Kể từ khi sinh ra tới nay, sự phát triển của Manu'iwa được giám sát chặt chẽ bởi Trung tâm Động vật có vú và mọi người cũng cố gắng giữ khoảng cách với nó. Manu'iwa đang phát triển rất nhanh và đã cai sữa mẹ.
Tuy nhiên, mới đây Manu'iwa đã tìm ra một thứ có thể đe dọa tính mạng của nó.
"Chủ nhật tuần trước, những người giám sát phát hiện ra rằng Manu'iwa đang chơi đùa với một vật màu cam sáng trong miệng", Sở Đất đai và Tài nguyên Thiên nhiên Hawaii (DLNR) công bố "Khi quan sát cô hải cẩu này lặn xuống bên dưới những tảng đá gần bờ và quay trở lại, họ phát hiện ra rằng Manu'iwa đang ngậm một con dao trong miệng".
Manu'iwa không hề biết sự nguy hiểm của vật mà nó tìm thấy. May mắn thay, nhờ sự can thiệp kịp thời của nhân viên DLNR nó không ngậm lưỡi dao và nuốt con dao vào bụng. Các nhân viên DLNR cũng đã thu thập con dao sau khi Manu'iwa nhả nó ra và bỏ đi.
Rõ ràng trong lần này, Manu'iwa đã tránh được một tai nạn nghiêm trọng. Dẫu vậy, hình ảnh Manu'iwa nghịch dao là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta về việc xả rác bừa bãi. Chúng ta không hề biết rằng rác thải nhựa, những đồ nhà bếp gia dụng hỏng... nếu bị thải ra thiên nhiên có thể giết chết các loài động vật.
Theo GenK
" alt=""/>Hình ảnh gây sốc: Hải cẩu Thầy tu Hawaii suýt nuốt phải con dao sắc nhọnHội thảo cấp quốc gia “CMCN 4.0 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 24/6 có sự tham dự, phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Trong tham luận “Một số yêu cầu đổi mới tư duy pháp lý thích ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)” đóng góp cho hội thảo cấp quốc gia “CMCN 4.0 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam”, TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp cũng cho hay, thực tế cho thấy, dùng luật để xác lập các quy tắc pháp lý xử lý các vấn đề mới phát sinh từ việc ứng dụng các công nghệ mới trong cuộc CMCN 4.0 là một thách thức.
Theo ông Cương, việc ứng dụng những công nghệ mới của CMCN 4.0 có thể đưa tới những tác động lan tỏa nhanh và mạnh mà hệ thống quản lý hiện hành có thể không theo kịp, nên việc ứng dụng những cơ chế thử nghiệm hoặc thí điểm trong phạm vi hạn chế (mà thế giới thường gọi là Sandbox) có thể là chọn lựa lập pháp, lập quy khôn ngoan.
“Tuy nhiên, cơ chế thử nghiệm trong phạm vi hạn chế này được áp dụng trong trường hợp nào thì cần được tính toán kỹ lưỡng các mặt lợi hại để làm sao vừa bảo đảm khuyến khích quá trình đổi mới sáng tạo nhưng vẫn bảo đảm được yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng theo tinh thần Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013”, ông Cương khuyến nghị.
Một số chuyên gia công nghệ cũng cho rằng, không nên áp dụng cơ chế Sandbox theo phong trào mà nên chọn lọc, có tiêu chí rõ ràng, phạm vi cụ thể, đồng thời cần có công cụ giám sát đủ mạnh và chế tài xử phạt nghiêm nếu doanh nghiệp được triển khai cơ chế thí điểm, thử nghiệm phạm luật, thực hiện không đúng với lĩnh vực, phạm vi được cấp phép.
![]() |
Theo TS. Trần Thị Quang Hồng, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật trên cơ sở nhận biết đầy đủ các khía cạnh pháp lý của công nghệ để đảm bảo doanh nghiệp theo mô hình mới hay mô hình truyền thống đều kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng (Ảnh minh họa: Internet) |
Đề cập đến những ứng xử về chính sách pháp luật trong CMCN 4.0, với mô hình kinh doanh mới - kinh tế chia sẻ, TS.Trần Thị Quang Hồng, Trưởng ban Nghiên cứu pháp luật Dân sự - kinh tế, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) nêu quan điểm, kinh nghiệm từ các cuộc CMCN trước cho thấy mọi ứng xử thành công về mặt chính sách và pháp luật đối với công nghệ đều phải dựa trên sự nhận diện đầy đủ những đối tượng có thể là winner (nhóm giành được ưu thế trong CMCN) hay loser (nhóm gặp bất lợi và bị thua thiệt từ CMCN) của cuộc cách mạng này.
" alt=""/>Trong cách mạng 4.0, cơ chế Sandbox có thể là lựa chọn lập pháp, lập quy khôn ngoan“Ngày nay, nếu chúng ta không kết nối với bất kỳ quốc gia nào, hoặc nếu bạn không cho phép người dân của mình truy cập Internet, thì điều đó còn tệ hơn cả việc không cho họ sử dụng điện vào thế kỷ trước. Kết nối Internet sẽ thay đổi nhiều thứ, vì vậy chúng ta không nên cô lập bản thân. Thời đại kỹ thuật số chỉ mới bắt đầu”, Jack Ma bày tỏ quan điểm.
Việc phát hành báo cáo diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang nổ ra. Căng thẳng giữa hai cường quốc làm gián đoạn tiến trình toàn cầu hóa và hợp tác nghiên cứu công nghệ cao.
Tài liệu của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng quy mô và tốc độ phát triển của kỹ thuật số nhìn chung tăng nhanh, nhưng nhiều nước đang bị bỏ lại. Hơn một nửa dân số thế giới hiện vẫn không thể truy cập Internet hoặc chỉ tận dụng một phần tiềm năng của mạng lưới này.
Melinda Gates, vợ tỷ phú Bill Gates cho rằng Internet nên dành cho tất cả mọi người, trong đó cần quan tâm tới phụ nữ vốn chỉ hơn 40% được truy cập mạng.
“Ngày nay, khái niệm cơ sở hạ tầng không chỉ là đường xá, hệ thống điện nước. Những thứ đó tất nhiên rất quan trọng, nhưng cơ sở hạ tầng cũng nên bao gồm điều kiện kết nối thông tin”, Melinda Gates chia sẻ.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy tỷ lệ người trực tuyến ở các nước đang phát triển tăng nhanh trong thập kỷ qua, từ 14,5% năm 2008 lên thành 45,3% năm 2018, nhưng tốc độ dần chậm lại.
Theo Zing/SCMP
Nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới đã chỉ đạo nhân viên ngừng trao đổi các tiêu chuẩn công nghệ và kỹ thuật đối với tập đoàn Huawei.
" alt=""/>Jack Ma: 'Internet còn quan trọng hơn điện của thế kỷ XX'