Nhìn bề ngoài, Yenidze trông giống như một nhà thờ Hồi giáo. Song thực tế, Yenidze lại là nơi sản xuất thuốc lá. Thiết kế khác lạ của công trình là để tỏ lòng kính trọng đối với nguồn gốc phương Đông của loại thuốc lá được sản xuất tại đây. Nó còn là cách để vượt qua các quy tắc xây dựng hạn chế về kiến trúc ở trung tâm thành phố Dresden của Đức.
Doanh nhân Hugo Zietz là người sáng lập nhà máy thuốc lá Yenidze vào năm 1886. Do những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc, ông Zietz đã gặp vô vàn khó khăn khi muốn xây dựng nhà máy thuốc lá ở Dresden. Sau hai thập kỷ thất bại trong việc thuyết phục chính quyền địa phương, ông Zietz quyết định “lách luật”.
Năm 1907, ông ủy quyền cho kiến trúc sư Martin Hammitzsch (29 tuổi) thiết kế một nhà máy “trá hình”. Theo TRT World, công trình lấy cảm hứng từ những lăng mộ Mamluk ở nghĩa địa Cairo (Ai Cập) sử dụng các khối đá granit màu đỏ và xám để tái tạo đường sọc của gạch ablaq, khảm màu sắc và hoa văn hình học theo kiến trúc Moorish. Ống khói của nhà máy cũng được thiết kế trông như ngọn tháp.
Nhiều kiến trúc sư nhận định cấu trúc của nhà máy hoàn toàn trái ngược với lối kiến trúc Baroque nổi tiếng ở Dresden. Sự phản đối dữ dội đến mức ông Hammitzsch còn bị loại khỏi phòng kiến trúc sư, sau khi ông đệ trình bản thảo. Hội đồng thành phố đe dọa từ chối cấp giấy phép xây dựng. Đến khi ông Zietz dọa chuyển địa điểm kinh doanh đi nơi khác, chính quyền địa phương mới nhượng bộ.
Năm 1909, nhà máy thuốc lá Yenidze hoàn thành xây dựng. Công trình còn có dòng chữ được chiếu sáng 'Salem Aleikum' (Bình an cho bạn) bằng tiếng Ảrập được trang trí bên hông tòa nhà.
Không lâu sau đó, “Salem Aleikum” và “Salem Gold” đã trở thành hai trong số những nhãn hiệu thuốc lá nổi tiếng nhất ở Đức. Nhà máy thuốc lá Yenidze còn được gọi với cái tên “Thánh đường thuốc lá” do lối kiến trúc độc đáo.
Nhà máy Yenidze hiện trở thành địa điểm thu hút du khách tới tham quan thành phố Dresden. Công trình này tồn tại một cách thần kỳ sau vụ ném bom rải thảm vào năm 1945 trong Thế chiến thứ Hai.
Sau 15 năm được khánh thành, nhà máy thuốc lá Yenidze đã được bán lại cho Tập đoàn Thuốc lá Reemtsma. Reemtsma sau đó vận hành nhà máy cho đến năm 1953. Trong vài thập kỷ, tòa nhà bị bỏ hoang, và được khôi phục hoàn toàn vào năm 1996.
Tòa nhà hiện thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn EB có trụ sở tại Berlin, sau khi triệu phú người Israel Adi Keizman mua lại vào năm 2014. Hiện công trình hoạt động như một tòa nhà văn phòng với nhà hàng nằm dưới mái vòm lớn bằng kính, giúp thực khách có thể ngắm nhìn thành phố cả 360 độ.
Video: Chiêm ngưỡng nhà máy thuốc lá ‘trá hình’
Nhan sắc Hoa hậu Phạm Thị Mai Phương khi đăng quang.
Gương mặt trong sáng, vóc dáng đẹp, thí sinh Mai Phương đã trở thành gương mặt gây chú ý tại Miss World 2003. Kết quả chung cuộc cô dừng ở Top 20 và là mỹ nhân đầu tiên của Việt Nam "đem chuông đi đánh xứ người" thành công.
Trong thời gian giữ vương miện Hoa hậu, người đẹp Hải Phòng đã khiến dư luận xôn xao. Theo nhà thơ Dương Kỳ Anh chia sẻ trong cuốn "Hoa hậu Việt Nam những điều chưa biết": "Hôm ấy là tối thứ Bảy (9/8/2003) một cán bộ lãnh đạo của báo nhận được điện thoại của ông Phạm Thành Hưng, bố của Hoa hậu Việt Nam 2002 Phạm Thị Mai Phương thông báo con gái ông bị mất tích".
Hoa hậu quê Hải Phòng được nhận xét có nhan sắc lẫn học thức.
Sự kiện này ngay lập tức khiến làng giải trí Việt khi đó xôn xao. Trong cuộc trả lời báo Tiền Phong sau khi Mai Phương trở về nhà được một ngày, Mai Phương cho biết cô bỏ đi chơi là do những ngày ôn luyện để đi du học quá căng thẳng và muốn thư giãn…
Cô ở Tuần Châu với một người bạn tên là Nguyễn Ngọc Dung, một thí sinh người Hải Phòng tham dự chung kết Sao Mai (tổ chức ở Tuần Châu - Quảng Ninh), chứ không phải bị mất tích.
Cô không chọn showbiz mà theo con đường học vấn để phát triển sự nghiệp.
Sau đó, người đẹp sang Anh du học và kết thúc những tháng ngày hào quang với vương miện của mình. Lúc bấy giờ, nhiều người nuối tiếc cho Mai Phương khi cô không tham gia showbiz. Tuy nhiên, là một cô gái thông minh, giỏi giang, Mai Phương cảm thấy lựa chọn của mình là chính xác. Người đẹp quyết định dừng bước và xác định học tập để trở về Hải Phòng làm công việc yêu thích của mình.
Hoa hậu Phạm Thị Mai Phương trở về Việt Nam khi học xong ở Anh. Sau đó, cô công tác trong ngành Hải quan và đến năm 2008, người đẹp kết hôn cùng bạn trai lâu năm. Theo nguồn tin thân cận Mai Phương đã yêu bạn trai được 8 năm và người này làm trong ngành công an.
Hoa hậu Phạm Thị Mai Phương kết hôn năm 2008.
Đám cưới của Mai Phương lúc ấy được tổ chức cực kỳ hoành tráng nhưng lại không có sự xuất hiện có báo giới. Vậy nên, hình ảnh gia đình cô được giấu kín cho đến tận bây giờ. Bắt đầu từ đây, Mai Phương tập trung cho công việc và vun vén tổ ấm riêng của mình. Cô đã có 2 con trai và hài lòng với những gì đang có trong cuộc sống.
Cách đây ít năm, bất ngờ Mai Phương có bộ hình áo dài vô cùng xinh đẹp và sang trọng. Được biết, vì quý mến NTK nên cô mới chụp bộ ảnh, còn với Mai Phương, cô không có ham muốn lấn sân vào làng giải trí. Cô thích cuộc sống của một hoa hậu bị "mất tích hơn".
Vẻ ngoài xinh đẹp hiện tại của Hoa hậu gốc Hải Phòng.
Khi nói về lựa chọn trong cuộc sống của mình, Hoa hậu Việt Nam 2003 trải lòng: "Tôi quan niệm, tổ ấm phải vững chắc đã, rồi bản thân mới có thể nghĩ đến những ước mơ cá nhân. Nếu bỏ bê chồng con để tham gia các hoạt động bề nổi, nhỡ may, khi quay đầu nhìn lại, sự bình yên ấy không còn, gia đình tan vỡ thì sao… Tôi không bao giờ muốn điều đó xảy ra với mình".
Với cô hạnh phúc chính là "bản thân mình xác định cần gì và bằng lòng với những gì mình có".
Chính vì vậy nên người đẹp mới rời xa ánh hào quang, rời xa showbiz và làm một cán bộ Hải quan yêu nghề. Người đẹp đã chia sẻ về những điều ấy: "Tôi nghĩ, hạnh phúc chính là bản thân mình xác định cần gì và bằng lòng với những gì mình có".
(Theo GĐXH)
" alt=""/>Hoa hậu Phạm Thị Mai Phương về Hải Phòng làm việc, chọn sống bình yên