Tôi trẻ trung, xinh đẹp, giỏi giang. Anh hiền lành và giản dị. Tôi đã quen với những khen tặng và chiều chuộng của bao đấng mày râu theo đuổi. Còn anh chỉ lẳng lặng quan tâm tôi theo cách của anh từ những điều nhỏ nhặt.
Có lẽ anh cũng biết vị trí của mình trong mắt tôi, anh nói: Yêu em là việc của anh, nếu không muốn em không cần để ý, cũng đừng nghĩ ngợi.
Tôi đã quyết định nhận lời anh sau khi thất tình với một thiếu gia trẻ tuổi. Đó như là một cách chạy trốn nỗi đau. Như là câu trả lời cho những mong muốn của mẹ. Mẹ nói, người phụ nữ suy cho cùng, quan trọng nhất vẫn là có một người chồng tử tế. Và mẹ tin, anh là người đàn ông tử tế.
![]() |
Ảnh minh họa |
Anh là một công chức nhà nước bình thường, anh bằng lòng với cuộc sống bình lặng. Anh có thời gian chăm chút tôi, lo toan việc nhà cửa. Anh để tôi thỏa sức sống với đam mê nghệ thuật của mình. Công việc của tôi hay có những chuyến đi xa, anh lo từng viên thuốc giảm đau, từng chai dầu gió. Anh yêu tôi như thế. Và tôi, đương nhiên nghĩ mình được quyền hưởng sự ưu ái đó vô điều kiện.
Kể cả sau này, khi đã có con, vì tính chất công việc của tôi, vẫn là anh chăm chút cho con nhiều hơn. Vì thế con gái tôi khác với những đứa trẻ khác, nó chỉ quấn bố ngay cả khi mẹ ở nhà. Mẹ vắng nhà cả tuần nó không thèm màng tới, nhưng bố chỉ đi vắng một hôm nó đã khản cổ khóc đòi. Cuộc sống trôi đi bình yên như thế, tuy có những điều không hoàn toàn giống như tôi mơ ước.
Thế nhưng một ngày, tôi đã không còn là tôi như trước đây. Không còn vẻ kiêu hãnh, tự tin. Có gì đó đã thay đổi. Có thật anh có người đàn bà khác? Tôi nghe cô bạn thân nói vậy, khi hơn một lần bắt gặp anh đi cùng chị ấy rất tình cảm.
Tôi vốn không muốn tin. Mẹ tôi từng bảo anh rất tử tế. Rốt cuộc anh tử tế đến mức nào? Hóa ra đàn ông, dù giàu có hay nghèo khổ, đẹp trai hay xấu xí, giảo hoạt hay hiền lành, cuối cùng cũng như nhau cả.
Không kìm lòng được, tôi hỏi anh: “Rõ ràng em chưa từng nghe anh kêu ca phàn nàn gì em. Anh vẫn chăm chút cho em từng ly từng tý một. Anh thay đổi khi nào và tại sao?”.
Tôi tưởng anh sẽ thảng thốt, sẽ trình bày lý do, sẽ xin tôi tha thứ. Hoặc ít ra thì cũng nói là “không có chuyện đó đâu, em hiểu nhầm rồi”. Nhưng anh chỉ chăm chú lặng nghe, rồi cau mày khổ sở: “Em có thể dành một chút thời gian để hiểu chồng em hơn được không? Người đàn ông đang ngồi trước mặt em, em đã hiểu chút nào chưa?”.
Tôi ngạc nhiên khi nhận được lời hẹn gặp của chị. Đã đến mức này rồi, đã đến lúc không còn cần giấu giếm hay sợ hãi? Tôi không muốn gặp nhau để ầm ĩ ghen tuông, để than trách chửi bới. Dù sao thì cũng cần một lời rõ ràng. Tôi ngồi trước mắt chị, cố nhìn kĩ để hiểu xem chồng tôi thích chị ấy ở điểm nào? Chị ta không có gì nổi bật, thậm chí là quá bình thường.
Trong câu chuyện ấy, tôi biết chị là đồng nghiệp, là bạn thân của chồng mình. Chị thương anh từ ngày chị mới chân ướt chân ráo đến cơ quan được anh tận tình giúp đỡ. Nhưng chị yêu đơn phương, yêu lặng lẽ.
Nghe chị nói, tôi ngạc nhiên với cả chính mình. Là vợ, tôi còn không hiểu chồng mình bằng một người đồng nghiệp chỉ gặp anh tám tiếng mỗi ngày ở công sở. Là vợ, mà tôi không biết khi nào anh đau, khi nào anh có chuyện vui, khi nào anh gặp trắc trở trong công việc. Tôi còn không biết anh bị đau dạ dày không thể ăn những món ăn có ớt. Không biết anh đã hoảng sợ ra sao khi con sốt giữa đêm mà vợ vắng nhà.
Tôi mải mê chạy theo thế giới nghệ thuật đầy sắc màu và sống động của tôi mà quên đi rằng anh cũng cần chia sẻ. Rằng anh cũng cần một bờ vai để dựa. Cần người thay anh đón con vào những ngày anh có việc đột xuất về muộn. Cần một người biết lắng nghe anh, cùng sẻ chia những bề bộn thường ngày. Oái oăm thay, người biết chia sẻ cùng anh không phải là tôi, mà là chị ấy.
Chị nói, anh không phản bội tôi, là chị cam tâm tình nguyện. Anh là mẫu người chị mơ ước, vững chắc và tin cậy, điềm đạm và chín chắn, chu đáo và nhiệt thành. Anh từng bảo với chị: “Giá như vợ anh cũng hiểu anh như em, nhưng có lẽ anh đã yêu cả sự vô tâm của cô ấy”.
Tôi trở về sau cuộc hẹn với bao day dứt nặng trĩu. Tôi có yêu chồng không? Tôi không biết. Nhưng tôi cần anh như một điểm tựa, như một bến bờ yên ổn. Giờ tôi mới nhớ có lần anh từng nói: yêu nhau có nghĩa là hai người cùng nắm tay nhau lội ngược dòng nước xiết, rất vất vả, rất khó khăn. Chỉ cần lơ là buông tay một chút thôi là dòng nước kia sẽ cuốn trôi đi mất không cách nào nắm tay nhau được nữa.
Cảm ơn chị, người đàn bà yêu anh. Chị đã kéo tôi về với gia đình của chính mình, buộc tôi phải thay đổi suy nghĩ và cách sống. Người đàn ông hiền lành và bình thường ấy hóa ra lại là mơ ước của bao nhiêu người. Anh yêu vợ thương con đấy.
Anh hiền lành và nghiêm túc đấy. Nhưng ai dám chắc anh sẽ không vì buồn chán mà thay đổi? Ai dám chắc anh sẽ không ngã lòng khi cô đơn? Giả như anh có người đàn bà khác, là tại tôi hay tại anh?! Trong những cuộc chia ly, có những lúc phần sai do người ở lại.
Vậy thôi, tôi sẽ bớt vô tâm đi, sẽ dành thời gian để hiểu chồng mình, sẽ học cách cho những yêu thương mà trước giờ vốn chỉ quen đón nhận. Giờ thì tôi nhận ra mẹ tôi nói đúng: Muốn biết một người đàn bà có hạnh phúc hay không, đừng nhìn vào công danh, đừng nhìn vào tiền bạc, chỉ cần nhìn vào người đàn ông đi bên đời họ.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Tâm sự thầm kín: Cảm ơn chị, người đàn bà yêu anhLãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, qua rà soát các quy định pháp luật và tình hình triển khai dự án, đến nay dự án đã được điều chỉnh tiến độ 27 tháng so với tiến độ đã được phê duyệt tại chủ trương đầu tư lần đầu.
Bên cạnh đó, các sở, ngành và UBND TP Đông Hà cũng rất hỗ trợ, đồng hành với công ty trong suốt quá trình thực hiện các thủ tục về đầu tư, thống kê các hộ dân bị ảnh hưởng, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và họp dân phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cũng đã được người dân vùng dự án đồng thuận.
Việc CTCP TTH Group đưa ra nguyên nhân nói trên để xin giãn tiến độ không phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020.
Từ căn cứ trên, các sở, ban ngành và địa phương liên quan thấy chưa đủ cơ sở để báo cáo UBND tỉnh tiếp tục gia hạn tiến độ thực hiện dự án.
Ngày 9/8, UBND tỉnh Quảng Trị đã có công văn số 3662/UBND-KGVX giải quyết kiến nghị đối với dự án Bệnh viện Quốc tế TTH Đông Hà.
Theo đó, UBND tỉnh thống nhất chủ trương chấm dứt hoạt động dự án Bệnh viện quốc tế TTH Đông Hà của CTCP TTH Group.
“Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở KH&ĐT đã đề nghị CTP TTH Group thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án theo quy định”, lãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị thông tin.
Theo tìm hiểu, dự án Bệnh viện quốc tế TTH Đông Hà được UBND tỉnh Quảng Trị cấp quyết định chủ trương đầu tư cuối năm 2019; sau đó điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư vào tháng 9/2022.
Dự án nằm tại Khu đô thị phía đông TP Đông Hà, do CTCP TTH Group làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng.
Dự án có diện tích đất sử dụng 4,39 ha, diện tích xây dựng 6.500 m2, công suất thiết kế sau điều chỉnh từ 600 giường bệnh xuống 499 giường bệnh, chiều cao công trình 9 tầng.
" alt=""/>Dự án bệnh viện quốc tế 700 tỷ đồng ở Quảng Trị bị khước từ đề nghị gia hạnNhóm “Dịch vụ công trực tuyến” đạt 7.8/12 điểm (bình quân cả nước là 5.6 điểm). Nhóm “Thanh toán trực tuyến” đạt 7.4/10 điểm (bình quân cả nước là 5.7 điểm), tăng 0.1 điểm.
Đối với tiêu chí “Mức độ hài lòng”, Quảng Nam đạt 17.5/18 điểm (bình quân cả nước là 17.3 điểm). Trong đó, tỷ lệ hài lòng trong xử lý phản ánh, kiến nghị đạt 93% và tỷ lệ hài lòng trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính là 88,56%.
Về “Số hóa hồ sơ”, Quảng Nam đạt 14.7/22 điểm, bình quân cả nước là 12.7; tăng 0.1 điểm.
Ngoài ra, tỷ lệ hồ sơ trả đúng hạn trong tháng 3/2024 đạt hơn 86%. Tỷ lệ phản ánh kiến nghị theo địa bàn hành chính là 100%.
Trước đó, năm 2023, Quảng Nam xếp thứ 26 cả nước về Bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, với 72,42 điểm. Năm 2022, tỉnh này đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố về bộ chỉ số này, với tổng điểm là 49,93.
Kết quả này cho thấy nỗ lực của chính quyền tỉnh Quảng Nam trong công tác chuyển đổi số, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp được đưa vào vận hành từ tháng 8/2022. Với 5 nhóm chỉ số thành phần gồm công khai, minh bạch; tiến độ, kết quả giải quyết; số hóa hồ sơ; cung cấp dịch vụ trực tuyến và mức độ hài lòng.
Đây là căn cứ để các địa phương xác định được mức độ chuyển đổi số ở địa phương mình, từ đó có giải pháp thực hiện, nâng điểm từng nhóm chỉ số.
Top 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu về bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công tính đến thời điểm hiện tại, gồm: Cà Mau, Bình Định, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bình Dương, Lâm Đồng, Cần Thơ, Hà Giang, Hà Nam, Bắc Giang, Nam Định, Hải Dương, An Giang, Thanh Hóa, Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kon Tum, Hòa Bình.
Giám đốc Sở TT&TT Phạm Hồng Quảng cho biết, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai các đề án nhằm đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong đó có việc chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình, cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Năm 2023, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến gồm 1.199 dịch vụ công toàn trình và 439 dịch vụ công một phần, với mục tiêu tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến, thanh toán trực tuyến tối thiểu tăng 10% so với năm 2022…
Theo ông Quảng, trên địa bàn tỉnh đã cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, trong đó có 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông. Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công ngày càng được nâng lên rõ rệt, nhất là 11 dịch vụ công thiết yếu của lực lượng công an chủ trì.
Nhiều thủ tục có tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt 100%, như thủ tục làm con dấu mới và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội); thông báo lưu trú tại các cơ sở kinh doanh lưu trú.
" alt=""/>Quảng Nam xếp thứ 17 cả nước về chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp