Đây là kết quả vượt bậc so với những năm học vừa qua và khá toàn diện ở tất các các môn, đặt dấu mốc quan trọng về thành tích HSG quốc gia trong lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình với số lượng và tỷ lệ đạt giải cao nhất từ trước tới nay, xếp thứ 6 toàn quốc.
Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh, có 285 học sinh đoạt giải. Kỳ thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh có 433 học sinh đoạt giải. Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh có 61 dự án đoạt giải. Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp quốc gia có 1 dự án KHKT đoạt giải triển vọng.
Đoàn tuyển của tỉnh có 8 học sinh đoạt giải Olympic Toán học dành cho học sinh THPT chuyên năm 2024. Có 16/16 học sinh tham gia dự thi đoạt tại giải vòng chung kết Kỳ thi Olympic Tin học miền Trung-Tây Nguyên lần thứ V, năm 2024…
Với những thành tích xuất sắc đó, đã có 165 học sinh và 53 giáo viên tiêu biểu được tuyên dương, khen thưởng thành tích HSG năm học 2023-2024.
Tại lễ tuyên dương, 8 thầy, cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng HSG và học sinh đoạt giải Nhất, Nhì trong Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm học 2023-2024 đã được trao vòng nguyệt quế và bằng khen.
Tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi nhằm mục đích ghi nhận, biểu dương những thành quả mà học sinh đã đạt được, khuyến khích học sinh không ngừng nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để gặt hái nhiều kết quả tốt hơn. Bên cạnh đó, khen thưởng học sinh giỏi còn giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh tích cực, lành mạnh trong giáo dục.
Thời gian qua, nhận thức được vai trò to lớn của công tác khuyến học, khuyến tài và xã hội học tập nên Hội khuyến học tại nhiều huyện trên địa bàn Ninh Bình đã chú trọng thúc đẩy các phong trào thi đua tới từng cơ sở, khu dân cư. Điển hình trong số đó có thể thấy phong trào khuyến học, khuyến tài tại tỉnh đã phát triển rất mạnh mẽ và đem lại hiệu quả lớn trong thời gian qua.
Hoạt động trao học bổng, tặng quà cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, khen thưởng cho học sinh giỏi các cấp đã tạo sức lan tỏa lớn. Nổi bật là Quỹ khuyến học khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh đã tổ chức khen thưởng năm học 2022- 2023 cho 308 học sinh, sinh viên, vận động viên là con em quê hương đạt thành tích xuất sắc với số tiền 1,5 tỷ đồng. Các cấp hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt đề án “học bổng cùng em vượt khó đến trường”, trao tặng hàng tỷ đồng học bổng cho hàng nghìn học sinh, sinh viên.
Điển hình như quỹ Khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh đã khen thưởng 308 học sinh, sinh viên, vận động viên với số tiền 1,5 tỷ đồng; Hội Khuyến học tỉnh đã trao học bổng cho 200 học sinh dịp đầu xuân với số tiền 100 triệu đồng; các cấp Hội và cơ sở đã khen thưởng 153.133 lượt học sinh, sinh viên với số tiền 10,9 tỷ đồng; hỗ trợ 6.580 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tặng 5.124 suất quà...
Thực hiện Đề án "Học bổng cùng em vượt khó đến trường", 2 năm học vừa qua có 32 cơ quan, đơn vị làm đầu mối vận động được 441 lượt cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, 154 lượt cá nhân, nhà hảo tâm, tặng 1.081 suất học bổng với số tiền 6,1 tỷ đồng.
Đến nay, toàn tỉnh có 82% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình học tập; 64% dòng họ học tập; 86% cộng đồng học tập... Trong năm đã vận động thành lập được 9 ban khuyến học, phát triển mới 6.673 hội viên, nâng tổng số hội viên khuyến học toàn tỉnh lên 348.725 hội viên, chiếm 34,50% dân số.
Thời gian tới, Ninh Bình cho biết làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền với nhiều hình thức thiết thực, cụ thể để vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ, đóng góp cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tiếp tục đẩy mạnh phòng thi đua "Mùa xuân khuyến học", "Tháng Tám khuyến học", Đề án "Học bổng cùng em vượt khó đến trường", phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời"...
Nghệ An hiện nay có hơn 1.500 trường học với hơn 800.000 học sinh.
Để bố trí đủ giáo viên cho các cấp học, ngành giáo dục Nghệ An đề ra các giải pháp như tuyển dụng mới giáo viên, hợp đồng thỉnh giảng, biệt phái giáo viên trung học cơ sở từ những trường còn dôi dư đến giảng dạy tại các trường tiểu học còn thiếu, bố trí giáo viên dạy liên trường tiểu học; liên trường trung học cơ sở - tiểu học… Không vì thiếu giáo viên mà cắt xén chương trình, ảnh hưởng tới chất lượng học tập của các em.
Chia sẻ về lý do khan hiếm nguồn giáo viên, ông Lợi cho biết: “Cái khó hiện nay của địa phương là các huyện đang còn chỉ tiêu, tuy nhiên lại không có giáo viên tham gia ứng tuyển. Bên cạnh đó, theo luật mới, chuẩn đào tạo giáo viên được nâng lên nên số đối tượng dự tuyển cũng ít đi”.
Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tương Dương (Nghệ An) Kha Văn Lập cho biết, trên địa bàn đang thiếu gần 40 giáo viên dạy Tiếng Anh và Tin học. Giáo viên ở các môn học khác cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học ở từng địa phương.
Trần Tuyên
" alt=""/>Nghệ An: Thiếu hơn 5.000 giáo viên nhưng không có người để tuyển