Nữ tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 2 vắc xin Nanocovax tại Học viện quân y. Ảnh: Thúy Hạnh
Theo đề cương nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 sẽ có trên 80 tình nguyện viên trên 60 tuổi tham gia.
Thử nghiệm giai đoạn 2 vắc xin Nanocovax bắt đầu từ sáng 26/2, dự kiến sẽ hoàn tất 560 mũi tiêm trong 2 tuần. Trong giai đoạn 1, vắc xin này sinh kháng thể rất tốt với trên 90%.
GS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết, mục tiêu giai đoạn 2 để đánh giá độ an toàn, chú trọng hiệu quả sinh kháng thể của vắc xin.
Ngoài duy trì 3 nhóm liều 25mcg, 50mcg và 75mcg, trong giai đoạn 2 sẽ có thêm nhóm tiêm giả dược với tỉ lệ 6 người tiêm vắc xin sẽ có 1 người tiêm giả dược. Nhóm đối chứng để đánh giá xem giả dược có giúp cơ thể sinh kháng thể hay không.
Do giai đoạn 2 phối hợp đa trung tâm nên thời gian thử nghiệm sẽ rút ngắn một nửa, chỉ còn 2 tháng. Dự kiến cuối tháng 3, đầu tháng 4, sẽ có 560 tình nguyện viên tiêm đủ 2 mũi.
Đến tháng 5, nhóm nghiên cứu sẽ có dữ liệu để báo cáo Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Bộ Y tế trước khi chuyển sang giai đoạn 3 thử nghiệm đa quốc gia với số lượng 10.000 – 15.000 tình nguyện viên.
Ngoài Nanocovax, dự kiến giữa tháng 3, vắc xin COVIVAC của IVAC cũng bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
Hiện công suất của Nanogen có thể nâng cấp lên 30-50 triệu liều/năm, công suất của IVAC cũng có thể nâng lên 30 triệu liều/năm. Việt Nam đặt kỳ vọng đầu năm 2022 sẽ có vắc xin ngừa Covid-19 sản xuất trong nước.
Thúy Hạnh
Đơn vị thử nghiệm bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vắc xin COVIVAC.
" alt=""/>Việt Nam hoàn thành 65% mũi tiêm giai đoạn 2 vaccine CovidVietNamNet gửi đến quý độc giả diễn biến trận đấu giữa MU vs Istanbul thuộc khuôn khổ vòng bảng Champions League, diễn ra lúc 3h ngày 25/11.
" alt=""/>Nhận định bóng đá MU vs Istanbul, 3h ngày 25/11Đến 18h chiều nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2488 ca Covid-19, trong đó có 1572 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Riêng từ ngày 27/1 đến nay, cả nước phát hiện 879 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại nhiều tỉnh, thành,
Hôm nay, Bộ Y tế công bố khỏi bệnh thêm 22 ca Covid-19, gồm các bệnh nhân: 2146, 1886, 2004, 1957, 1887, 1638, 1820, 1713, 1620, 1581, 2063, 2062, 2060, 2273, 2234, 1958, 2096, 1889, 2247, 1803, 1804 và 1477. Như vậy, các cơ sở y tế hiện đã chữa khỏi cho 1.920 bệnh nhân Covid-19.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe trên cả nước là 51.572 người. Trong đó, có 533 người cách ly tại bệnh viện, 13.776 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 37.263 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Trưa 4/3, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân 1823 (65 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội) đang có tổn thương phổi rất nặng. Đánh giá về mặt hình ảnh trên phim chụp CT, tổn thương phổi của bệnh nhân có thể lên tới 95%, gần như toàn bộ phổi.
Bệnh nhân hiện vẫn sống phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo), các chỉ số đánh giá về cơ bản vẫn chưa cải thiện.
Bác sĩ Đồng Phú Khiêm nhận định, tình trạng bệnh nhân 1823 chưa tiến triển nhiều sau thời gian dài điều trị. Bệnh nhân có tiên lượng rất nặng, nếu không duy trì máy thở, ECMO sẽ không giữ được mạng sống. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có cơ hội hồi phục.
Trong thời gian tới, các bác sĩ tiếp tục hỗ trợ ECMO để duy trì sự sống cho người bệnh. Đồng thời, chăm sóc hô hấp tích cực, chờ đợi tổn thương phổi giảm dần.
Nguyễn Liên
Bệnh nhân 1823 ở Mê Linh, Hà Nội chưa có nhiều tiến triển sau 1 tháng nhập viện điều trị, 3 tuần chạy ECMO.
" alt=""/>Công bố 6 ca Covid