Phía Shopee cho biết trong mùa dịch, các ngành hàng được mua nhiều gồm có chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, nhà cửa, thực phẩm, giải trí... Do đó, nền tảng này tung ra mã miễn phí vận chuyển, phiếu giảm giá và áp dụng giảm giá trên nhiều sản phẩm.
Một số mặt hàng trong nhóm nước rửa tay, khẩu trang, thực phẩm chức năng trên sàn này có mức giảm giá rất mạnh, từ 40-50%.
Vào thời điểm dịch bùng phát hồi đầu năm, một số mặt hàng như khẩu trang và nước rửa tay bất ngờ tăng giá. Ngay sau đó, trên Tiki xuất hiện nhóm hàng cam kết giữ giá bình ổn. Hiện giờ, nền tảng này cũng tung ra nhóm hàng hỗ trợ phòng dịch, cam kết một giá, hỗ trợ phí vận chuyển.
Các sản phẩm được đưa vào danh mục phòng dịch trên Tiki có khẩu trang, nước rửa tay, nhiệt kế, khăn giấy, thiết bị thể thao,... với mức giảm giá phổ biến 20-30%, một số giảm nửa giá.
Trong bối cảnh nhiều người ở nhà hơn, Lazada cũng giảm giá, hỗ trợ phí vận chuyển cho các mặt hàng chăm sóc gia đình, vệ sinh chống dịch.
Trong đó, giảm mạnh nhất thuộc nhóm hàng thực phẩm như thịt bò, thịt heo, trái cây. Có những mặt hàng giảm khoảng 50% hoặc hơn, có lẽ do sản phẩm có hạn dùng nhất định.
Không chỉ thúc đẩy sức mua, các sàn thương mại điện tử cũng kích thích nguồn cung bằng cách hỗ trợ các nhà bán. Chẳng hạn, Shopee giảm giá hoặc miễn phí gói sản phẩm cho phép nhà bán hoàn tiền vào ví người mua, một hình thức giúp nhà bán giảm giá sản phẩm để tăng doanh số. Thêm vào đó, các sàn còn hỗ trợ người bán quảng bá thông tin, hình ảnh sản phẩm qua các chiến dịch mỗi tháng, đồng thời hỗ trợ phiếu giảm giá sản phẩm cho ngành hàng, phiếu miễn phí vận chuyển, tặng chi phí chạy quảng cáo…
Tiki hỗ trợ nhà bán mới tuỳ thuộc vào số lượng sản phẩm và ngành hàng. Chẳng hạn, miễn phí các gói hiển thị và công cụ quảng cáo, hỗ trợ xuất hiện trên những chương trình siêu giảm giá để hiển thị sản phẩm ở vị trí trên trang chủ, gia tăng tần suất xuất hiện nhằm tiếp cận khách hàng. Đối với nhà bán hiện hữu, nền tảng này miễn phí hoa hồng một số ngành hàng, hỗ trợ đào tạo các công cụ bán hàng.
Thống kê cho thấy nguồn tiền đổ vào thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng tăng. Điều này một phần nhờ những chiến dịch bán hàng được tối ưu hoá của các sàn thương mại điện tử. Để thúc đẩy doanh số, các nền tảng này tự tạo một số đợt mua sắm trong năm như ngày đôi (11/11, 12/12, 9/9, 10/10), các ngày lễ, ngày sinh nhật, hay tập trung vào các nhóm hàng bán chạy khi tinh thần phòng chống dịch tăng cao. Điểm chung là đều có các chương trình giảm giá bán, hỗ trợ vận chuyển, tặng phiếu mua hàng.
Hải Đăng
Khi Facebook mất lợi thế từ việc hiển thị quảng cáo, các nhà bán hàng bắt đầu nghĩ đến các phương án khác để bảo đảm doanh thu.
" alt=""/>Sản phẩm phòng dịch giảm giá mạnh trên thương mại điện tửĐó là trường hợp của anh Cao Minh Hướng, ở Thủ Đức, TP HCM. Anh Hướng cho biết: “Các đại lý tung tin giảm giá như để gây chú ý từ khách hàng. Thực tế khi hỏi sale thì mỗi người nói một kiểu. Như tôi, sáng gọi cho sales của Chevrolet S.G. chốt giá 710 triệu nhưng sau một tiếng chạy xe qua để đặt cọc tiền thì bị hét lên giá 790 triệu đồng (chưa thuế). Tôi không hiểu họ bán hàng kiểu gì".
Cũng ráo riết săn xe Trailblazer đời cũ còn zin giá rẻ nhưng không được, anh Hoàng Ánh ở Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội than thở: “Sáng công bố tin giảm giá thì chiều sale các đại lý đã báo hết hàng hoặc nâng giá bán. Có nơi bán với giá 860 triệu đồng, nếu không lấy gói phụ kiện, khách chỉ trả khoảng 800 triệu đồng. Một số nơi giảm 200 triệu đồng nhưng tặng thêm 100% phí trước bạ cho khách, tương đương tổng số tiền giảm khoảng 300 triệu đồng. Nhiều anh em ở miền Bắc truyền tai nhau không săn xe được. Có người ở miền Bắc nhưng cọc xe tận miền Nam để được giá tốt”.
Cũng như những vị khách nói trên, cách đây 1 năm, anh Nguyễn Hà, ở Cầu Giấy, Hà Nội cũng có nghe thông tin xe Mazda6 2.5 Premium mới 100% đời 2016 giảm giá bán chỉ còn 914 triệu đồng, rẻ hơn 100 triệu so với giá niêm yết 1,019 tỷ đồng. Tuy nhiên theo anh chia sẻ: "Ngay trong buổi sáng công bố thông tin, nhiều sale đã báo hết và vậy là lại ngậm ngùi tiếc hùi hụi vì vụt mất cơ hội mua chiếc xe mình khá thích với giá rẻ".
Tuy nhiên, lý giải về tình trạng xe xả hàng nhanh hết sớm, các đại lý cho biết mỗi đại lý chỉ nhận được chưa tới 10 chiếc như vậy nên khách hàng ai nhanh chân thì sẽ mua được xe.
“Không còn mặn mà vào tin xe xả hàng, giảm giá sâu”
Xe tồn kho 2-3 năm, thông tin giảm giá một đằng, chốt giá một nẻo, ... là những lý do khiến phần lớn người tiêu dùng không còn mặn mà với những tin xả hàng xe đời cũ còn zin khá hấp dẫn mà các đại lý tung ra từng đợt trong năm.
“Hãng xả xe tồn 20-30% giá niêm yết, đa số các đại lý, các sale giành giật nhau sau đó nâng giá bán lên để lấy lời. Thế mới có chuyện sáng giảm trưa đẩy giá lên cao, báo hiếm hàng, cháy hàng... Thật chỉ những người nhẹ dạ mới tin”, anh Ánh bày tỏ.
Bên cạnh việc loạn thông tin giá bán giữa các đại lý trên cùng một địa bàn hoặc khu vực Bắc-Nam, một số khách hàng khác lại nghi ngại về chất lượng xe khi không sử dụng sau một khoảng thời gian dài như vậy, mặc dù người bán đã giải thích rõ về quy trình bảo quản xe mới của đại lý.
![]() |
Ô tô đời cũ còn zin tồn kho thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng xe. |
Anh Hồng Quân, ở Đông Hà, Quảng Trị, hiện đang đi xe Hyundai Elantra đời 2019 cho biết: "Sau vụ hàng loạt khách tố xe Honda CR-V mới mà lại bị rỉ sét hồi tháng 8 năm 2018, mỗi lần có tin xe ô tô tồn kho 2-3 năm dù giá rẻ nhưng tôi cũng không mặn mà vì sợ dính quả như vậy"
"Nói thật ô tô dù mới cứng nhưng để trong kho một thời gian dài, như vậy thường sẽ không đảm bảo chất lượng kỹ thuật thậm chí về máy móc vận hành. Chưa kể có những chiếc xe trước đó đã ra model mấy năm rồi chỉ là chưa suất xưởng", anh Quân nói thêm.
Chia sẻ về vấn đề này, kỹ sư Lê Văn Tạch cho biết: "Do nhiều hãng ô tô có thị phần rất nhỏ nên có thể có xe bị tồn rất lâu. Thời gian tồn có những mẫu xe có thể lên tới vài năm. Mà xe ô tô khi tồn kho thì thường không được bảo quản tốt (thường để ngoài bãi) nên ngoài suy giảm chất lượng do thời tiết thậm chí còn có thể bị chuột cắn...".
Theo anh Tạch, mỗi năm tồn kho thì giá trị vật chất của xe suy giảm khoảng 10% giá trị còn lại. Do vậy, khi mua xe mới thì mọi người nên để ý để không mua phải xe tồn hoặc phải biết đó là xe tồn để có những kể hoạch bảo quản, bảo dưỡng tốt hơn cho chiếc xe của mình.
Chi Bảo
Trong bối cảnh giá xe đi xuống trên toàn thị trường, nhiều mẫu xe ăn khách, thường xuyên bán chênh giá, bán “bia kèm lạc” như Toyota Camry, Toyota Rush, Ford EcoSport… hiện cũng đang được điều chỉnh giảm khá mạnh để hút khách mua.
" alt=""/>Ô tô đời cũ còn zin xả hàng giảm 400 triệu, khách khó mua nổi