Có rất ít nghiên cứu khoa học về những lý do khiến học sinh Nhật Bản cảm thấy rất miễn cưỡng khi phải giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai.
Mới đây, Jim King – một chuyên gia về ngôn ngữ học ở ĐH Leicester (Anh) đã có một số nghiên cứu về hiện tượng này. Ông vừa trình bày những phát hiện của mình ở London trước các chuyên gia và nhà giáo dục Nhật Bản.
King – người từng có kinh nghiệm giảng dạy ở Nhật – cho rằng có nhiều nguyên nhân cho hiện tượng này, trong đó có yếu tố tâm lý, văn hóa và phương pháp dạy.
Ông đã tìm hiểu hành vi của 924 sinh viên ở 9 trường đại học khác nhau và phát hiện ra nhiều sinh viên có một “nỗi khiếp sợ tâm lý” rằng vốn tiếng Anh của họ rất tệ và họ cảm thấy nếu họ cố gắng sử dụng nó thì họ sẽ “mất mặt” với bạn bè.
Sự nhạy cảm quá mức này khiến họ không sẵn sàng chia sẻ. King kết luận điều này sau nhiều giờ quan sát lớp học và phỏng vấn.
Ông cũng phát hiện ra rằng nhiều giáo viên nói quá nhiều và cho sinh viên rất ít cơ hội để luyện tập khả năng tiếng Anh của mình. Họ dùng một lượng thời gian đáng kể để dịch từ văn bản tiếng Anh sang tiếng Nhật.
King tin rằng, học sinh, sinh viên Nhật Bản có thể cảm thấy thoải mái hơn khi im lặng trong lớp do văn hóa không muốn nổi bật trước đám đông. Tuy nhiên, một trong những thí nghiệm sau đó của ông với sinh viên Nhật và sinh Anh đều cho thấy mức độ khó chịu bằng nhau khi giáo viên ngừng nói và cả lớp chìm trong im lặng.
“Tôi nghĩ rằng văn hóa có thể là cội nguồn để giải thích cho sự thích im lặng này” – King nói. “Nhiều người học Nhật Bản đã được dạy rằng phải để ý đến mọi người xung quanh. Điều này khiến mọi người tự kiểm soát chính mình”.
Ông King đã quan sát 30 lớp học trong tổng số 48 giờ và phát hiện ra những “bằng chứng không thể chối cãi” của sự im lặng. Phần lớn thời gian trên lớp dành cho giáo viên nói hoặc cả lớp im lặng đọc, viết, nghe audio. Các cuộc đối thoại của học sinh chỉ chiếm 0,21% tổng thời gian.
Ông cũng quan sát thấy hiện tượng đám đông ở một số lớp, mặc dù việc sinh viên không hiểu giáo viên nói gì cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng im lặng trong các lớp học tiếng Anh.
King cho biết, khả năng nói tiếng Anh của người Nhật không tệ đến mức như người ta vẫn nói. Nhưng những người nói tốt nhất thường cảm thấy họ phải kiềm chế bản thân để phù hợp với nhóm của mình.
Bên cạnh vấn đề văn hóa còn có yếu tố tâm lý và phương pháp giảng dạy. Sinh viên biết rằng họ vẫn sẽ thi đỗ một cách dễ dàng bằng cách tham gia một số lớp học tiếng Anh bắt buộc vào năm nhất đại học. “Chẳng có lý do gì để họ phải giao tiếp. Giao tiếp rất là rủi ro. Ngồi im lặng là một lựa chọn hợp lý” – ông cho biết.
Cách dạy truyền thống giúp cho sinh viên được thảnh thơi, và thường thì họ chỉ bị yêu cầu phải đưa ra câu trả lời chỉ có một từ. Ông đã chứng kiến một số sinh viên ngủ gật trong những lớp học thiếu sự tương tác ở ngôn ngữ thứ hai.
King – người đã có 7 năm là giáo viên, giảng viên ở Nhật Bản – cho rằng người giáo viên cần phải biết cách đứng lùi lại để cho sinh viên có cơ hội nói và đừng cố gắng lấp đầy sự im lặng nếu lúc đầu sinh viên không phản ứng lại yêu cầu hay câu hỏi.
Giáo viên nên khuyến khích các hoạt động nhóm/ cặp, đảm bảo rằng việc sử dụng ngôn ngữ đó là thích hợp với trình độ của lớp, và không dành quá nhiều thời gian để sửa lỗi.
Giáo viên cũng nên thay đổi chỗ ngồi của người học thường xuyên để tránh hình thành phe nhóm.
Trong cuộc họp cổ đông thường niên ngày 29/8, ông Ambani cho biết Reliance Jio Infocomm, nhà mạng thuộc tập đoàn, sẽ triển khai phiên bản “5G độc lập”, không phụ thuộc vào mạng 4G và cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn. Sau khi ra mắt vào lễ hội Diwali tháng 10, mạng 5G của Reliance Jio dự kiến mở rộng ra toàn quốc đến tháng 12/2023. Theo tài phiệt, dịch vụ có tiềm năng kết nối 100 triệu hộ gia đình cũng như thúc đẩy sử dụng dịch vụ băng rộng cố định.
Tập đoàn của tỷ phú Ambani là người chi mạnh tay nhất trong cuộc đấu giá băng tần hồi đầu năm tại Ấn Độ. Dù 5G chưa chứng minh được khả năng sinh lời lớn cho các nhà mạng châu Á khác – vốn đã đầu tư hàng tỷ USD, ông trùm dầu mỏ Ấn Độ vẫn hi vọng sẽ thu hút được người dùng cao cấp và củng cố tham vọng truyền thông, thương mại điện tử của Reliance.
“Tự do kỹ thuật số là quyền lợi của mọi người dân Ấn Độ ngay từ khi sinh ra. Do đó, 5G không thể là dịch vụ độc quyền, chỉ dành cho số ít đặc quyền hay những người sống tại các thành phố lớn nhất. Chúng tôi dự định mở rộng Jio 5G theo từng tháng”, ông Ambani khẳng định.
Ông Ambani là người giàu thứ hai châu Á, đưa Reliance thành công ty lớn nhất Ấn Độ theo vốn hóa thị trường và tìm cách đa dạng hóa tập đoàn ngoài mảng kinh doanh nhiên liệu. Reliance Jio hiện là nhà mạng số 1 trong nước sau khi gia nhập thị trường năm 2016, kích hoạt cuộc chiến “cắt máu” hạ gục đối thủ.
Theo tỷ phú, dịch vụ 5G của Reliance sẽ “kết nối mọi người, mọi địa điểm và mọi thứ với dữ liệu chất lượng cao nhất, giá rẻ nhất. Nó sẽ là mạng 5G hiện đại nhất và lớn nhất thế giới”. Nó sẽ giúp Reliance Jio mang đến các dịch vụ mới và mạnh mẽ như độ trễ thấp, thoại 5G, điện toán biên và phân chia mạng, vũ trụ ảo.
Reliance Jio cũng hợp tác với Qualcomm để phát triển giải pháp 5G cho Ấn Độ. Ngoài ra, nhà mạng còn bắt tay với Google ra mắt smartphone 5G “siêu rẻ” trong kế hoạch 25 tỷ USD. Hiện nay, điện thoại 5G rẻ nhất ở Ấn Độ có giá khoảng 150 USD. Neil Shah, Phó Chủ tịch nghiên cứu tại Counterpoint, nhận định, để đưa 5G đến số đông, bắt buộc cần có một chiếc di động dưới 100 USD.
Năm 2016, Jio đã áp dụng chiến lược này để đột phá thị trường viễn thông Ấn Độ khi giới thiệu gói cước 4G giá rẻ và dịch vụ thoại miễn phí, smartphone giá 81 USD phát triển cùng Google.
Du Lam (Theo Bloomberg, Reuters)
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu sớm phủ sóng 5G tới các khu công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu, khu công nghiệp có nhu cầu ứng dụng 5G ngay khi cấp phép.
" alt=""/>Tài phiệt Ấn Độ chi 25 tỷ USD phủ 5G toàn quốc