![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng chủ trì Hội nghị công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2016 của các cơ quan hành chính trực thuộc Bộ TT&TT ngày 17/5. |
Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ TT&TT triển khai thực hiện đánh giá kết quả CCHC của các Cục trực thuộc Bộ theo bộ chỉ số được ban hành tại Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 30/12/2016. Dẫu vậy, theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, việc xác định Chỉ số CCHC của các Cục đã được thực hiện nghiêm túc, bài bản từ khâu xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện, triển khai tự đánh giá, chấm điểm, điều tra xã hội học (XHH), thẩm định đến khâu tổng hợp, báo cáo, đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng.
"Thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ, thời gian vừa qua, các cơ quan hành chính thuộc Bộ đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực của CCHC, bao gồm cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính, đặc biệt là lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính. Nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ về CCHC cũng có những chuyển biến rõ rệt", Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng đánh giá.
Theo kết quả xếp hạng chung, hầu hết các Cục trực thuộc Bộ TT&TT có kết quả CCHC trong năm 2016 ở mức khá (6/9 Cục), trong đó có 2 Cục đạt kết quả ở mức tốt. Cục Tần số vô tuyến điện có kết quả tốt nhất (89,18/100 điểm) và đạt mức điểm cao cách biệt so với các Cục khác, kể cả Cục Tin học hóa (80,74/100 điểm) xếp ở vị trí thứ hai. Hai đơn vị có kết quả xếp hạng thấp nhất là Cục Báo chí và Cục An toàn thông tin.
Chia sẻ tại Hội nghị công bố Chỉ số CCHC năm 2016 của các cơ quan hành chính trực thuộc Bộ, đại diện Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, để đạt được kết quả CCHC cao đòi hỏi cả một quá trình dài quyết tâm, nỗ lực của cả đơn vị. Quá trình này hội tụ nhiều yếu tố quan trọng, trong đó có nhận thức, tư duy sớm và đúng đắn về tầm quan trọng phải tiến hành CCHC toàn đơn vị; sự quyết tâm, quyết liệt của người đứng đầu đơn vị và tập thể lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai và kiểm tra, đánh giá các mảng CCHC. Một kinh nghiệm nữa của Cục Tần số vô tuyến điện là phải xây dựng hạ tầng CNTT đồng bộ, hiện đại; cắt giảm các thủ tục hành chính, giấy tờ cho gọn nhẹ, đơn giản. Đơn vị cũng đồng thời cần áp dụng các quy trình ISO vào việc đào tạo, quản lý nhân sự, duy trì thường xuyên việc kiểm tra, đánh giá nội bộ, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, việc giao công tác nhiệm vụ theo tháng, theo quý với việc đánh giá thi đua của cá nhân và tập thể.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh: "Chỉ số CCHC năm 2016 phản ánh khá chính xác kết quả CCHC của các Cục. Cục Tần số vô tuyến điện có kết quả CCHC tốt nhất, dẫn đầu với số điểm cách biệt là rất xứng đáng. Cục Tin học hóa là đơn vị trực tiếp cùng với Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu cho cho Lãnh đạo Bộ - Thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ về nội dung Hiện đại hóa hành chính, do vậy, Cục đã nắm chắc các nội dung CCHC và thực hiện khá tốt tại đơn vị mình. Cục An toàn thông tin là đơn vị có kết quả thấp nhất do không được tổng hợp điểm từ kết quả tự đánh giá, chấm điểm CCHC. Cục cần sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ nhân sự để triển khai thực hiện bài bản các nhiệm vụ CCHC và nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành CCHC của Bộ. Các Cục khác, đặc biệt là Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cần nỗ lực hơn nữa trong thực hiện CCHC".
Để đảm bảo nâng cao chất lượng CCHC và xếp hạng của BộTT&TT trong thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu các Cục cần rà soát lại các tiêu chí, đặc biệt là những tiêu chí thành phần bị trừ điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm và có giải pháp cải thiện kịp thời, nhất là các lĩnh vực có kết quả thấp nhất trong năm 2016 như lĩnh vực Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; lĩnh vực Hiện đại hóa hành chính và các lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt như Xây dựng và thực hiện thể chế; Cải cách thủ tục hành chính.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cũng đề nghị Vụ Thi đua – Khen thưởng, cơ quan thường trực Hội đồng TĐKT của Bộ căn cứ kết quả xác định chỉ số CCHC nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng TĐKT trong việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của các tập thể, cá nhân. Vụ Tổ chức cán bộ, cơ quan thường trực CCHC của Bộ được giao phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng Bộ Chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả CCHC của các Vụ, Văn phòng, Thanh tra để đảm bảo tất cả các cơ quan hành chính thuộc Bộ phải được đánh giá kết quả CCHC để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC của Bộ.
Tuấn Anh
Khó khăn thứ hai của ngành phát triển game Việt chính là không có trường lớp nào dạy phát triển game cả. Tất cả những người theo đuổi ngành này đều phải tự mày mò, tự học.
Khó khăn thứ ba cũng là khó khăn lớn nhất, những người theo đuổi ngành phát triển game phải thực sự có đam mê và phải biết cách chấp nhận thất bại trong thời gian dài, từ 5 - 10 năm nếu không sẽ khó thành công được. Ông Minh lấy ví dụ: “Trong số 14 người đầu tiên của Game Studio North, một studio được VNG thành lập vào năm 2007, đến nay chỉ còn 1 người còn gắn bó theo đuổi việc phát triển game, những người khác đa phần không còn làm game nữa."
Một góc làm việc tại VNG. |
Chính vì nhiều khó khăn và thách thức như vậy nên phát triển game là một con đường không dễ đi, phải thực sự yêu nó mới có thể đạt được thành công. Và cũng chính vì quá nhiều khó khăn đó nên các nhân viên phát triển game của VNG đều được tạo những điều kiện tốt nhất để tập trung vào việc phát triển game từ chỗ ngồi đẹp nhất cho đến những ưu đãi rất cao để tạo động lực và mục tiêu phấn đấu cho họ, ông Minh chân thành chia sẻ về môi trường làm việc ở VNG.
" alt=""/>Game Việt – Nên bỏ “ao làng” để tiến ra thế giớiStartup công nghệ Vinclu được sáng lập bởi Minori Takechi, đã ra mắt một cô nàng trợ lý ảo xinh đẹp có tên Hikari Azuma. Không chỉ có thể giúp điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà, cung cấp thông tin về thời tiết, hỗ trợ bạn trong nhiều việc khác, Hikari Azuma còn có thể trở thành một người bạn tâm giao.
Xinh đẹp và thông minh, cô nàng trợ lý ảo này thực sự là niềm mơ ước của nhiều thanh niên F.A tại Nhật Bản. Tuy nhiên cái giá phải trả cũng không hề rẻ chút nào, khi thiết bị có vẻ ngoài giống với Amazon Echo này có giá lên tới 2.700 USD.
Nhà sáng lập Takechi mới chỉ 29 tuổi, chia sẻ về tham vọng tạo ra mối quan hệ cảm xúc thực sự giữa con người và trợ lý ảo kỹ thuật số. “Tầm nhìn của tôi về một thế giới tương lai, đó là mọi người có thể chia sẻ cuộc sống hàng ngày và tình cảm với nhân vật ảo yêu thích của họ”, Takechi cho biết.
Khi mà robot và trợ lý ảo đang ngày càng trở nên phổ biến, chúng vẫn chỉ là những cỗ máy vô tri và không có cảm xúc. Chính vì vậy mà Minori Takechi muốn thay đổi điều đó và tạo ra một cỗ máy có cảm xúc, hay ít nhất là có thể trở thành một người bạn thân thiết với con người.
Hikari Azuma thực chất là một hình ảnh hologram bên trong một thiết bị có tên Gatebox. Cô nàng trợ lý ảo này được thiết kế theo nhân vật anime, mặc váy ngắn và có giọng nói rất dễ thương. Đó đều là những đặc điểm mà các thành niên Nhật Bản yêu thích, do đó mà thiết bị của Vinclu đã gây ra một cơn sốt trong thời gian vừa qua.
Trong khi Apple, Amazon và Microsoft tập trung vào tính năng giọng nói, tính hữu ích của ứng dụng trợ lý ảo, Vinclu đã đi theo một hướng khác mạo hiểm hơn. Đó là hướng đi cảm xúc, khiến cho người dùng gắn bó với ứng dụng trợ lý ảo như một người bạn thân thiết.
Vinclu còn muốn cô nàng trợ lý ảo của mình trở nên chân thực hơn, khi cố gắng để làm cho cô nàng thình thoảng mắc sai lầm hay nhầm lẫn, nhưng không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên một khi cô nàng Hikari Azuma càng trở nên chân thực, thế hệ trẻ Nhật Bản lại càng bị đe dọa.
Rất nhiều người lo sợ rằng khi thế giới ảo ngày càng trở nên chân thực, chúng ta sẽ lãng quên đi thế giới thực tại. Đặc biệt là khi thế hệ trẻ tại Nhật Bản thần tượng hóa các nhân vật anime, sống khép kín trong 4 bức tường, không muốn giao tiếp với xã hội bên ngoài và thậm chí còn không muốn kết hôn.
Các sản phẩm công nghệ có cảm xúc, có thể khiến con người có tình cảm lại thực sự là một mối đe dọa. Thậm chí Microsoft phải cố tình làm cho trợ lý ảo Cortana của mình mang nhiều tính máy móc hơn, để người dùng không có tình cảm. Vinclu và nhiều startup công nghệ Nhật Bản lại đi theo một hướng đi hoàn toàn ngược lại, mạo hiểm hơn.
Và một khi họ thực sự thành công, không biết đó sẽ là tin mừng của làng công nghệ hay tin buồn đối với xã hội loài người.
Theo GenK
" alt=""/>Bạn gái ảo giá 2.700 USD, thời đại con người yêu máy móc sắp đến