Dưới đây là một số chỉ dẫn hữu ích mà Apple đã công bố:
- iPhone 3G và iPhone 3GS cần được sử dụng trong những môi trường có nhiệt độ dao động trong khoảng từ 32oF đên 95oF (từ 0oC đến 35oC). Nếu sử dụng điện thoại iPhone ngoài khoảng nhiệt độ này, tuổi thọ của pin sẽ bị giảm đáng kể và một số chức năng của điện thoại cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- iPhone 3G và iPhone 3GS cần phải được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ -40F đến 1130F (-20oC đến 45oC). Lưu ý, nhiệt độ bên trong các thùng chứa hàng của ô tô hay xe máy có thể vượt quá ngưỡng 1130F.
Người dùng iPhone nếu không tuân thủ theo những hướng dẫn như trên có thể gặp phải một số “hội chứng” như sau trên thiết bị của mình:
- iPhone đột ngột ngắt quá trình sạc pin.
- Màn hình hiển thị của thiết bị không có độ sáng như trước.
- Khả năng kết nối mạng bị yếu đi hoặc mất hẳn.
" alt=""/>Mẹo chống nóng cho iPhoneSẽ đón công dân ở TP.HCM về quê ngày 25/9
Trong đợt này, tỉnh Sóc Trăng ưu tiên đón các đối tượng: phụ nữ mang thai và người nuôi; học sinh, sinh viên và phụ huynh; trẻ em dưới 6 tuổi (đi theo bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp); người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) và người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở TP.HCM có nguyện vọng về quê.
Thời gian đón rước vào ngày 25/9/2021. Người dân đăng ký trở về quê phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ tại thời điểm tập trung lên xe về tỉnh Sóc Trăng, phải đảm bảo sức khỏe di chuyển bằng ô tô từ điểm đón rước đến khu cách ly của tỉnh. Người dân sau khi được đón về sẽ thực hiện cách ly tập trung theo quy định y tế.
UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, dự kiến trong đợt 1, tỉnh sẽ đón 600 công dân trở về từ TP.HCM gồm: 100 phụ nữ mang thai; 300 học sinh, sinh viên; 200 trẻ em dưới 6 tuổi (đi theo bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp), người cao tuổi và người dân gặp khó khăn có nguyện vọng về quê.
Hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh
Ngày 19/9, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành kế hoạch số 143/KH-UBND về tổ chức đón rước công dân tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ các tỉnh, thành phố trở về địa phương.
Theo kế hoạch, Sóc Trăng sẽ đón tất cả công dân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh hiện đang sinh sống, học tập, làm việc… ở các tỉnh thành khác gặp khó khăn do dịch bệnh có nguyện vọng trở về quê.
Thời gian đón rước công dân sẽ được chia thành nhiều đợt, tùy vào tình hình thực tế của địa phương. Đón công dân ở TP.HCM về quê ngày 25/9 là đợt 1 thực hiện kế hoạch này.
UBND tỉnh Sóc Trăng chia thành 5 nhóm đối tượng đón rước. Cụ thể, nhóm 1 là người mang thai và người nuôi, phụ nữ nuôi con nhỏ từ 3 tuổi trở xuống. Nhóm 2 là người có công, người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên), người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (khi khám chữa bệnh, thăm thân nhân, đi công tác chưa về được). Nhóm 3 gồm: học sinh, sinh viên, phụ huynh của học sinh/sinh viên. Nhóm 4 gồm những người lao động bị mất việc làm thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Nhóm 5 là những đối tượng còn lại.
Người dân phải đăng ký về quê, có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ tại thời điểm tập trung lên xe về tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, người dân phải đảm bảo sức khỏe di chuyển bằng ô tô từ điểm đón rước đến khu cách ly của tỉnh. Người dân sau khi được đón về sẽ thực hiện cách ly theo quy định y tế.
Hiện nay, người dân Sóc Trăng có nguyện vọng về quê có thể đăng ký qua Hội đồng hương tỉnh Sóc Trăng ở TP.HCM; hoặc đăng ký online tại website của Hội đồng hương tỉnh Sóc Trăng ở TP.HCM.
Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Đối với công dân tỉnh Sóc Trăng tiếp tục ở lại các tỉnh, thành phố, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh tiếp tục chỉ đạo tổ chức các chuyến xe nghĩa tình, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, mặt hàng thiết yếu để giảm bớt khó khăn cho người dân.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh cũng chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố rà soát hộ gia đình trên địa bàn có con em đang làm việc ngoài tỉnh gặp khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Đồng thời, tỉnh tích cực thông tin, tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu việc đón công dân về quê, để người dân đồng hành với địa phương cùng vượt qua khó khăn”.
T.H
" alt=""/>Sóc Trăng chuẩn bị đón 600 công dân ở TP.HCM về quêKhám sức khỏe, tư vấn trước mang thai
Nếu có ý định sinh con trong năm 2025, bác sĩ Kim Khoe khuyến cáo phụ nữ nên khám sức khỏe trước mang thai bao gồm khám tổng quát, khám phụ khoa, xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm phụ khoa... Khám sức khỏe giúp phát hiện sớm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi như bệnh tim mạch, tiểu đường, lupus, bệnh nhiễm trùng hoặc lây truyền qua đường tình dục. Bác sĩ hỏi tiền sử thai sản, tiền căn bệnh của gia đình, tầm soát bệnh di truyền... để điều trị, kiểm soát tốt trước khi mang thai.
Theo quan niệm phương Tây, thứ 6 ngày 13 là một ngày cực kỳ xui xẻo và kém may mắn. Rất nhiều người phải né tránh nó bởi đã có nhiều chuyện không vui xảy ra trong ngày này khiến họ kinh hãi và sợ sệt.
![]() |
Nguồn gốc của nỗi ám ảnh thứ 6 ngày 13
Theo các nhà sử học, con số 13 được coi là một "trường hợp đặc biệt" từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13.
Ngoài ra, rất nhiều khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau.
Ví dụ như 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Chúa Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel… Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.
Bên cạnh đó, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thần được mời tham dự tiệc, Loki đến dự với tư cách "khách không mời mà đến".
Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc.
Vậy còn ngày thứ 6, tại sao nó lại đi kèm với con số 13 để tạo ra "cặp đôi hoàn cảnh" về khái niệm may rủi trong quan niệm của nhiều người?
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về Kinh thánh của đạo Thiên chúa và họ phát hiện ra ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ 6, sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó.
Các tín đồ của đạo Thiên chúa luôn coi thứ 6 ngày 13 là ngày tội lỗi bi kịch, bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.
Ngoài ra, sự trùng hợp của nhiều sự cố xảy ra vào thứ 6 ngày 13 càng khiến nhiều người lo sợ. Điển hình là các vụ: Đắm tàu Costa Concordia, di tản hơn 4.000 người (năm 2012); Máy bay chở đội bóng bầu dục Uruguay đâm vào dãy Andes (năm 1972) ; Bão Bhola tấn công Bangladesh, ít nhất 300.000 người thiệt mạng (năm 1970); Điện Buckingham, Anh bị dội bom (năm 1940); Máy bay Nga chở 174 người gặp nạn, không một ai sống sót (năm 1972).
Quan điểm của các nhà chuyên môn về thứ 6 ngày 13
Trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học hữu thần và những nhà nghiên cứu tâm linh đã nỗ lực chứng minh con số 13 và ngày thứ 6 chỉ là những phạm trù bình thường như nhiều thứ khác.
Vào những năm 1880, một nhóm bao gồm những người có tiếng nói của cộng đồng cư dân thành phố New York (Mỹ) đã thành lập một câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ 13, với đại úy William Fowler - cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ - làm chủ tọa.
Theo đạo Hindu, các tín đồ tôn thờ chúa Shiva và Parvati vào ngày Trayodashi, ngày thứ 13 trong tháng Hindu.
Trong đạo Phật, có 13 vị Phật trong trường phái Shingon. Cuốn Đại Giải phóng Tây Tạng còn đề cập đến 13 dấu hiệu may mắn. Tại Ý và Trung Quốc, người ta sợ số 17 và 4 hơn số 13.
Một điều thú vị khi nhắc đến thứ 6 ngày 13 đó là số vụ tai nạn giao thông, hỏa hoạn và trộm cắp trong ngày này ít hơn so với các thứ 6 khác, theo một nghiên cứu tiến hành bởi Trung tâm Thống kê Bảo hiểm Hà Lan năm 2008. Lý do là bởi nhiều người lo sợ nên ít đi ra ngoài trong ngày này.
![]() |
Các việc không nên làm vào ngày thứ 6 ngày 13
Chuyên gia phong thủy Song Hà cho rằng, điều đầu tiên và quan trọng nhất là: Không nên sợ hãi hay lo lắng về thứ 6 ngày 13. Ngoài ra, trong tình hình dịch Covid-19 và lệnh giãn cách như hiện tại, bên cạnh việc không ra ngoài khi không có việc cần thiết, mọi người nên tránh làm những việc sau:
- Không nên xem Tử vi vào ngày này
- Không nên thay đổi giường ngủ hay két sắt vào ngày này
- Không nên cắt móng tay vào ngày này
- Không nên gây tâm lý hoang mang, sợ hãi và lo lắng cho bản thân mình cũng như người thân, cộng đồng do tuyên truyền những thông tin tiêu cực, gây ám ảnh về thứ 6 ngày 13.
Những việc nên làm vào ngày này
Điều nên làm đầu tiên là thả lỏng, thư giãn và nghĩ đến những điều tích cực nhất, cười thật nhiều vào thứ 6 ngày 13.
- Nên mở những bài hát, những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và tích cực
- Nên tập thể dục vận động nhẹ vào buổi sáng thứ 6 ngày 13
- Làm nhiều việc thiện lành để cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh vui vẻ như trao nhau những nụ cười, ánh mắt trìu mến, cảm thông, nói những lời nói cổ vũ bản thân và mọi người xung quanh để lan truyền và nhân bội năng lượng tích cực tăng hàm số may mắn.
- Nếu bạn đam mê kiếm tiền và đang kinh doanh thì sáng ra nên mở tiền ra ngắm nghía, tưởng tượng những điều tích cực và lên giây cót tinh thần.
- Tích phúc bằng việc chia sẻ những nội dung tích cực, may mắn và lành mạnh vào thứ 6 ngày 13 trên các phương tiện internet cá nhân như Facebook, zalo, line, viber, instargram, tiktok ví dụ như nụ cười toả nắng của bản thân, những hình ảnh đẹp về phong cảnh...
Linh Giang (ghi)
Lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ.
" alt=""/>Sự thật về thứ 6 ngày 13, những điều nên làm và không nên làm trong ngày này