Bồi thẩm đoàn đã bác bỏ những cáo buộc đó.
Trong khi đó, CNEX đã đệ đơn kiện ngược lại Huawei với cáo buộc hãng công nghệ Trung Quốc tìm cách đánh cắp công nghệ của họ bằng cách đóng giả làm khách hàng và dùng kiện tụng như một chiêu thức đánh cắp bí mật thương mại.
Bồi thẩm đoàn nhận thấy Huawei đã chiếm đoạt các bí mật thương mại của CNEX, nhưng không phải bồi thường.
Mỹ đã cấm các cơ quan và công ty của nước này mua thiết bị viễn thông Huawei với cáo buộc hãng này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Huawei đã đệ đơn kiện để lật ngược lệnh cấm kinh doanh của Mỹ.
Huawei đã kiện CNEX cùng đồng sáng lập Yiren “Ronnie” Huang vào năm 2017 và đang tìm kiếm ít nhất khoản bồi thường thiệt hại 85,7 triệu USD và quyền sở hữu công nghệ kiểm soát bộ nhớ của công ty có trụ sở ở San Jose, California.
Ông Huang vốn là một cựu nhân viên của Huawei và bị ràng buộc bởi hợp đồng yêu cầu ông phải thông báo cho công ty về bất kỳ bằng sáng chế nào có được trong vòng một năm rời khỏi công ty. Phía Huawei cáo buộc ông Huang đã vi phạm hợp đồng.
Theo Vietnam+
Bộ phận nghiên cứu của Huawei tại Mỹ với tên gọi Futurewei đã tách các hoạt động của mình khỏi công ty mẹ kể từ khi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen.
" alt=""/>Huawei thua kiện công ty thiết kế chip của MỹCảm kích vì những tình cảm mà cộng đồng dành cho tựa game, vào ngày hôm qua Hiker Games, cha đẻ của 7554 đã chính thức lên tiếng cảm ơn để đáp lại tình cảm đó và bên cạnh đó cũng giải đáp những thắc mắc xoay quay tựa game.
“Gửi mọi người,
Mấy ngày qua, Hiker Games rất vui khi 7554 lại được "sống lại" trong lòng game thủ. Studio có nhận được nhiều câu hỏi, cũng như nhiều bàn tán xung quanh chuyện này, nên muốn có đôi lời với mọi người.
1. Studio rất tiếc là hiện tại game không còn bán chính thức ở bất kỳ kênh nào. Do đó các bạn muốn chơi lại game này sẽ khá vất vả, và không có nguồn game tin cậy. Hiker Games thực ra đã có ý định build một bản game hoàn toàn miễn phí để tặng cộng đồng, nhưng hiện tại do đang quá bận với các dự án, nên chưa triển khai được việc này. Rất mong các bạn thông cảm. Nhưng Hiker sẽ cố gắng làm việc này trước ngày 7/5/2019, là dịp kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ:-).
2. Nhiều bạn mong Hiker đưa game lên Steam, nhưng studio rất tiếc là mong muốn này giờ không thể thực hiện được, mã nguồn của game đã rất cũ, không có khả năng triển khai việc này. Và quan trọng hơn, Hiker Games không muốn đưa một tựa game Việt Nam vốn không được báo chí phương Tây đánh giá cao lên Steam. Studio không muốn họ có cái nhìn sai lệch về khả năng làm game của người Việt ở thời điểm hiện tại.
Hiker Games tất nhiên vẫn mong có một ngày sẽ đưa một game về đề tài về sử Việt khác lên Steam và cả Console, nhưng đó phải là một tựa game thuyết phục được cả thế giới, chứ không chỉ Việt Nam. Nhưng ngày đó, không thể đến sớm. Các bạn đều biết, nuối tiếc lớn nhất đối với Hiker Games, chính là không có thêm thời gian và nguồn lực để làm 7554 tốt hơn. Để làm một tựa game như vậy, chúng tôi cần có một nguồn lực đủ lớn.
3. Có một điều studio vẫn cần nhắc lại, khi vẫn có những tranh luận trái chiều không cần thiết. Hiker Games khẳng định và nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ studio đổ lỗi cho thất bại về thương mại của 7554 lên người khác. Hiker Games chưa bao giờ nói lí do game không thành công về thương mại là do không được ủng hộ, hay do vấn nạn crack.
7554 không thành công , là do chúng tôi chưa đủ tri thức và nguồn lực để làm nó thành một sản phẩm xuất sắc. Chỉ có vậy thôi. Còn về sự ủng hộ, thực tế là sự ủng hộ của những người yêu mến 7554 và Hiker Games, chính là một phần động lực để chúng tôi vẫn còn duy trì làm game đến tận ngày hôm nay. Một lần nữa, rất cảm ơn tình cảm tuyệt vời của mọi người dành cho 7554 và Hiker Games. Và một lần nữa mong các bạn thông cảm, vì Hiker Games chưa thể làm tiếp những sản phẩm tương tự như vậy để thỏa lòng mong mỏi của các bạn , và của cả chính chúng tôi.
Thân ái,” – Trích nguyên văn tâm thư của Hiker Games.
Có thể thấy, Hiker Games thực sự rất cảm kích với những tình cảm mà cộng đồng đã dành cho mình, thậm chí hãng còn đang ấp ủ ý định build lại một bản game 7554 hoàn toàn miễn phí để dành cho cộng đồng game thủ nước nhà, một hành động hết sức cao đẹp của Hiker Games.
Đáp lại tâm thư cũng là những bình luận tích cực để động viên cũng như ca ngợi những gì mà Hiker Games đã đem tới cho làng game Việt Nam.
Có thể thấy, lòng tự hào dân tộc trong lòng game thủ chưa bao giờ lại sục sôi như lúc này. Một lần nữa, thay mặt cộng đồng game thủ Việt, chúng tôi xin cảm ơn Hiker Games và 7554, cảm ơn những điều các bạn đã làm được cho game thủ nước nhà.
Theo GameK
" alt=""/>Game thuần Việt 7554 sắp được làm lại với phiên bản miễn phí 100%‘Các shipper là nạn nhân của nhiều trò lừa đảo. Trong đó phổ biến nhất là việc chủ và khách 'bắt tay' cùng lừa đảo’.
Theo anh Long, một ngày, shipper nhận được cuộc gọi yêu cầu giao hàng. Đơn (quần áo) có giá trị chỉ 200 nghìn đồng cùng 40 nghìn tiền ship, shipper sẽ phải đặt cọc cho khách 200 nghìn sau đó mang hàng đi. Sau khi giao hàng cho khách, shipper sẽ nhận lại 240 nghìn từ khách và kết thúc đơn.
‘Sau khoảng 2, 3 lần xuôi chèo mát mái, shipper tiếp tục nhận được đơn hàng có giá trị hơn, khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng. Shipper phải vay mượn để đặt cọc cho chủ 2 triệu đồng, sau đó mang hàng đi giao.
Tuy nhiên khi đến nơi, người giao hàng gọi điện cho khách ra nhận hàng nhưng số điện thoại không gọi được. Shipper gọi lại cho chủ thì điện thoại cũng trong tình trạng tương tự. Cuối cùng, người giao mở hàng ra kiểm tra phát hiện toàn vật dụng hư hỏng, không có giá trị. Như vậy người giao hàng bị lừa mất 2 triệu đồng’, anh Long chia sẻ.
Cũng theo anh Long, các shipper thấy đơn hàng ‘ngon’, ví dụ chỉ đi khoảng 6-7 km nhưng được trả 100 nghìn đồng, rất dễ ‘cắn câu’.
Anh Long chia sẻ về một vụ lừa đảo khác xảy ra với người bạn trong giới ship hàng của anh cách đây vài tháng.
‘Đó là một sinh viên nhận được cuộc điện thoại yêu cầu giao hàng với giá khá cao. Vào khoảng 11h30, khách yêu cầu anh đến khu vực Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) để nhận hàng.
Khi sinh viên đến, khách yêu cầu vào ngõ mới trả tiền. Đi vào ngõ, khách là một người đàn ông, rút dao ra kề vào cổ yêu cầu shipper xuống xe. Tên cướp bắt buộc shipper phải nhảy xuống một cái giếng cạnh đó. Sau đó, hắn lấy xe phóng đi mất’, anh Long kể lại.
May mắn cái giếng mà shipper nhảy xuống là một giếng cạn. Anh ta thoát được ra ngoài, sau đó đến cơ quan chức năng trình báo.
‘Đối tượng tiến hành cướp xe có thể nghiện ngập, không còn gì để mất nên hành động rất liều lĩnh’, anh Long nhận định.
Để tránh nguy hiểm, những người giao hàng lâu năm có nguyên tắc riêng của mình. Họ quan sát khách và mạnh dạn từ chối nếu cung đường quá xa hoặc vào đêm muộn.
Ngoài ra, anh Long nhấn mạnh, shipper không nên nhận hàng ở những nơi địa chỉ không cụ thể như chân toà nhà chung cư, đầu ngõ, quán cà phê... phải vào tận nhà, cửa hàng của người thuê mình. Khi tới địa điểm giao hàng, họ cần cảnh giác, quan sát xung quanh, không đến nơi vắng vẻ và tránh mang theo tài sản có giá trị.
Nếu như các shipper lo lắng gặp những trường hợp lừa đảo, khách khó tính thì các chủ cửa hàng cũng đau đầu khi gặp phải shipper làm việc thiếu chuyên nghiệp.
Chị Lê Thị Hoa (SN 1987), chủ một shop hàng ở Thanh Xuân, Hà Nội, cũng vướng phải những lần ấm ức trong khi thuê người chuyển hàng cho khách.
‘Lần đó, khách và shipper cãi nhau lớn và yêu cầu tôi đứng ra phân xử. Shipper giao một món hàng và gọi điện thoại báo khách ra nhận. Tuy nhiên sau 1 cuộc điện thoại, không thấy khách ra nhận hàng, shipper liền đi về.
Người giao hàng cho rằng, khách không tôn trọng người giao khi để người khác phải chờ đợi. Trong khi đó, khách lại than vãn mới chờ được khoảng 3 phút, shipper đã nổi giận, bỏ về’, chủ cửa hàng kể lại.
Chị Hoa nói, gọi người giao hàng xảy ra rất nhiều vấn đề. Khi nào đơn được giao tận tay khách, các chủ cửa hàng mới yên tâm.
‘Thậm chí, có những shipper còn lừa tiền của khách’, chị Hoa cho biết thêm.
Cách lừa của shipper là thu phí giao hàng cao hơn so với thỏa thuận. Cụ thể đơn hàng trị giá 30 nghìn đồng nhưng shipper lấy lên 80 - 100 nghìn.
Lúc giao hàng, khách không ở nhà chỉ có người mẹ đã cao tuổi ra nhận hộ. Bà cụ không hay biết, giao đúng số tiền trên. Khi khách gọi điện phàn nàn chi phí giao hàng cao, chị Hoa mới tá hỏa.
Lúc này, chị gọi điện cho shipper thì nhận được lời giải thích: ‘Em thu nhầm’. Anh ta hứa sẽ trả lại tiền bằng cách nạp thẻ điện thoại cho chị Hoa.
Tuy nhiên sau đó, anh ta lờ đi. Mặc dù số tiền không nhiều nhưng các làm việc như vậy cũng khiến các chủ shop bức xúc.
" alt=""/>Cuộc điện thoại ‘giá hời’ giữa đêm khiến shipper suýt mất mạng