẽ sẵn sàng thể hiện bản thân, chấp nhận rủi ro và lên tiếng khi họ cần giúp đỡ. Đó chính là tiền đề cho sự thành công bền vững của tổ chức.
Vĩnh Phú
" alt=""/>2 điều lãnh đạo cần làm giúp nhân viên ‘an toàn tâm lý’Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất, là dịp để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và những người lớn tuổi. Tết kéo dài 3 ngày và người Hàn sẽ mặc Hanbok - trang phục truyền thống và trẻ em thể hiện sự tôn trọng của mình với người lớn tuổi bằng cách cúi đầu sâu (được gọi là seh bae). Thêm vào đó, trẻ em cũng nhận được tiền lì xì và những lời chúc năm mới.
Trong ngày Tết, người Hàn ăn các món như mandu (bánh bao Hàn Quốc) và dduk-guk (súp bánh gạo cắt lát mỏng). Các món ăn ngày lễ khác bao gồm mandu-kuk (súp bánh bao), galbijjim (sườn ngắn bò kho), japchae (miến xào) và tteok (bánh gạo).
Yut Nori là một trò chơi truyền thống, bao gồm các thanh gỗ và yeonnalligi (thả diều).
Trung Quốc
Nhìn chung, Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc được tổ chức khá giống so với người Việt Nam. Người dân tập trung nhiều vào đêm giao thừa, khi các thành viên trong gia đình cùng nhau đón năm mới, thường mặc quần áo mới có màu may mắn là đỏ và vàng.
![]() |
Ở miền Bắc Trung Quốc, món ăn truyền thống được ăn trong Tết Nguyên đán được làm từ bột mì, như bánh kếp, mì và bánh bao. Các gia đình thường làm những món ăn này trước và trẻ em sẽ tìm đồng xu may mắn bên trong bánh bao. Bánh bao thường được ăn kèm với cá, vì nó tượng trưng cho sự dồi dào cho một năm sắp tới. Trên khắp Trung Quốc, các thành viên trong gia đình cũng tặng nhau những phong bao lì xì đỏ.
Người Trung Quốc có một số phong tục được lưu truyền như không mua giày mới trong Tết Nguyên Đán, dọn dẹp nhà cửa trước kỳ nghỉ để không làm mất đi những điều may mắn đầu năm. Vì lý do đó, mọi người cũng không cắt tóc hay gội đầu vào dịp Tết.
Singapore
Với khoảng 75% dân số Trung Quốc, người Singapore cũng ăn mừng Tết Nguyên đán. Du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn khác nhau, từ bánh nếp đến bánh dứa và nian gao tại đây. Một món nổi tiếng khác là yusheng, một món salad truyền thống chỉ có trong kỳ nghỉ.
![]() |
Đến chùa thắp hương cũng là 1 phong tục để tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật.
Trong dịp Tết, người Singapore tổ chức 1 số lễ hội lớn. Lễ diễu hành Chingay diễn ra hàng năm là một lễ hội xa hoa có đủ thứ từ những chiếc phao khổng lồ đến những vũ công sư tử. Trong khi đó, lễ hội Tết Nguyên đán lớn nhất ở Singapore là lễ hội River Hongbao, được tổ chức tại các địa điểm khác nhau trên khắp đất nước mỗi năm.
Malaysia
Người Malaysia cũng ăn mừng Tết Nguyên Đán, kéo dài trong 15 ngày. Ở Malaysia, Tết được coi là dịp chào đón mùa xuân và là dịp để các gia đình quây quần sum họp hàng năm. Vào rằm tháng Giêng, Lễ hội Đèn lồng Chap Goh Mei được tổ chức. Đây được coi là “ngày lễ tình nhân” như Valentine, người phụ nữ chưa kết hôn sẽ viết tên và thông tin liên lạc của họ lên quả quýt và ném chúng xuống sông.
![]() |
Yee sang là một món salad phổ biến, tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Nián gāo, một loại bánh năm mới của Trung Quốc làm bằng bột gạo, cũng rất phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán ở Malaysia. Cam quýt tượng trưng cho sự may mắn, trẻ em và người chưa lập gia đình được trao lì xì. Nhiều gia đình theo đạo Phật cũng mời những người múa lân đến nhà để ban phước lành cho bàn thờ và xua đuổi những linh hồn xấu.
Trang phục truyền thống được gọi là sườn xám (còn gọi là qipao) thường có màu đỏ. Người Malay quan niệm rằng khi đúng năm hoàng đạo của bản thân thì phải mặc màu vàng để thu hút nhiều tài lộc hơn nữa trong năm.
Philippines
Trong thời khắc chuyển giao năm mới ở Philippines, trẻ em và người lớn nhảy lên vì vui sướng, vì họ tin rằng điều đó sẽ khiến họ cao lớn hơn. Lễ kỷ niệm truyền thống nhất trong dịp Tết là Media Noche, nơi các gia đình Philippines cùng nhau tổ chức tiệc vào lúc nửa đêm để kỷ niệm một năm thịnh vượng sắp tới. Trên bàn thường có đầy đủ các loại trái cây hình tròn - một truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc - vì điều này tượng trưng cho sự may mắn.
![]() |
Món ăn trong Tết Nguyên đán ở Philippines thường bao gồm các món từ gạo nếp, chẳng hạn như biko, bibingka và nian gao, vì nó được cho là giúp gắn kết các gia đình với nhau. Pancit (mì dài) giúp mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ và may mắn cho năm sắp tới.
Một trong những phong tục quan trọng của Tết Nguyên đán ở Philippines là chọn trang phục chấm bi vì hình tròn của chúng tượng trưng cho sự thịnh vượng, tiền bạc và may mắn. Pháo hoa được đốt để tạo ra tiếng động lớn để xua đuổi bất kỳ linh hồn xấu nào, đồng thời bật đèn và mở cửa sổ và cửa ra vào. Một phong tục phổ biến khác là không tiêu tiền vào ngày đầu năm để cầu tài lộc năm mới tốt hơn.
Doãn Hùng (Theo SCMP)
Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu năm học mới suôn sẻ.
" alt=""/>Những điều đặc biệt mang lại may mắn vào dịp Tết ở các nước châu ÁỞ quê không có phương tiện canh tác, cha mẹ của anh Hiếu đã già, lại không dư dả, còn nuôi thêm đứa cháu nội mồ côi. Để phụ cha mẹ, anh Hiếu xuống TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sửa xe dạo, tối đến lại phụ người ta bán hàng đến 3-4 giờ sáng.
Ngày 9/3, trên đường trở về phòng trọ thì anh gặp tai nạn nghiêm trọng, phải chuyển qua nhiều bệnh viện để cứu chữa. Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, anh Hiếu nằm điều trị kéo dài do bị chấn thương sọ não, rách gan hạ phân thùy IV, xương cẳng tay trái và xương đùi trái đều bị gãy 2 tầng, gãy xương hàm mặt và xương bánh chè.
Anh Hiếu phải trải qua nhiều ca phẫu thuật, và dự kiến vẫn còn tiếp tục điều trị, chi phí vô cùng tốn kém. Gia đình đã vay mượn ngược xuôi nhưng vẫn không đủ.
Câu chuyện nam thanh niên hiếu thảo bật khóc trên giường bệnh vì sợ không lo được cho cha mẹ già đã chạm đến trái tim nhiều độc giả. Vừa qua, đại diện Báo VietNamNet đã có mặt tại bệnh viện, trao 130.654.001 đồng do bạn đọc ủng hộ cho anh Hiếu. Ngoài ra, nhiều nhà hảo tâm cũng đã liên hệ và giúp đỡ trực tiếp cho gia đình.
Anh Trần Quốc Thảo (anh trai anh Hiếu) bày tỏ sự biết ơn chân thành tới cộng đồng, bởi nếu không có sự trợ giúp kịp thời, gia đình đã phải đưa anh Hiếu về quê.