LG BL40 là sản phẩm tiếp nối của các series sản phẩm Chocolate, Shine và Secret cùng thuộc dòng Black Label của hãng. Hãng LG gọi đây là “thế hệ Chocolate mới” và “kỳ vọng sản phẩm sẽ ra mắt thị trường vào tháng 8 tới”.
Máy có tỷ lệ hình ảnh hiển thị 21:9 tương tự như màn hình chiếu phím của các rạp với độ phân giải 345 x 800 pixel. Hiện LG chưa công bố chính xác kích cỡ màn hình nhưng dự tính sẽ lớn hơn 3 inch.
" alt=""/>'Rạp chiếu phim' LG BL40Nếu không dính lệnh cấm, mùa 4 (đã bị hủy) của 'Bố ơi, mình đi đâu thế' có thể thu về 1,5 tỷ NDT (hơn 5.158 tỷ đồng) thông qua việc quảng cáo.
Nhiều con em người nổi tiếng sẽ theo bước bố mẹ và trở thành nhân vật của công chúng khi trưởng thành. Tuy nhiên, vài bậc cha mẹ là người nổi tiếng đã cho con họ bước vào cuộc sống showbiz khi chúng còn quá nhỏ.
Tổng cục Điện ảnh, phát thanh và truyền hình Trung Quốc (SAPPRFT) đã ra lệnh cấm các chương trình truyền hình (kể cả việc phỏng vấn hoặc đăng tin tức) có con em người nổi tiếng tham gia để bảo vệ trẻ em khỏi việc tiếp xúc quá sớm với sự nổi tiếng.
Báo The South China Morning Post đã đưa tin, theo dự luật mới, có hai nhà sản xuất phải hủy bỏ mùa tiếp theo của các chương trình liên quan. Đó là hai chương trình truyền hình thực tế của đài Hồ Nam – “Bố ơi! Mình đi đâu thế?” và “Mẹ tôi là siêu nhân”.
![]() |
Chương trình “Bố ơi! Mình đi đâu thế?” bản Trung. |
Chương trình “Bố ơi! Mình đi đâu thế?”được lên sóng vào năm 2013, dựa theo một chương trình truyền hình cùng tên của Hàn Quốc. Chương trình xoay quanh các ông bố nổi tiếng cùng với con của họ du lịch tới các vùng miền ở Trung Quốc.
Chương trình này đã thu về lợi nhuận khổng lồ từ việc quảng cáo và tài trợ. Tập đoàn Yili đã tài trợ 77 triệu USD (hơn 1.712 tỷ đồng) cho mùa tiếp theo nhưng vì lệnh kiểm duyệt, chương trình này sẽ không được phát sóng. Tập đoàn này cũng từng tài trợ 47 triệu đô-la (hơn 1.045 tỷ đồng) cho mùa 3.
Đây cũng sẽ là tổn thất lớn về tài chính cho đài Hồ Nam TV khi mùa thứ ba đã thu được 500 triệu NDT (hơn 1.700 tỷ đồng) tiền tài trợ so với chỉ 38 triệu NDT (hơn 130 tỷ đồng) sau mùa 1.
Nếu không vì điều luật này của SAPPRFT, mùa 4 (đã bị hủy) có thể thu về 1.5 tỷ NDT (hơn 5.158 tỷ đồng) thông qua việc quảng cáo. Theo bình luận của trang News Agency, các chương trình truyền hình thực tế giống như “Bố ơi! Mình đi đâu thế?” đã đạt tổng doanh thu 10 tỷ NDT (hơn 34.388 tỷ đồng) trong năm 2015, với một lượng lớn tiền thù lao dành cho những ông bố nổi tiếng và con của họ.
Trang này cũng nói thêm, các chương trình này không tốt cho sự phát triển tâm lý của trẻ nhỏ.
Một chương trình nữa cũng đã bị ngừng phát sóng là “Dad come back”.
![]() |
Chương trình “Dad come back”. |
Cục SAPPRFT cũng thông báo, trong năm 2015, có hơn 100 chương trình truyền hình giải trí ở Trung Quốc có trẻ em tham gia (thông tin từ trang Xinhua).
Chương trình truyền hình thứ hai bị cấm được coi là phiên bản nữ của “Bố ơi! Mình đi đâu thế?”và ban đầu được ấn định lên sóng vào tháng 3. Nhưng theo trang Huxiu, họ vẫn sẽ phát sóng trực tuyến mùa đầu tiên của “Mẹ tôi là siêu nhân”vì chương trình này đã hoàn tất việc sản xuất.
Các nhà biên kịch Trung Quốc bắt đầu bối rối trước những thỏa thuận quảng cáo trong chương trình. Nhiều ngôi sao nhỏ của các chương trình này đã nhận hợp đồng quảng cáo về sữa và các chương trình giáo dục. Khi Trung Quốc ra luật mới về quảng cáo vào tháng 11 tới, trẻ em dưới 10 tuổi sẽ bị cấm tham gia kiểm chứng sản phẩm.
Tại Việt Nam, mới đây, đơn vị sản xuất chương trình cũng đã lên tiếng trả lời về việc "Bố ơi, mình đi đâu thế?" có thể bị cơ quan chức năng "sờ gáy" tại Việt Nam.
Hồng Trang
Không có chuyện dừng phát sóng 'Bố ơi' ở Việt Nam" alt=""/>Mất hơn 5.100 tỷ đồng vì cấm phát sóng 'Bố ơi, mình đi đâu thế'Spitz là chú chó được khắc hoạ trong phim rõ nhất sau Buck, tuy không có vẻ ngoài đáng sợ và cái lưỡi ‘đỏ như máu’ lúc nào cũng toan xé toạc con mồi như trong tiểu thuyết miêu tả, Spitz trên màn ảnh rộng vẫn là con chó kiêu ngạo luôn bảo vệ vị trí thủ lĩnh của mình, và đối thủ đáng gờm nhất là Buck. Spitz không hành động hung hãn độc ác như trong tiểu thuyết, đổi lại, kết cục của nó cũng không thảm khốc như trong tiểu thuyết.
Được dán mác P (tức phim dành cho mọi độ tuổi), ‘Tiếng gọi nơi hoang dã’ tuy vẫn giữ được tinh thần cơ bản và có cách diễn tả sáng tạo về sự thôi thúc bản năng nguyên thuỷ trong Buck, tuy nhiên chưa thể kể lại hết sự khắc nghiệt và những cuộc đấu tranh đẫm máu để sinh tồn.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi tiểu thuyết ‘Tiếng gọi nơi hoang dã’, với nhiều phân đoạn bạo lực, ám ảnh, ngược đãi động vật..., chưa bao giờ là quyển tiểu thuyết dành cho mọi lứa tuổi.
![]() |
Chó Buck là sản phẩm của kỹ xảo. |
Phần nhiều thời lượng phim xoay quanh đoàn chó kéo xe đưa thư của Francois (Cara Gee thủ vai) và Perrault (Omar Sy thủ vai). Số lượng các chú chó trong cảnh phim (chỉ gói gọn tầm chục con) cũng giới hạn hơn nhiều so với trong tiểu thuyết (có khi lên đến 50 – 60 con).
Ngoài Spitz, những chú chó kéo xe khác không có mối quan hệ căng thẳng với Buck, không có Dave - con chó ở vị trí kéo sát xe đã nhiều kinh nghiệm trong vai trò này, nhưng luôn đớp vào hông Buck mỗi khi nó phạm sai lầm.
Phân cảnh Buck học kéo xe trên tuyết trong phim là một phân cảnh dễ thương tạo tiếng cười, không phải là thứ kinh nghiệm phải đổi bằng những vết thương và sự khó chịu của người đồng đội bên cạnh.
![]() |
Francois, Perrault - Hai vai phụ làm bộ phim trở nên ấm áp trên những con đường tuyết. |
Francois trong phim không phải là một người chỉ biết điều khiển đoàn xe bằng roi da, Perrault cũng không phải chỉ yêu quý Buck vì nó kéo xe giỏi. Sự khác biệt này so với tiểu thuyết khiến bộ phim ấm áp tình người hơn giữa vùng Alaska lạnh giá.
Cái chết đẫm máu, thê thảm và đáng sợ của Curly – cô chó thân thiện ngây thơ, Dolly – lính mới không may bị đàn sói hoang tấn công, hay Dub – kẻ ưa ăn cắp vặt nhưng siêng năng trong công việc, đã được lược bỏ khỏi phim để tác phẩm có thể phù hợp với mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên đối với những người đã từng đọc qua tiểu thuyết, việc loại bỏ qua những chi tiết này tức là đã bỏ qua những bài học sinh tồn đắt giá trong đời Buck, khi chỉ cần hành động sơ sẩy là tính mạng lập tức bị đe doạ.
Việc không có chú chó nào trong đoàn gặp phải trở ngại về thể lực một cách trầm trọng, không có những cuộc chiến với những vết thương rách toạc từ mắt đến hàm, khiến phiên bản điện ảnh của ‘Tiếng gọi nơi hoang dã’ bị giảm giá trị thực tế đi ít nhiều, cuộc sống của Buck vì thế cũng không còn khó khăn khắc nghiệt ở mức như trong tiểu thuyết.
![]() |
Harrison Ford thủ vai nhân vật John Thornton. |
Nhân vật John Thornton (Harrison Ford thủ vai) – mối dây cuối cùng ràng buộc Buck với con người - là một điểm sáng trong phim. Khác hẳn với nhân vật bước ra từ tiểu thuyết, Thornton là một nhà độc hành có câu chuyện buồn về đứa con đã mất, không mộng tưởng về kho vàng ở Bắc Cực và thực sự xem Buck là một người bạn.
Thornton ở phim tạo được bước ngoặt tình cảm đặc biệt ấm áp và nhiều cảm xúc đối với Buck, khi Buck là người bạn độc nhất của ông ở vùng băng tuyết lạnh giá (khác với trong tiểu thuyết, Thornton có bạn đồng hành và Buck không phải là con chó duy nhất họ mang theo).
Cái kết trên phim không dữ dội như trong tiểu thuyết, khi Buck điên cuồng trừng trị những kẻ sát nhân bộ tộc Yeehats. Nó là một phiên bản tình người hơn, lắng đọng hơn.
Tuy nhiên vì lựa chọn phiên bản tình người cho hợp với nhãn P, 'Tiếng gọi nơi hoang dã' vô tình đánh mất đoạn cao trào trở về bản năng nguyên thuỷ của Buck sau khi mối dây rằng buộc duy nhất giữa nó và con người mất đi.
Việc lạm dụng chỉnh sửa biểu cảm và hành động của Buck bằng máy tính cũng là một điểm trừ. Nhất là trong phân đoạn mở đầu, công nghệ chỉnh sửa khiến Buck trở nên lạc lõng giữa cảnh vật rất thật xung quanh.
![]() |
Chú chó Buck trong phim Tiếng gọi nơi hoang dã. |
Đối với những ai chưa đọc tiểu thuyết, ‘Tiếng gọi nơi hoang dã’ là một bộ phim đáng xem với những tiếng cười và nhiều bài học được rút ra về sự trưởng thành trong cuộc sống, về bản ngã ban đầu của mỗi sinh vật, về những kho báu mà lòng tham không thể chạm tới.
Tuy nhiên đối với những ai đã đọc qua tiểu thuyết, có vẻ phải chờ một phiên bản chuyển thể khác, có giới hạn độ tuổi xem phim nhất định, để nhà làm phim có thể truyền tải tốt hơn toàn bộ thông điệp và sự tàn khốc của tiểu thuyết gốc lên màn ảnh rộng.
Thanh Minh
Hãng Twentieth Century đã quyết định mời ngôi sao tên tuổi Harrison Ford vào vai John Thornton trong phiên bản điện ảnh 2020 với chi phí sản xuất lên tới 109 triệu USD.
" alt=""/>'Tiếng gọi nơi hoang dã' có vượt qua được tiểu thuyết gốc?Ông cũng là một trong những bác sĩ trẻ (dưới 50 tuổi) được bổ nhiệm giám đốc bệnh viện. Đến nay, bác sĩ trẻ nhất được bổ nhiệm giám đốc là ông Nguyễn Tri Thức (Bệnh viện Chợ Rẫy), nhận nhiệm vụ năm 2019 khi 46 tuổi.
Theo Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng, trong vòng thi cuối cùng, ông Tuấn đạt số điểm cao nhất, chiến thắng hai ứng viên còn lại là bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền (Phó Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM) và bác sĩ Hồ Văn Hân (Giám đốc Bệnh viện quận Gò Vấp). Đây là vòng thi trình bày đề án Củng cố, tăng cường nguồn nhân lực quản lý của Bệnh viện Mắt trong giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo.
Ông Tuấn là bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành quản lý y tế, cao cấp lý luận chính trị. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 1997, từng công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và từng là chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM. Từ tháng 4/2017 đến nay, ông được điều động làm Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM.