Đã hơn 3 tháng kể từ khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, gần 2 tháng thực hiện Chỉ thị 16, nhưng biến thể Delta quá phức tạp đã càn quét đến tận cùng ngõ ngách. Mỗi ngày lại có hàng nghìn bệnh nhân mới nhiễm bệnh, và con số tử vong càng khiến cho lòng người đau xót.
![]() |
Suất quà cho những hộ gia đình có con nhỏ gồm cả sữa tươi |
Đến bây giờ, chị Trần Thị Mỹ Hồng (ở trọ tại phường Tân Thới Nhất) mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Khoảng cuối tháng 7, chị và con trai lớn, cùng rất nhiều người dân trong khu vực bị phát hiện dương tính với Covid-19, phải đi cách ly. Lúc này, con út của chị mới 6 tháng tuổi.
May mắn chồng và 2 con nhỏ không bị lây nhiễm, nhưng sau khoảng thời gian cách ly trở về, chị Hồng bị mất sữa, đứa bé đói khát, khóc ngặt ngày đêm. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang hoành hành, họ cũng chỉ biết cố gắng hết sức để lo cho con.
Trước đây, chị Hồng làm công nhân, chồng chị đi phụ hồ, thu nhập ít ỏi nên họ phải gửi 2 đứa con lớn về quê nhờ bà ngoại chăm sóc. Mỗi tháng tiết kiệm gửi về khoảng 3 triệu đồng chi phí học tập và ăn uống của 2 đứa nhỏ. Nhưng từ khi sinh con út, họ đành gửi gắm hết vào cha mẹ già.
Mùa hè năm nay, vợ chồng chị Hồng đón 2 con vào chơi, không ngờ trúng mùa dịch, cả nhà bị “nhốt” trong khu trọ, ăn bữa nay, lo bữa mai. Tiền thuê trọ cũng phải khất lần.
Khu phố và một số nhà hảo tâm cũng đã vài lần hỗ trợ cho người dân trong xóm trọ, nhưng chủ yếu là gạo, rau, thỉnh thoảng mới có trứng hoặc cá hộp, đối với gia đình có con nhỏ như nhà chị thì gặp khó khăn vì không còn đồ ăn cho em bé.
Ngày lễ Quốc khánh, khu trọ 12 phòng nơi gia đình chị Hồng đang sinh sống nhận được gói hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet. Gói quà có gạo, thịt nạc, thịt bằm, rau củ và sữa, ai nấy đều mừng rỡ.
“2 đứa lớn nhà tôi vừa than, nói ăn mì tôm nhiều là bị ung thư đó mẹ. Giờ thì có thịt, có sữa cho tụi nhỏ rồi, chúng tôi cảm ơn nhiều lắm”, chị cười tít mắt vì hạnh phúc.
Cũng ở phường Tân Thời Nhất, bà Bùi Thị Linh năm nay đã gần 70 tuổi, dáng người khắc khổ. Trong căn phòng trọ bà mới được nhượng lại của một cặp vợ chồng có cả ti vi và tủ lạnh, nhưng chiếc ti vi chẳng bao giờ được bật, vì bà sợ tốn tiền điện.
“Chúng nó về quê chạy dịch, vội quá nên không mang đi được, đành cho tôi và thằng cháu nhỏ, nhưng tôi nào có biết dùng”, bà Linh giãi bày.
![]() |
Bà Linh và cậu cháu nội háo hức nhận quà từ chương trình |
Người phụ nữ mệnh khổ ấy có 2 người con trai nhưng đều đã bỏ đi biệt tích, lâu lắm rồi bà không nhận được một lời hỏi han nào. Niềm an ủi và cũng là nỗi lo canh cánh lúc này của bà là đứa cháu nội mới 17 tháng tuổi. Cu cậu kháu khỉnh mà bạc phận, đầu thai vào gia đình bà.
Cha mẹ bé ly dị khi con mới 3 tháng tuổi, mạnh ai nấy đi, đứa nhỏ ở với bà từ đó. Hằng ngày bà đi bán vé số, lượm ve chai để kiếm tiền đóng nhà trọ và mua sữa cho cháu. Gần như chẳng tháng nào được no đủ, nên lúc nào bà cũng chỉ “ăn bậy ăn bạ” cho qua ngày, còn lại thì dành hết cho cháu nội.
Mùa dịch này, không thể đi bán vé số được nữa, từ lâu lắm bà không còn nổi đồng tiền lẻ, đành chờ đợi ai có lòng thì cho gì 2 bà cháu ăn nấy. Có khi chỉ là chút nước canh hoặc ít nước mắm để về chan với cơm hoặc cháo. “Tội thằng nhỏ!”, bà chẹp miệng.
Chiều ngày 2/9, bất ngờ nhận được món quà “nặng tay”, bà Linh rơm rớm nước mắt vì vui mừng. Bà cười quay sang nhìn cháu nội, đứa trẻ “ê a” phấn khích theo.
“Tôi chưa bao giờ nhận được sự hỗ trợ nhiều đến thế. Thực lòng tôi chỉ biết cảm ơn chân thành, chứ nói gì lúc này đây”, bà nghẹn ngào chia sẻ.
Những ngày thành phố giãn cách, ai ai cũng sống trong lo lắng, sợ dịch bệnh, và sợ bị đói. Chốn thành phố hoa lệ, nơi có quá nhiều người mong muốn tìm được chốn nương náu, mưu sinh, bất chợt vỡ òa trong nước mắt khi dịch bệnh ập đến. Nhưng ngày hôm nay, ấy là giọt nước mắt vui mừng.
Khánh Hòa
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.Lý do khiến nhiều dòng iPhone cũ bị “khai tử” liên quan đến việc Apple đang chuẩn bị cho màn ra mắt thế hệ iPhone 2022 - điều này đồng nghĩa một số mẫu iPhone cũ sẽ sớm trở nên lỗi thời khi iPhone 14 series ra mắt. Những mẫu máy này sẽ không còn được Apple kinh doanh nữa và họ sẽ ngừng cung cấp dịch vụ sửa chữa cho những thiết bị lỗi thời này. Do đó, Apple hy vọng người dùng những dòng iPhone cũ sẽ chuyển sang sử dụng thiết bị mới hơn. Một số tính năng thú vị có thể được giới thiệu ở điện thoại iPhone 14 dự kiến được ra mắt vào tháng 9 năm nay, vậy nhưng thông tin chi tiết về các sản phẩm mới vẫn thường được Apple giữ kín, theo Daily Star.
Các thiết bị mà Apple đã ngừng phân phối cách đây hơn 5 năm nhưng chưa đầy 7 năm đều được "điền tên" vào danh sách các sản phẩm cổ điển. Ảnh: CNET.
Dưới đây là những chiếc iPhone cổ điển sắp trở nên lỗi thời, gồm có:
- iPhone 4 (8GB)
- iPhone 4s
- iPhone 5
- iPhone 5c
- iPhone 6 Plus
Trong khi đó, các dòng iPhone đời đầu và các sản phẩm cho đến iPhone 4s giờ đã được coi là các sản phẩm lỗi thời. Danh sách đầy đủ như sau:
- iPhone
- iPhone 3G (Trung Quốc) 8GB
- iPhone 3G 8GB, 16GB
- iPhone 3GS (Trung Quốc) 16GB, 32GB
- iPhone 3GS (8GB)
- iPhone 3GS 16GB, 32GB
- iPhone 4 CDMA
- iPhone 4 CDMA (8GB)
- iPhone 4 16 GB, 32 GB
- iPhone 4 GSM (8GB), màu đen
- iPhone 4S (8GB)
Đầu năm nay, Apple đưa iPhone 6 Plus vào danh sách các sản phẩm cổ điển vì đã hơn 5 năm kể từ lần cuối cùng thiết bị này được chào bán. Danh sách các sản phẩm cổ điển là các thiết bị mà Apple đã ngừng phân phối cách đây hơn 5 năm nhưng chưa đầy 7 năm. Apple sẽ cung cấp dịch vụ và linh kiện cho các thiết bị cổ điển trong tối đa 7 năm hoặc theo yêu cầu của pháp luật, nhưng việc sửa chữa tùy thuộc vào tình trạng sẵn có của linh kiện.
Apple cho biết vẫn sẽ cung cấp dịch vụ sửa chữa cho iPhone 6 Plus đến tháng 9/2023, nhưng dịch vụ sẽ còn phụ thuộc vào linh kiện phần cứng có sẵn. Sau thời gian 7 năm, thiết bị sẽ được đưa vào danh sách lỗi thời, lúc này Apple sẽ ngừng bảo hành phần cứng, đồng thời ngưng cung cấp linh kiện thay thế cho các bên thứ 3.
Tuy ra mắt cùng thời điểm, song iPhone 6 lại không nằm trong danh sách cổ điển này vì sản phẩm được bán trong khoảng thời gian dài hơn. Lý do bởi Apple đã mở bán lại iPhone 6 từ năm 2017 đến tháng 9/2018, vì vậy, sẽ phải mất thêm hai năm nữa trước khi chiếc điện thoại này được coi là một sản phẩm cổ điển.
iPhone 6 Plus mới được Apple đưa vào danh sách các sản phẩm "cổ điển" vào đầu năm nay. Ảnh minh họa.
“Táo khuyết” đưa ra lời khuyên với người dùng: "Chủ sở hữu các sản phẩm iPhone, iPad, iPod, Mac hoặc Apple TV có thể nhận được dịch vụ và các linh kiện từ các nhà cung cấp dịch vụ của Apple, bao gồm Cửa hàng bán lẻ của Apple và Nhà cung cấp sửa chữa độc lập, trong tối thiểu 5 năm kể từ lần cuối cùng Apple phân phối sản phẩm để bán. Dịch vụ và các bộ phận có thể được cung cấp lâu hơn, theo yêu cầu của pháp luật hoặc lên đến 7 năm, tùy thuộc vào tính sẵn có của các linh kiện."
Kể từ khi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007, Apple đã thành công rực rỡ với thương hiệu “táo khuyết” không đụng hàng với bất kỳ đối thủ nào khác. Số liệu của Statista cho thấy Apple có thị phần cao nhất so với bất kỳ nhà sản xuất điện thoại nào trong quý cuối cùng của năm 2021. Có thể nói, Apple đã thay đổi cục diện thị trường điện thoại di động khi Cố Giám đốc điều hành Apple - Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone tại Hội nghị MacWorld ở San Francisco vào ngày 9 tháng 1 năm 2007. Kể từ đó đến nay, các sản phẩm công nghệ của Apple dù được bán ra với giá thành khá cao thế nhưng vẫn luôn trong tình trạng "cháy hàng" khi được bày bán.
(Theo VietQ)
Chương trình tự sửa iPhone tại gia của Apple vừa chính thức ra mắt sau khi được giới thiệu cuối năm 2021.
" alt=""/>Apple phát cảnh báo cho các dòng iPhone cũ, người dùng cần lưu ýTrường hợp nữ bệnh nhân 26 tuổi tại TP.HCM tử vong ngày 8/6 vừa qua cũng là ca đầu tiên tử vong do H1N1 trong năm nay tại khu vực phía nam.
Sau đó liên tiếp từ ngày 26/ 6 đến nay có thêm 4 bệnh nhân tử vong, trong đó có 1 trường hợp 46 tuổi ở TP.HCM, 1 ca 56 tuổi ở Vĩnh Long; 1 trường hợp 31 tuổi ở Bến Tre và 1 cụ ông 69 tuổi ở Cà Mau.
![]() |
Bệnh nhân cúm A H1N1 điều trị tại phòng cách ly |
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, có 3 chủng cúm mùa thường gặp là cúm A(H1N1), cúm A(H3N2) và cúm B, trong đó H1N1 phổ biến nhất.
Người mắc cúm H1N1 có biểu hiện lâm sàng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác với các triệu chứng như sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng. Bệnh chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng để xét nghiệm.
Bệnh thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường. Một tỉ lệ nhỏ các trường hợp, thường ở những người có sức đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường… người già, trẻ em và phụ nữ có thai có thể có diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp, dẫn tới tử vong.
Cúm H1N1 lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân như thành giường, tay nắm cửa, điện thoại… hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân như cốc chén, bát đũa, thau chậu…
Cục trưởng Y tế dự phòng khuyến cáo, cúm mùa có thể ngừa bằng vắc xin. Đặc biệt nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi và người già, phụ nữ có thai, người có các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch... được khuyến cáo nên tiêm định kỳ hàng năm.
Ngoài ra lưu ý, phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám và chữa bệnh. Người nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
Người dân cần tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo, hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác. Nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm tránh lây nhiễm sang vật dụng khác.
Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc. Lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
Riêng với thuốc kháng virus như Tamiflu, cần tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
3 bệnh nhân ở miền Tây được chuẩn đoán nguyên nhân tử vong là do nhiễm cúm A/H1N1.
" alt=""/>Vì sao cúm thường giết chết 5 người ở miền Nam?