Thương mại điện tử là mục tiêu đầu tiên của làn sóng công nghệ tại Myanmar, và người dân địa phương đã bắt đầu cài đặt ứng dụng Uber trong những năm gần đây khi điện thoại thông minh được sử dụng rộng rãi hơn. Đầu năm nay, ngành công nghiệp gọi xe chung đang bùng nổ khi Grab và Uber mở rộng sang Myanmar, đánh dấu thị trường thứ bảy ở Đông Nam Á cho cả hai dịch vụ.
" alt=""/>Grab tham vọng thống lĩnh thị trường với khoản đầu tư 100 triệu USD vào MyanmarTheo công ty phân tích IDC, số lượng thiết bị đeo xuất xưởng trên toàn thế giới trong quý 2/2017 đã tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khoảng thời gian 3 tháng từ tháng Tư - tháng Sáu năm nay, tổng cộng đã có 26,3 triệu thiết bị đeo xuất xưởng.
Đây là lần đầu tiên, thiết bị đeo cơ bản (không chạy các ứng dụng của bên thứ ba) bị suy giảm số lượng máy xuất xưởng so với cách đây 1 năm, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là -0,9%. Ngược lại, số lượng đồng hồ thông minh (smartwatch) xuất xưởng đã tăng tới 60,9% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái.
Jitesh Ubrani, chuyên gia phân tích cấp cao của IDC, nhận định người tiêu dùng đang có sự chuyển dịch quan tâm tới các thiết bị đeo chứa nhiều tính năng hơn. Khả năng định vị GPS và theo dõi sức khỏe đã trở thành các tính năng thông thường trên smartwatch. Ví dụ, năm ngoái, chỉ có 24,5% các thiết bị thông minh tích hợp GPS, trong khi tỉ lệ này hiện nay là 41,7%.
Trong quý 2/2017, hãng "tẩu tán" được nhiều thiết bị đeo nhất là Xiaomi với 3,5 triệu máy. Apple xếp ở vị trí thứ hai với 3,4 triệu máy. Sản phẩm đeo chính của công ty Trung Quốc là vòng theo dõi sức khỏe Xiaomi Mi Band giá 20 USD, đạt chứng chỉ chống bụi, chống nước IP67 và thời lượng pin sử dụng liên tục tới 20 ngày. Thiết bị sử dụng một bộ phận giám sát sức khỏe, nhịp tim và giấc ngủ. Số lượng máy xuất xưởng tăng 13.7% so với cùng kỳ năm ngoái đã giúp Xiaomi chiếm tới 13,4% thị phần thiết bị đeo toàn thế giới.
Mặc dù xếp sau Xiaomi nhưng Apple thực tế cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng, lên tới 49,7% về số smartwatch xuất xưởng so với quý 2/2016 (2,1 triệu chiếc Apple Watch). Đại gia công nghệ Mỹ hiện nắm giữ 13% thị phần thiết bị đeo. Với việc Apple Watch Series 3 dự kiến trình làng vào ngày 12/9 tới, tích hợp cả thẻ SIM và sóng vô tuyến LTE, giúp người dùng có thể điện đàm và kết nối Internet mà không cần kết đôi với iPhone, phiên bản Apple Watch mới này có thể giúp Táo khuyết vượt mặt Xiaomi vào cuối năm nay.
Tuấn Anh(theo Phonearena)
" alt=""/>Thiết bị đeo Apple, Xiaomi bán chạy nhất thế giớiDấu xanh được xem là biểu tượng của tính hợp pháp, sự xác nhận và độ uy tín của một tài khoản trên Instagram.
Không dễ cấp nhưng dễ mua
Dấu xanh không phải được cấp tùy tiện cho bất kỳ ai hay có thể mua trực tiếp tại Instagram theo chính sách của họ. Nhưng nghịch lý nằm ở chỗ nó có thể mua được tại chợ đen và bí ẩn này đang dần được hé lộ.
"Thật đáng buồn, nhưng bạn biết nó tồn tại bằng cách nào không?", James, một người bán dấu xanh mở đầu câu chuyện. "Nó được bán bởi chính những người mà bạn biết rõ về họ" (nhân viên Instagram).
Instagram đã gián tiếp tiếp tay cho thị trường màu mỡ này. Bất kỳ ai cũng có thể đăng ký xác minh trên Facebook hoặc Twitter, còn ở Instagram điều này trở nên độc quyền hơn. Mạng xã hội này chủ động kiểm soát những người có tầm ảnh hưởng đến báo chí, các thương hiệu lớn và tự quyết định cấp hay không cấp xác minh cho tài khoản này.
James cho biết ông tiếp cận khách hàng thông qua con đường nhắn tin trực tiếp trên Instagram. Ông tìm thấy những người sẵn sàng trả tiền cho dấu xanh, giao dịch với họ. Công việc còn lại là của những người bạn của ông bên trong bộ máy Instagram hoàn tất.
Công việc làm thêm này của James bắt đầu từ hồi đầu năm với sự giúp đỡ của người bạn đang làm việc tại Instagram. Mỗi dấu xanh được bán với giá 1.200 USD nhưng James sẽ "nhìn mặt đặt tên". Tùy từng người mà ông sẽ cho những mức giá khác nhau tùy theo độ khó xác minh cũng như mức độ ham muốn của họ.
Để tránh bị truy cứu vì lạm dụng quyền lực, James và bạn ông nộp trước các mẫu đơn yêu cầu xác minh. Tuy vậy từ trước đến nay chỉ có 3 trong số đó được xét duyệt đúng quy định còn lại là qua bàn tay của những nhân viên Instagram.
James cho biết đã có một số nhân viên bị sa thải vì bán xác minh cho các tài khoản. Mạng xã hội này trước đó đã khóa 30 tài khoản vì có liên quan đến cần sa. Tuy nhiên, một vài nhân viên của họ đã nhận 7.500 USD để kích hoạt lại chúng bằng quyền truy cập của mình. Cũng theo James, ông đã bị phát hiện và quyền truy cập của ông cũng đã chính thức bị thu hồi.
James không phải đầu mối duy nhất người dùng Instagram có thể liên hệ để mua dấu xanh. Alejandro Rioja là một nhà kinh doanh Internet, nhà tiếp thị kỹ thuật số và máy tính cá nhân kiêm luôn người cung cấp dịch vụ dấu xanh. Trang web của ông kêu gọi mọi người kết nối với tài khoản Facebook của mình sau đó mời gọi mua những dấu xác minh.
Trong tin nhắn Facebook Messenger của mình, Rioja sử dụng hệ thống tự động trả lời tin nhắn để tư vấn khách hàng rất chuyên nghiệp. Giá mà ông đưa ra để sở hữu dấu xanh là 6.000 USD cho một tài khoản.
" alt=""/>Dấu xanh Instagram có giá nghìn USD trên chợ đen