Một bài viết được xuất bản hôm thứ 7 vừa qua, do cựu phân tích viên của hãng Piper Jaffray, ông Gene Munster thực hiện đã thử tài bộ tứ này với 782 câu hỏi để giải đáp thắc mắc đâu mới là sản phẩm "thông minh" nhất.
Bài đánh giá sẽ "đưa lên bàn cân" các trợ lý ảo trong thị trường loa thông minh, so sánh sức mạnh của chúng nhằm đảm bảo có thể mang đến trải nghiệm tốt nhất. Kết quả cho thấy Siri trên HomePod đã trả lời đúng 52,3% số câu hỏi, thấp nhất so với 4 trợ lý loa thông minh còn lại. Cao hơn Siri chỉ đôi chút là Cortana của Microsoft Invoke với tỷ lệ chính xác 57%. Alexa có trên dòng loa Echo của Amazon đạt 64%, trong khi Google Assistant trên Google Home đứng đầu danh sách với con số lên đến 81%.
Munster chỉ ra rằng một phần của vấn đề với Siri là trên HomePod, trợ lý ảo của Apple không thể xử lý các nhiệm vụ hoặc trả lời các câu hỏi liên quan đến điều hướng, lịch, email và gọi điện thoại. Siri sẽ đáp "Tôi không thể _ trên HomePod" khi được yêu cầu làm các tác vụ liên quan đến những ứng dụng trên. Loại bỏ các câu hỏi trên khiến độ chính xác của Siri tăng từ 52,3% lên tới 67% - vượt mặt cả Alexa lẫn Cortana.
Nhà phân tích nói rằng Siri đã hiểu được 99,4% câu hỏi nhưng lại có câu trả lời đúng ít nhất trong số 4 trợ lý ảo trong thử nghiệm. Dẫu sao Munster cho rằng Siri đã thể hiện tốt ngoài sự mong đợi bởi HomePod vốn tập trung vào lĩnh vực âm nhạc chứ không đóng vai trò quản gia ảo.
Bản báo cáo cho biết thêm rằng HomePod có khả năng nghe giọng chủ nhân tốt hơn so với các loa thông minh khác. Chưa kể tới việc Siri ở HomePod cũng giao tiếp giống người hơn là trên iPhone, giọng nói tự nhiên cũng như việc không nhắc lại câu hỏi giống Alexa và Assistant là một điểm cộng rất lớn. Apple cũng được khen ngợi vì bao bì và cách đóng gói sản phẩm không thể chê vào đâu được.
"Xét trên phương diện một chiếc loa, âm thanh nó mang lại thật ấn tượng – sứ mệnh của nó thế là hoàn thành rồi. Còn về mặt trợ lý ảo, Siri đã có màn trình diễn tốt hơn chúng tôi tưởng tượng nhưng vẫn còn thua kém Alexa và Google Hoem khá nhiều." – Gene Munster cho biết.
Cuộc khảo sát của công ty Loup Ventures cũng cho thấy nhu cầu về HomePod sẽ tương tự nhu cầu dành cho Apple Watch. Munster kỳ vọng rằng HomePod sẽ chiếm 12% thị phần loa thông minh vào năm 2018, so với 52% của Amazon Echo và 32% đối với Google Home. Các sản phẩm khác sẽ chiếm 4% thị phần còn lại.
Theo GenK
" alt=""/>Siri là trợ lý ảo kém thông minh nhất trên smartspeakerAmazon.cn chuẩn bị đóng cửa. Ảnh: AP
Động thái của Amazon cho thấy các đối thủ thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc đã làm khó công ty ra sao.Theo công ty nghiên cứu thị trường iResearch Global, chợ điện tử Tmall của Alibaba và JD.com đang kiểm soát 82% thị trường TMĐT Trung Quốc năm 2018. Phát ngôn viên của Amazon cho hay họ đang thông báo cho các thương gia rằng họ sẽ không điều hành chợ điện tử hay cung cấp dịch vụ bán hàng trên Amazon.cn nữa. Các thương gia muốn tiếp tục bán hàng trên Amazon ngoài biên giới Trung Quốc có thể làm điều đó qua Amazon Global Selling.
Nguồn tin của Reuters tiết lộ người mua hàng Amazon tại Trung Quốc không còn mua được hàng hóa từ các thương gia nữa nhưng vẫn có thể đặt hàng từ Mỹ, Anh, Đức và Nhật Bản thông qua cửa hàng toàn cầu của Amazon. Amazon sẽ giảm dần hoạt động hỗ trợ đối với bán hàng nội địa trong 90 ngày tiếp theo và xem xét tác động đến các trung tâm giao nhận tại đây, một số có thể đóng cửa.
Theo chuyên gia Michael Pachter của hãng chứng khoán Wedbush Securities, Amazon rút lui vì không có lãi và không tăng trưởng. Ker Zhang, chuyên gia tiếp thị tại hãng cố vấn TMĐT Azoya, nhận định Amazon không có lợi thế cạnh tranh quan trọng tại Trung Quốc so với các đối thủ nội. Ông nói rằng, trừ khi ai đó đang tìm kiếm một mặt hàng nhập khẩu rất hiếm, không tìm thấy ở đâu khác, “không có lý do gì để khách hàng chọn Amazon vì họ không giao hàng nhanh bằng Tmall hay JD”.
" alt=""/>Trung Quốc quá khó, Amazon cũng phải “chào thua”Ý tưởng: Thế giới cần thêm một mạng xã hội khác bên cạnh MySpace hoặc Friendster trong vài năm tới. Chúng tôi sẽ chỉ tạo ra cái mạng xã hội đó cho các "tinh hoa của những trường đại học hàng đầu" đã làm việc quá sức, và có khuynh hướng chống đối xã hội. Mọi người khác sau đó sẽ làm theo, vì sinh viên Harvard rất tuyệt.
Dropbox
Ý tưởng: Chúng tôi xây dựng một giải pháp chia sẻ và đồng bộ hóa các tệp dữ liệu trong một thị trường mà có hàng tá những ông lớn như Microsoft đã làm điều đó rồi. Nó chỉ có một tính năng và bạn phải di chuyển tất cả nội dung của mình để sử dụng nó.
Amazon
Ý tưởng: Chúng tôi sẽ bán sách trực tuyến, mặc dù người dùng vẫn lo ngại việc sử dụng thẻ tín dụng trên Website. Chi phí vận chuyển sẽ lấy đi hết tất cả các khoản tiền tiết kiệm của họ. Họ vẫn sẽ mua hàng qua mạng vì sự thuận tiện, mặc dù họ phải đợi một tuần để nhận sách.
Palantir (Công ty phần mềm chuyên cung cấp dữ liệu có quy mô của Mỹ)
Ý tưởng: Chúng tôi sẽ xây dựng phần mềm phân tích phức tạp, đưa công ty vào California, thuê một nhóm sinh viên mới tốt nghiệp đại học, nhiều người trong số họ là người nhập cư, không thuê đại diện bán hàng và đóng các hợp đồng lớn với các cơ quan tình báo và quốc phòng có trụ sở tại DC.
iOS
Ý tưởng: Chúng tôi cung cấp một hệ điều hành hoàn toàn mới, không chạy một trong số hàng triệu ứng dụng đã được phát triển cho Mac OS, Windows và Linux. Apple phải thông qua tất cả các ứng dụng và iOS sẽ không bắt đầu bằng việc cắt và dán.
Ý tưởng: Chúng tôi xây dựng công cụ tìm kiếm thứ 20 của thế giới tại thời điểm mà hầu hết những đối thủ khác đã thất bại do thua lỗ. Chúng tôi sẽ loại bỏ tất cả các tính năng tin tức và cổng thông tin hỗ trợ quảng cáo để bạn không bị phân tâm khi sử dụng các công cụ tìm kiếm miễn phí.
Github (GitHub là một dịch vụ cung cấp kho lưu trữ mã nguồn Git dựa trên nền web cho các dự án phát triển phần mềm)
Ý tưởng: Các kỹ sư phần mềm sẽ trả phí hàng tháng cho phần còn lại của cuộc đời họ để tạo ra phần mềm miễn phí từ các phần mềm miễn phí khác.
Ý tưởng: Ai cần Facebook? Chúng tôi có bộ lọc màu! Đúng vậy, các bộ lọc!
Linked In
Ý tưởng: Làm thế nào về một mạng xã hội chuyên nghiệp, hướng tới những người ở độ tuổi 30-40. Họ sẽ sử dụng nó cứ năm năm một lần khi họ đi tìm việc.
SpaceX
Ý tưởng: Nếu NASA có thể làm điều đó, thì chúng ta cũng có thể! Đó không phải là khoa học tên lửa. Ồ, nó là vậy.
Firefox
Ý tưởng: Chúng tôi sẽ xây dựng một trình duyệt Web tốt hơn, mặc dù 90 % máy tính của thế giới đã có sẵn một trình duyệt miễn phí. Nó dựa trên một sản phẩm mà một sinh viên đại học duy nhất chế tạo.
Ý tưởng: Nó giống như email, SMS hoặc RSS. Ngoại trừ việc nó chỉ có 140 ký tự, không hỗ trợ hình ảnh, không thể được đặt ở chế độ riêng tư và ban đầu chỉ dành cho các chuyên viên máy tính, tiếp theo là Britney Spears và Charlie Sheen.
" alt=""/>12 trong số những ý tưởng khởi nghiệp ' được coi điên rồ nhất' đã thành công