Số liệu thống kê về mức thu nhập bình quân của lao động làm trong các lĩnh vực của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam trong 2 năm 2015 và 2016 vừa được Bộ TT&TT công bố trong ấn phẩm Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2017 mới phát hành.
Cũng theo số liệu mới được công bố trong Sách Trắng CNTT-TT năm 2017, với mức thu nhập bình quân năm 2016 của lao động ước tính đạt 6.849 USD/người/năm (tương ứng hơn 153,7 triệu đồng/người/năm - PV), phần mềm là lĩnh vực có mức thu nhập bình quân cao nhất trong các lĩnh vực của ngành công nghiệp CNTT, gấp gần 1,8 lần so với thu nhập bình quân của lao động làm trong lĩnh vực phần cứng điện tử.
Cụ thể, thu nhập bình quân của lao động làm trong lĩnh vực phần cứng điện tử năm 2016 ước tính đạt 3.866 USD/người/năm (tương ứng khoảng 86,8 triệu đồng/người/năm - PV), tăng hơn 35,2% so với năm 2015. Thu nhập bình quân của lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) ước tính là 5.609 USD/người/năm (tương ứng gần 126 triệu đồng/người/năm - PV), tăng 4,33% so với năm 2015. Còn với lĩnh vực nội dung số, ước tính thu nhập bình quân của lao động làm trong lĩnh vực này năm 2016 là 6.189 USD/người/năm (tương ứng với gần 139 triệu đồng/người/năm - PV), tăng hơn 1,1% so với năm 2015.
![]() |
Là ấn phẩm cung cấp thông tin, số liệu thống kê chính thức về một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TT&TT được tổng hợp từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo, hiệp hội, doanh nghiệp CNTT và các đơn vị trong Bộ, Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017 cung cấp các thông tin, số liệu thống kê phản ánh hiện trạng phát triển CNTT-TT trong 2 năm 2015 và 2016.
![]() |
Trong chia sẻ tại lễ công bố phát hành Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT - Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Tuyên cho biết, công nghiệp CNTT đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn dóng góp quan trọng vào GDP quốc gia. Tổng số doanh nghiệp CNTT cả nước năm 2016 ước tính là 24.501 doanh nghiệp, tăng 13,13% so với năm 2015.
Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2016 nước ước tính đạt 1.500.009 tỷ đồng, tương đương 67,693 tỷ USD, tăng 11,49% so với năm 2015. Trong đó, doanh thu công nghiệp phần cứng là 58,838 tỷ USD; công nghiệp phần mềm là 3,038 tỷ USD; công nghiệp nội dung số là 739 triệu USD; và dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) là 5,078 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu CNTT ước đạt 60,789 tỷ USD, trong đó phần cứng điện tử là 57,737 tỷ USD, phần mềm là 2,491 tỷ USD. Tổng nộp ngân sách nhà nước ước đạt 34.320 tỷ đồng, đóng góp khoảng 3,4% tổng ngân sách nhà nước.
" alt=""/>Thu nhập bình quân của lao động ngành phần mềm Việt là gần 154 triệu đồng/người/nămỨng dụng có thể chạy trên iOS và Android trong phạm vi Ấn Độ. Google sẽ liên kết với một số ngân hàng lớn thông qua giao diện thanh toán đồng nhất UPI - tiêu chuẩn thanh toán do chính phủ hỗ trợ nhằm tích hợp hệ thống giữa các ngân hàng trong thị trường khá phân mảnh như Ấn Độ.
Các ngân hàng được hỗ trợ trong hệ thống bao gồm ngân hàng Axis, HDFC, ICICI và ngân hàng nhà nước Ấn Độ và các ngân hàng khác có hỗ trợ UPI. Các doanh nghiệp cho phép thanh toán thông qua các ngân hàng này là các chuỗi thức ăn lớn như Dominos, các dịch vụ vận tải như RedBus và Jet Airways. Ngoài ra, ứng dụng còn hỗ trợ tiếng Anh, tiếng Hindi, Bengali, Gujarati, Kannada, Marathi, Tamil và Telugu ở một quốc gia đa ngôn ngữ như Ấn Độ.
Ứng dụng đang chạy trên iOS và Android trong nước. Google cũng liên kết với một số ngân hàng lớn trong nước thông qua UPI (Giao diện thanh toán hợp nhất) - một tiêu chuẩn thanh toán và hệ thống được chính phủ hỗ trợ để mang lại nhiều hơn tích hợp các dịch vụ ngân hàng vào một thị trường rất phân mảnh. Tất cả các ứng dụng thuộc chuẩn UPI sẽ được chuyển tiền giới hạn là 100 nghìn Rupee Ấn và 20 giao dịch trong một ngày.
" alt=""/>Ra mắt ứng dụng thanh toán cho Ấn Độ, Google tiến tới thị trường Châu ÁGoogle AdX là một nền tảng quảng cáo của Google. Nền tảng này hoạt động dựa trên nền tảng Programatic Ads (quảng cáo được lập trình tự động) và RTB (đấu giá thời gian thực), cho phép đấu giá thời gian thực với tất cả các mạng quảng cáo lớn trên thế giới bao gồm Admob, Chartboost, AdColony, Leadbolt, Unity Ads, Vungle, hay thậm trí cả Facebook Audience Network (FAN). Qua đó các nhà sản xuất/phát hành có thể tối ưu hiệu quả quảng cáo trên mọi lượt hiện thị tốt nhất nhằm giúp gia tăng doanh thu quảng cáo.
Theo thống kê của App Annie (một công ty chuyên về dữ liệu và thị trường ứng dụng) cho biết: tính tới thời điểm hết tháng 12/2016, chỉ riêng trên Google Play đã có tới hơn 60 tỷ lượt tải xuống ứng dụng trên toàn cầu và doanh thu ước tính để trả cho các nhà xuất bản là hơn 13 tỷ đô la. Tuy nhiên, phần lớn các nhà phát triển khi tham gia mạng lưới quảng cáo của Google chưa có nhiều kinh nghiệm về việc khai thác quảng cáo trên các ứng dụng của mình.
Trong vai trò là nhà cung cấp nền tảng Google AdX , MOG đã thành lập dự án RichAdX để triển khai dịch vụ và hỗ trợ trực tiếp cho các nhà sản xuất và phát hành Game/ứng dụng di động, giúp họ tối ưu quảng cáo thông qua nền tảng Google AdX, hỗ trợ nhà phát triển trong việc phát hành games/ứng dụng trên chợ Google Play. Bên cạnh đó, MOG cũng sẽ hỗ trợ về chính sách phát hành trên chợ, tối ưu lượng truy cập dư thừa, hỗ trợ đấu giá thời gian thực (Real-time bidding) với mọi mạng quảng cáo lớn trên thế giới.
" alt=""/>MOG chính thức triển khai nền tảng Google Ad Exchange tại Việt Nam