Có những bữa ăn, tôi phải một mình rửa toàn bộ bát đĩa, còn tất cả người khác ngồi chơi và nói chuyện. Bừa nào ít thì một mâm, nhiều sáu, bảy mâm. Nhiều lúc ấm ức, tôi phải nuốt nước mắt vào trong mà hì hục rửa dọn. Thậm chí, người ta đến nhà tôi thuê trọ, bố tôi cũng bắt tôi phục dịch họ rửa bát đĩa cho họ sau khi họ ăn xong.
Tôi đi học tới 12h trưa mới về đến nhà, nhưng thấy cả nhà ngồi chơi không, đợi tôi về nấu cơm. Các chị gái đã đi lấy chồng rồi thì bố mẹ bảo rằng "phải phục dịch nhà chồng nên khi về nhà đẻ không cần làm nữa", vậy là tất cả lại đổ dồn vào tôi. Có nhiều hôm, các chị tôi ngồi chơi, còn một mình tôi dọn dẹp chiến trường cho cả nhà sau khi ăn.
Đến bây giờ, dù đã 35 tuổi, tôi vẫn ghét cảm giác phải rửa bát một mình và luôn cố gắng không bao giờ để ai phải bị như thế. Dù các cháu trong nhà bị cha mẹ bắt phải rửa, tôi vẫn chủ động rửa cùng các cháu cho nhanh.
" alt=""/>'Huấn luyện con gái làm hết việc nhà'“Thịt heo chua ngọt à? Vì tôi có tiêu chí rất cao cho món này nên thành thật mà nói, phiên bản của chúng tôi không phải là thứ mà tôi thích nhất”.
Đó là những lời nhận xét không thể thẳng thắn hơn trên thực đơn bán hàng online của nhà hàng có tên là AuntDai - nơi phục vụ nhiều món ăn truyền thống cũng như hiện đại của Trung Quốc.
Điều đặc biệt nhất ở đây là bên cạnh tên mỗi món ăn đều có vài dòng nhận xét của Feigang Fei - chủ nhà hàng nằm ở thành phố Montreal, Canada.
Khi Kim Belair - một nhà văn - đăng thực đơn này lên Twitter. Những dòng nhận xét của Fei nhanh chóng gây chú ý, trong đó có hàng chục nghìn người tỏ ra thích thú với sự thật thà này.
Về cơ bản, những lưu ý của Fei rất hữu ích, ví dụ như khi anh cho biết có những món ăn không cay như vẻ bề ngoài, món nào được thực khách chọn nhiều, món nào là món yêu thích của anh.
Ví dụ như bên dưới bức ảnh món salad váng đậu, anh ghi tóm tắt: “Thật kỳ diệu khi người Trung Quốc có thể chế biến hạt đậu nành thành rất nhiều món ăn. Chúng tôi cắt những tấm đậu xay thành từng lát mỏng. Món này rất ngon, tốt cho sức khoẻ và được nhiều người yêu thích. Tôi khuyên bạn nên thử nó”.
![]() |
Những đoạn mô tả món ăn trung thực giúp thực khách dễ dàng đưa ra chọn lựa hơn. |
Những mô tả trung thực này hoàn toàn không phải là một điều mới mẻ ở nhà hàng AuntDai. Hầu hết trong số chúng đã được viết từ nhiều năm trước, anh Fei chia sẻ với CNN. Giải thích về lý do, anh nói rằng chỉ không muốn thực khách thất vọng.
“Rất nhiều người muốn trở thành người giỏi nhất… và đơn giản là chúng tôi không phải người giỏi nhất. Đó là sự thật”, anh nói. “Chúng tôi chỉ cố gắng tốt hơn mỗi ngày. Đó là cách mà tôi nhìn câu chuyện này”.
Sau khi thực đơn đặc biệt của AuntDai được lan truyền trên mạng xã hội, việc làm ăn của nhà hàng cũng có vẻ tốt hơn.
“Hôm thứ Sáu và thứ Bảy, chúng tôi nhìn thấy nhiều thực khách mới. Nhiều người trong số họ nói với tôi là đã nghe chuyện của tôi trên đài, trên tivi và họ thích như thế”, Fei viết trong một bài đăng trên blog.
Dù sao đây cũng là một tin tốt với nhà hàng - những người đã phải bán hàng online trong suốt nhiều tháng giữa cơn đại dịch.
Không được may mắn như AuntDai, nhiều nhà hàng và doanh nghiệp nhỏ khác ở Canada và Mỹ đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Chỉ riêng ở Columbia, hơn 25.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa trong tháng 3 và tháng 4 năm 2020 - 2 tháng đầu tiên của đại dịch, theo thông tin của CBC.
“Chúng tôi rất may mắn khi vẫn còn trụ lại được”, Fei nói.
Xem thêm video: Nhà hàng 30 năm phục vụ heo quay nguyên con
Bị ‘bom’ 150 mâm cỗ cưới, một nhà hàng ở Điện Biên đã phải lên mạng xã hội nhờ người dân ‘giải cứu’ thực phẩm.
" alt=""/>Thực đơn trung thực đến kinh ngạc của nhà hàng Trung QuốcChồng em làm nhà nước, công việc ổn định nhưng lương "ba cọc ba đồng". Vì vậy, lương anh chỉ đủ để anh đổ xăng xe, ăn sáng, ăn trưa và thỉnh thoảng nhậu nhẹt, dự đám cưới… cùng bạn bè. Các chi phí khác trong nhà đều do em phải lo lắng.
Cũng may, công việc kinh doanh buôn bán của em khá thuận lợi nên kinh tế gia đình chưa bao giờ làm em phải đau đầu. Lúc về làm dâu, em đứng ra mở một cửa hàng tạp hóa lớn ngay ở trung tâm của chợ.
Sau đó, nhờ ăn nên làm ra, em mở tiếp một cửa hàng khác. Do mở thêm cửa hàng nên em cũng phải thuê thêm người làm.
Công việc của em bận rộn trong khi chồng em nhàn nhã hơn. Mẹ chồng thấy vậy lúc nào cũng động viên con dâu hết lời. Bà nói: “Thằng Thắng - tên chồng em, có phúc lớn mới lấy được con. Nhà không có con gái nên từ ngày con về đây, mẹ đã coi con như con gái trong nhà”.
Bà khéo léo, nhẹ nhàng nên mẹ chồng con dâu rất hợp nhau. 5 năm đó, không chỉ lo cho gia đình riêng của mình, mọi việc lớn nhỏ của bố mẹ chồng, cũng một tay em chu toàn. Lúc ông bà ốm đau, em cũng vào trông nom trong bệnh viện. Em thường xuyên mua thuốc bồi bổ, có gì ngon đều mang sang biếu bố mẹ chồng. Em trai chồng em xin việc cũng do em tìm hiểu, giới thiệu cho.
Mẹ chồng giao toàn bộ công việc những ngày giỗ, lễ, Tết cho em đảm nhiệm. Từ mua đồ thắp hương đến làm mâm cỗ, tổ chức mời khách… em không để ai chê trách một điều gì.
Em cứ tưởng mẹ chồng thấy mình vất vả, một lòng một dạ vì nhà chồng sẽ yêu thương mình nào ngờ đấy chỉ là những lời chót lưỡi đầu môi. Từ lâu, bà đã có nhiều toan tính, đề phòng với em.
Cụ thể, gần đây, do sức khỏe kém, ông bà bàn đến chuyện lập di chúc. Tài sản ông bà gồm có 2 căn nhà (một căn nhà đang ở, một nhà cho thuê) và một miếng đất.
Miếng đất - bố mẹ chồng em để lại cho con trai út. Căn nhà cho thuê, ông bà quyết định cho con trai thứ. Cuối cùng, căn nhà đang ở, có giá trị lớn nhất - bà để cho chồng em. Nhưng điều đáng nói, ông bà chỉ cho mỗi chồng em, chứ không phải cả 2 vợ chồng. Trong bản di chúc không có một dòng nào nhắc đến tên em.
Được biết, ông bà làm như vậy là để đề phòng em. Bà nói với chồng em rằng, em khôn ngoan, sắc sảo trong khi chồng em hiền lành, chậm chạp. Nếu để căn nhà cho cả hai vợ chồng, chắc gì em đã chịu chung thủy cùng anh lâu dài. Sau này, nếu ly hôn, con trai bà sẽ chịu thiệt thòi. Bà làm như vậy cũng là nghĩ xa cho chồng em.
Chồng em thấy mẹ lo cho mình, dĩ nhiên, anh ấy rất vui vẻ, đồng thuận. Trong khi đó, em cảm thấy tổn thương sâu sắc. Bà nói coi em như con gái, nhưng lại âm thầm tính toán, đề phòng em. Bao năm em vất vả, lo toan cho nhà chồng nhưng vẫn chưa khiến bà hài lòng. Trước đây, làm được bao nhiêu, em cũng đều chi ra lo cho chồng con và nhà chồng. Chưa một lần nào, em có ý định tích góp một khoản riêng cho bản thân mình.
Em sống đâu có tệ với nhà chồng vậy mà nhận lại lại là sự nghi kỵ như vậy. Mấy hôm nay em buồn, công việc làm ăn đành giao hết cho người làm thuê. Em cũng không muốn qua lại nhà chồng bởi em thấy mình chăm sóc, quan tâm hết lòng như vậy nhưng cuối cùng mình vẫn chỉ là người dưng nước lã.
Xin độc giả cho em biết, liệu em có đòi hỏi quá hay nhà chồng cư xử tệ với em?
Tôi chỉ muốn bỏ lại tất cả để lao về nhà đẻ mình đón Tết...
" alt=""/>Tờ di chúc phân chia tiền tỷ của nhà chồng khiến con dâu uất nghẹn