Tiến sĩ Munveer Bhangoo, nhà huyết học và bác sĩ ung thư tại Trung tâm Ung thư Scripps MD Anderson (Mỹ), khuyến cáo: “Đối với nhiều người mắc bệnh ung thư, tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu đầu tiên”.
Trên thực tế, sụt cân có thể vừa là triệu chứng của bệnh ung thư vừa là tác dụng phụ của việc điều trị.
Từ 30 đến 80% số ca mắc ung thư có thể giảm cân tại một số thời điểm trong thời gian bị bệnh, tùy thuộc vào vị trí của khối u. Suy dinh dưỡng được coi là nguyên nhân gây ra từ 20 đến 40% tổng số ca tử vong liên quan đến ung thư.
Lý do ung thư làm giảm cân
Một số yếu tố có thể góp phần làm giảm cân liên quan đến ung thư. Các tế bào ung thư cần nhiều năng lượng hơn tế bào khỏe mạnh, vì vậy cơ thể có thể đốt cháy nhiều calo hơn khi nghỉ ngơi so với bình thường. Tế bào cũng giải phóng các chất ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng calo từ thức ăn, góp phần giảm cân.
Theo Scripps, khi cơ thể cố gắng tự bảo vệ khỏi ung thư, hệ miễn dịch sẽ tiết ra cytokine làm tăng tình trạng viêm. Cytokine có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và can thiệp vào các hormone kiểm soát sự thèm ăn, khiến cân nặng tiếp tục giảm.
Một số loại ung thư có nhiều khả năng dẫn đến giảm cân hơn những loại khác. Ung thư ảnh hưởng đến miệng hoặc cổ họng gây khó khăn cho việc nhai hoặc nuốt. Bệnh nhân bị buồn nôn, ăn rất ít hoặc không thèm ăn.
Các khối u ảnh hưởng đến các cơ quan gần bụng, chẳng hạn như ung thư buồng trứng, có thể đè lên dạ dày khi chúng phát triển, vì vậy bệnh nhân cảm thấy no mặc dù họ ăn ít hơn.
Giảm cân cũng có thể liên quan đến điều trị ung thư. Hóa trị và xạ trị dễ gây buồn nôn, nôn cũng như chán ăn. Một số bệnh nhân bị lở loét miệng khiến việc ăn uống bình thường trở nên khó khăn, đau đớn.
Ung thư không chỉ tác động tiêu cực tới thể chất mà còn cả cảm xúc. Cùng với sự mệt mỏi và suy nhược, bệnh nhân dễ căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng. Tất cả những điều này có tác động tiêu cực đến sự thèm ăn.
Đến nay, 92% dân số Bình Thuận có hồ sơ sức khỏe điện tử, trong khi 70% người từ 18 tuổi trở lên đã cài đặt ứng dụng sổ sức khỏe điện tử. Đáng chú ý, 90% trong số họ đã tương tác với ứng dụng sau khi kích hoạt tài khoản.
Tuy nhiên, việc sử dụng các chức năng như đăng ký tiêm chủng (18%) và đặt lịch khám bệnh (10%) vẫn ở mức thấp. Đó là thông tin của Sở Y tế tỉnh Bình Thuận.
Để đảm bảo hạ tầng cho hệ thống, cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của tỉnh được lưu trữ trên hệ thống máy chủ, Sở Y tế tỉnh trình bày dự toán cho năm 2024 để thuê dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ cho việc lưu trữ dữ liệu.
Bên cạnh đó, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận phối hợp các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền đến cán bộ, công viên chức, người lao động và vận động người thân của họ cài đặt, kích hoạt nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.
Ứng dụng này được cài đặt trên điện thoại di động, máy tính bảng… nhằm nâng cao tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa và cung cấp các tiện ích y tế khác cho người dân.
Hồ sơ sức khỏe điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người dân, hệ thống y tế. Đó là tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý thông tin sức khỏe, giúp bác sĩ truy cập nhanh chóng hồ sơ bệnh sử, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc; theo dõi dịch bệnh hiệu quả; tích hợp với các dịch vụ y tế khác.
Thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân có thể dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nhận các dịch vụ y tế từ xa và tham gia vào quá trình quản lý sức khỏe cá nhân.
Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận, sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù tỷ lệ khởi tạo hồ sơ cao, nhưng một số chức năng như tìm bác sĩ và chia sẻ thông tin sức khỏe chưa được người dân sử dụng rộng rãi.
Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có quy định và hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng về trách nhiệm, cách thức thực hiện, quy trình thực hiện liên thông dữ liệu sức khỏe của cá nhân giữa các cơ sở khám bệnh. Liên quan đến nội dung này hiện nay Bộ Y tế đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý dữ liệu y tế điện tử của Bộ Y tế.
Hồ sơ sức khỏe điện tử không chỉ là công cụ quản lý sức khỏe hiệu quả mà còn thể hiện sự chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ sức khỏe đánh dấu một bước tiến quan trọng, giúp kết nối người dân với hệ thống y tế một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Sự chuyển đổi này không chỉ cải thiện quy trình khám chữa bệnh, mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong kỷ nguyên số.
Theo TRANG MINH(Báo Bình Thuận)
" alt=""/>Hồ sơ sức khỏe điện tửTrường hợp khác là nữ bệnh nhân 25 tuổi, trú tại Hà Nội, cân nặng tăng phi mã vì căng thẳng. PGS Tuấn chia sẻ bệnh nhân đến gặp bác sĩ với chỉ số cơ thể BMI lên tới 35, nặng 95kg. Cô gái trẻ được ba mẹ cho đi du học tại châu Âu. Sau 3 năm, cô đã tăng 40kg. Khi về Việt Nam, cô gái đã áp dụng nhiều chế độ ăn kiêng nhưng không hiệu quả.
Theo PGS Tuấn, bệnh nhân béo phì tìm tới khám và xin tư vấn giảm béo ngày càng tăng. Trong đó, nhiều bạn trẻ bỗng dưng tăng cân không kiểm soát và đa phần đều do áp lực cuộc sống, căng thẳng trong công việc, học tập.
Vì sao stress gây tăng cân?
Nhiều người cho rằng càng mệt mỏi, căng thẳng bạn sẽ không béo lên nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Đây là thủ phạm gây ra chứng béo phì.
PGS Tuấn lý giải căng thẳng thần kinh kéo dài có thể gây tăng cân và béo phì do ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và cảm giác đói. Cơ chế gây béo phì bao gồm:
Tác động của hormone: Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất hormone cortisol để giúp cho bạn đối phó với tình huống stress. Tuy nhiên, khi stress kéo dài, cơ thể sẽ liên tục sản xuất cortisol, làm tăng mức đường huyết và insulin trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự tích trữ chất béo trong cơ thể và gây tăng cân và béo phì.
Cảm giác đói: Khi stress, cơ thể có thể sản xuất hormone ghrelin, hormone này giúp tăng cảm giác đói của cơ thể. Khi stress kéo dài, cơ thể sẽ sản xuất quá nhiều hormone ghrelin, dẫn đến sự thèm ăn liên tục và ăn nhiều hơn, đặc biệt là ăn các loại thức ăn giàu đường và chất béo. Những thức ăn này có nhiều calo và khi bạn tiêu thụ nhiều calo hơn năng lượng bạn sử dụng, bạn sẽ tích trữ chất béo và gây tăng cân và béo phì.
Thay đổi thói quen ăn uống: Khi stress, nhiều người có xu hướng ăn quá nhiều hoặc ăn những loại thức ăn không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ béo... Điều này có thể dẫn đến tăng cân và béo phì nếu bạn tiêu thụ nhiều calo hơn năng lượng bạn sử dụng.
Vì vậy, để giảm nguy cơ tăng cân và béo phì do stress, PGS Tuấn cho rằng các bạn trẻ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ngọt và béo, tập luyện thể thao đều đặn, thực hành các kỹ năng giảm stress như yoga, hít thở sâu, đi dạo... Điều này sẽ giúp giảm tác động của cortisol, giảm cảm giác đói và giảm nguy cơ tăng cân và béo phì.