Giới chức địa phương cho hay, người phụ nữ này xuống đất an toàn, không bị một vết xước nào trên người.
Vụ việc diễn ra tại một khu dân cư ở quận Huangpi, Vũ Hán vào chiều 24/2, nhật báo Chutian Urban đưa tin. Thành phố Vũ Hán là ổ dịch Covid-19 lớn nhất tại Trung Quốc.
Video lan truyền trên mạng cho thấy, người phụ nữ mặc áo khoác xanh đã trèo dọc bờ tường của tòa nhà xuống đất, một tay cầm túi ni lông. Các tài khoản trên mạng xã hội cho hay, bà này trốn khỏi nhà để đi mua thịt. Tuy nhiên, giới chức địa phương đã phủ nhận thông tin trên.
Giới chức Vũ Hán nói với báo giới, người phụ nữ trên bị tâm thần phân liệt nhưng không chịu uống thuốc. Hôm 16/2, bà này từng trốn khỏi nhà và mất tích trong 8 ngày. Khi trở về nhà vào ngày 24/2, con trai bà đã nhốt mẹ trong nhà để khỏi trốn lần nữa. Người con trai sau đó nhận được tin là mẹ lại chạy trốn khi anh ta không có ở nhà.
Hoài Linh
" alt=""/>Bà cụ tay không trèo từ tầng 8 xuống đất không một vết xướcCuộc thi nhằm mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng internet hiệu quả, an toàn cho các học sinh, phụ huynh học sinh trên cả nước; tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.
Đồng thời, đây cũng là một hoạt động hưởng ứng chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 6/2021.
Trong văn bản mới gửi tới các Sở giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở tuyên truyền, giới thiệu với hình thức phù hợp tới học sinh cấp THCS về mục đích, ý nghĩa của cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022, đồng thời chỉ đạo các trường THCS (hoặc khối THCS trong các trường liên cấp) khuyến khích và tạo điều kiện để đông đảo học sinh hưởng ứng tham dự cuộc thi này.
Trước đó, trong chia sẻ tại buổi họp báo giới thiệu cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 diễn ra ngày 13/1, ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT đã cho biết, đây không phải là cuộc thi bắt buộc mà các phụ huynh, học sinh tham gia hoàn toàn tự nguyện, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh.
Tuy vậy, ông Tô Hồng Nam cũng cho rằng với ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khi tham gia môi trường mạng, cuộc thi sẽ thu hút được sự tham gia đông đảo của học sinh cũng như trẻ em ngoài nhà trường, thậm chí có thể vượt con số 1 triệu thí sinh mà Ban tổ chức kỳ vọng.
Đề thi gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. |
Trong năm đầu tiên được tổ chức, cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” tập trung vào đối tượng học sinh THCS trên toàn quốc. Theo kế hoạch, cuộc thi có thời gian thi thử từ ngày 16/2 đến ngày 2/3 và thời gian thi chính thức từ ngày 3/3 đến ngày 24/3. Các thí sinh thi trực tuyến tại địa chỉ thihsattt.vn. Hiện tại hệ thống thi đã được mở cho các học sinh tham gia luyện tập các kiến thức về an toàn thông tin.
Tham gia cuộc thi này, mỗi thí sinh chỉ đăng ký một tài khoản để dự thi (theo mẫu đăng ký trên website). Thí sinh có thể thi thử nhiều lần lần để làm quen với hệ thống và có thêm nhiều kiến thức bổ ích qua việc xem đáp ứng đúng cho các câu hỏi.
Trong thời gian thi chính thức, thí sinh chỉ được thi 1 lần và có thể tham gia thi vào bất cứ thời điểm nào. Hệ thống thi tự động ghi nhận kết quả, thời gian làm bài (tính từ lúc bắt đầu làm bài đến lúc chọn hoặc sửa đáp án lần cuối) và tính điểm cho thí sinh. Điểm thi sẽ được hệ thống lưu lại và sẽ được Ban Tổ chức công bố công khai sau khi hết thời gian thi tổ chức thi chính thức.
Đề thi gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Thời gian làm bài của thí sinh là 30 phút. Nội dung thi là những kiến thức, kỹ năng phòng chống nguy cơ mất an toàn thông tin, phòng chống xâm hại trẻ em và kỹ năng ứng xử trên môi trường mạng cùng các kiến thức về quy định pháp luật liên quan tới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Luật Trẻ em, Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng...
Theo đại diện Ban tổ chức, để xây dựng được một ngân hàng đề thi có chất lượng, phong phú, bao quát được các nội dung thi và phù hợp với trình độ, nhận thức của đối tượng tham gia, Ban tổ chức đã được sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia thuộc các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các chuyên gia an toàn thông tin thuộc các đơn vị hội viên của VNISA, với hơn 700 câu hỏi trắc nghiệm trong cơ sở dữ liệu đề thi.
Vân Anh
Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2022 sẽ tập trung cung cấp các kiến thức và kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh THCS, giúp các em có “vắc xin số” để tự bảo vệ, tự phát triển lành mạnh, sáng tạo trên mạng.
" alt=""/>Tạo điều kiện để học sinh THCS dự cuộc thi trực tuyến về kiến thức an toàn thông tinCộng đồng đang xôn xao trước thông tin một cô bạn 12 tuổi (sinh năm 2001) có nick-name K.P bị đăng ảnh nóng. Những bức hình nhạy cảm của K.P được N.Q, một nam thanh niên sinh năm 1994 lấy đăng lên mạng, cùng với đoạn chat giữa hai người, nội dung ghi lại “thỏa thuận” việc K.P đồng ý đăng ảnh nóng của mình để đổi lấy… một card điện thoại 100k.
Ngay lập tức, những bức hình nóng của K.P cùng đoạn đối thoại giữa nữ sinh này và N.Q gây bức xúc. Cư dân mạng cho rằng K.P đã quá thiển cận, dại dột khi đăng ảnh nóng chỉ để đổi lấy card điện thoại. Bạn bè, người quen của K.P đã đồng loạt bày tỏ sự thắc mắc với nữ sinh này về tính thực hư của sự việc, trong đó nhiều ý kiến cho rằng K.P đã bị oan, và những bức ảnh trên chỉ là sản phẩm của photoshop. Không ít bình luận tỏ ý bỡn cợt, xúc phạm danh dự nữ sinh này.
Hoảng sợ trước loạt ý kiến “ném đá”, K.P đã viết lên trang cá nhân của mình lời xin lỗi, bày tỏ sự ân hận của mình trước việc làm vừa qua, cho rằng hành động của mình chỉ là trong “một phút bốc đồng”, xin mọi người đừng đăng lên tường nhà để tránh nhiều người chú ý. “Nếu em có làm gì sai trước đây thì xin mọi người bỏ qua cho em. Mọi người cứ xô đẩy em thế này thì em chỉ có được chết mất thôi. Cảm ơn những ai đã bênh vực và đứng về phía em. Nhưng thực sự em không muốn chuyện này đến tai bố em. Nên mong mọi người tha thứ cho em nếu em có làm gì sai. Em thực sự xin lỗi!”, P.K viết.
![]() |
Lời chia sẻ bày tỏ sự hối hận của K.P nhận được nhiều đồng cảm của mọi người chung quanh. Ảnh: Fb |
Một ngày sau khi thông tin lan tràn, Facebook của nữ sinh này nhận được hơn 30 nghìn người theo dõi. K.P đã xóa trang Facebook của mình. Đa số dân mạng cho rằng, sự việc nên chỉ là một hành động dại dột của nữ sinh, cần có sự thông cảm của mọi người.
Phan Huy Tiến, một người nhận là bạn của K.P tâm sự: “Bây giờ mọi người có mắng chửi thì giải quyết được gì. Chuyện đã qua rồi thì cho qua luôn đi. Đã gặp em ngoài đời, rất hiền lành. Hoàn cảnh nhà em cũng lênh đênh nhưng em nó vẫn sống ngoan từng ngày. Vụ này chắc em ấy bị lừa thôi”. Nick Pinky Jinny chia sẻ: “Thấy em ấy cũng tội, nạn nhân của mạng xã hội hết. Thời gian sẽ cho em câu trả lời thôi, còn nhỏ quá mà. Hãy cho em nó khởi đầu tương lai mới”.
![]() |
Những bức hình của K.P bị lộ tràn lan và trở thành tâm điểm bàn tán. Ảnh: Fb |
![]() |
Một fanpage được lập ra kêu gọi cộng đồng thông cảm với K.P và bớt "ném đá" nữ sinh này. Ảnh chụp màn hình. |
Một fanpage được lập ra với tên gọi Chúng tôi chấp nhận lời xin lỗi của K.P thu hút gần 4.000 thành viên hưởng ứng. Ở nhiều trang mạng khác, một cuộc truy lùng thông tin N.Q, nam thanh niên đã đăng tải ảnh nóng K.P cũng được không ít người tham gia. Các thành viên thể hiện sự phẫn nộ với hành vi đăng ảnh nhạy cảm, xúc phạm danh dự người khác của N.Q. “Nếu mình là K.P, mình sẽ tố cáo tên này vì tội làm mất danh dự người khác khi đăng hình ảnh cá nhân mà không có sự cho phép, bất kể đó là hình thật hay photoshop, đồng thời bôi nhọ danh dự trẻ dưới tuổi vị thành niên.”, Nick Zinkav Nguyễn viết.
Đầu tháng 4, clip quay cảnh nóng đôi nam nữ là học sinh một trường cấp 3 ở Bắc Ninh khiến dư luận bức xúc. Sau khi danh tính nhân vật trong clip được xác định, nhiều bạn trẻ chia sẻ sự thông cảm với nữ sinh bị hại, đồng thời lên án hành động xâm phạm riêng tư của người quay và đăng tải clip.
Điều 121. Tội làm nhục người khác: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy: 1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn; c) Đối với người chưa thành niên; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. Trích Bộ luật Hình sự năm 1999 |
(Theo Ione)" alt=""/>Nữ sinh lớp 6 bị tung ảnh nóng vì chat sex