Game Vương Quốc Bay được tuyên bố open beta vào 10h10 ngày 4/06/2009 nhưng đã bị dời lại để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ. Khi đó, nhà phát hành game buộc phải “chống chế” bằng bằng cách chuyển game sang giai đoạn close beta 2.
" alt=""/>Vương Quốc Bay cuối cùng thoát xác close betaCác bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết chấn thương cột sống thắt lưng, cột sống cổ là thương tổn để lại những hậu quả nặng nề như gây mất vững cột sống và thương tổn rễ - tủy, dẫn đến liệt 2 chi dưới hoặc các biểu hiện của tổn thương rễ thần kinh.
Một tháng nay, đúng vụ mùa thu hoạch vải, Khoa Ngoại thần kinh đã tiếp nhận khoảng 10 người bệnh nhập viện với chấn thương nặng vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ do ngã trong lúc trèo cây hái vải. Có trường hợp chấn thương nặng gây liệt hoàn toàn hoặc để lại những di chứng nặng nề đến suốt cuộc đời.
Các bác sĩ lưu ý mùa hè là dịp thu hoạch nhiều loại cây ăn quả như vải, nhãn, xoài, khế, mít... Khi hái quả, người dân cần hết sức cẩn trọng, tránh để tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Nếu không may bị tai nạn ngã cao, người bệnh có thể phải đối mặt với chấn thương sọ não, ngực kín, bụng, chân tay… nhất là chấn thương cột sống, từ đó dễ gây ra các tổn thương thứ phát. Cần lưu ý về phương pháp sơ cứu, vận chuyển người bệnh.
Đối với bệnh nhân chấn thương cột sống, tủy sống, khi vận chuyển, bắt buộc dùng cáng cứng, cố định người trên cáng, chú ý tránh các vận động xoắn vặn người dễ khiến bệnh tổn thương nặng hơn. Quan trọng nhất là bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, sau đó đưa đến điều trị tại bệnh viện chuyên khoa để có thể chẩn đoán chính xác và mổ cấp cứu sớm nhất nếu cần.
Khởi tố vụ cô giáo bắt cả lớp tát bạn 231 cái
Không dám đọc báo, xem tivi
Ngày 27/11, tại nhà riêng của cô Nguyễn Thị Phương Thuỷ, giáo viên chủ nhiệm lớp 6.2, Trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) có rất nhiều người lui tới thăm hỏi, động viên cô bình tâm sau khi đón chịu hệ quả của việc bắt học sinh tát má vì nói tục.
Những người đến thăm có đồng nghiệp ở trường, nhiều thế hệ giáo viên ưu tú lớp trước đã nghỉ hưu, có cả người thân thích từ xa.
Khi nhắc lại hình phạt yêu cầu bạn học tát má học sinh, nước mắt cô cứ thế trào ra. Khuôn mặt hốc hác, mắt sưng húp.
Anh Nguyễn Văn Th., chồng cô Thủy kể: Mấy hôm nay cả nhà nghỉ hẳn việc đọc báo, xem ti vi vì sợ cô suy nghĩ quá nhiều dẫn đến những hành động tiêu cực.
“Chúng tôi có 3 người con, con nhỏ mới 10 tháng tuổi. Tôi vốn là lái xe cho một Sở ở thành phố Đồng Hới nhưng mấy ngày hôm nay phải xin nghỉ ở nhà trông vợ và chăm con nhỏ ốm”.
Cũng theo anh Th. , mấy hôm nay cả gia đình không ai ăn uống gì, từ khi bị đình chỉ công tác, cô ở hẳn nhà chứ không thể đi đâu vì sức khoẻ không đảm bảo và tinh thần hoảng loạn.
Mỗi khi có đoàn yêu cầu làm việc, cô Thuỷ lại đi bộ sang trường cách nhà khoảng trăm mét.
Những năm trước đây, cô Thủy dạy ở xã Hải Ninh, cách nhà khoảng 7km, để tiện chăm sóc con nhỏ nên năm học 2018-2019 cô xin về dạy gần nhà và được phân công chủ nhiệm lớp 6.2.
Cô thừa nhận mình sai
Cô cũng cho biết đã đưa ra nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng lớp học nhưng chưa hiệu quả, trường có 10 lớp thì lớp cô chủ nhiệm lúc nào cũng “đội sổ” thi đua.
Các học sinh chủ yếu mắc lỗi nói tục, chửi thề, đây lại là 2 lỗi bị trừ nhiều điểm thi đua nhất nên trong một tiết sinh hoạt lớp, cô đã buột miệng nói ra hình phạt tát vào má học sinh nếu các em chửi tục.
Nữ giáo viên nói việc này chỉ mới xảy ra hai tuần vừa qua.
Gia đình em Nhật và cô Thủy ở cùng xóm, cách nhau không xa, hiện gia đình em cũng đã chấp nhận tha thứ, khi biết vụ án đã được khởi tố, gia đình cũng đã đến thăm và động viên cô giáo.
Trao đổi với VietNamNet, Đại tá Đoàn Thanh Tuyên, Trưởng công an huyện Quảng Ninh cho hay, ngay sau khi nhận được thông tin, Cơ quan điều tra, Công an huyện đã khẩn trương vào cuộc xác minh.
“Hiện vụ việc đã được khởi tố, chúng tôi vẫn đang làm việc hết sức khẩn trương, tích cực, đảm bảo khách quan, có lý có tình và sẽ thông báo kết quả trong thời gian sớm nhất”, Đại tá tuyên nói.
Về thông tin cô Phương Thủy đã áp dụng hình phạt này với khoảng 10 em học sinh khác trong lớp, Đại tá Tuyên cho biết, thông tin này cũng đã được cơ quan điều tra ghi nhận tiến hành điều tra mở rộng, nếu có thì sẽ làm rõ và xử lý theo tính chất mức độ vi phạm.
Vào giờ ra chơi chiều 19/11, nghe học sinh báo em Hoàng Long Nhật chửi tên phụ huynh của bạn bên cạnh, cô Thủy yêu cầu 23 học sinh phạt Nhật bằng cách tát vào má. Mỗi người tát 10 cái, nếu tát nhẹ sẽ bị phạt ngược lại. Quá trình bị phạt, Nhật chửi thề thêm một lần và bị cô tát một cái. Cô Thủy chỉ chứng kiến một phần quá trình các bạn tát Nhật, rồi đi ra ngoài. Nhật sau đó phải nhập viện điều trị.
Thừa nhận việc làm của mình là sai trái, cô Thủy đã đến xin lỗi gia đình.
Cô Phạm Thị Lệ Anh, hiệu trưởng nhà trường cho biết, tối 19/11 cô được thông báo về sự việc trên. Sáng sớm 20/11, cô Lệ Anh đến nhà phụ huynh em Nhật thăm hỏi tình hình, hứa sau ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ xử lý vụ việc. Ngày 21/11, nhà trường gặp gỡ các bên, cô giáo nhận sai và được tha thứ.
Duy Sơn
Do áp lực “đội sổ” toàn trường về điểm thi đua nên cô Thủy đã đặt ra quy định “phạt tát” 10 tát nếu nói tục.
" alt=""/>Cô giáo bắt học sinh tát bạn: Không dám đọc báo, xem tiviNhấn mạnh tình hình an toàn, an ninh thông tin trên thế giới và trong nước diễn biến hết sức phức tạp, ông Trần Đức Sự cho hay, tại Việt Nam, theo báo cáo của Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng, trung bình hàng năm phát hiện hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng nguy hiểm nhằm vào các hệ thống CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Với gần 20 hệ thống mạng CNTT của Đảng và Nhà nước, năm 2021 đã phát hiện 76.977 cuộc tấn công mạng. Và tính đến tháng 6 năm 2022, đã ghi nhận 48.646 cuộc tấn công với nhiều hình thức tinh vi. So với năm 2021, số lượng tấn công mạng ghi nhận 6 tháng đầu năm nay tăng gần 20%.
Cũng theo thống kê của Trung tâm này, trong 48.646 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu nửa đầu năm 2022, tấn công khai thác lỗ hổng vẫn chiếm đa số, tới gần 53% tổng số cuộc tấn công; tiếp đó là tấn công dò quét mạng (15,65%), tấn công APT (14,36%); tấn công xác thực (9,39%); tấn công cài mã độc (7,58%)…
![]() |
Báo cáo giám sát an toàn thông tin của Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng trong 6 tháng đầu năm 2022. |
Phân tích về nguyên nhân đưa đến các nguy cơ mất an toàn thông tin của các hệ thống, ông Phạm Minh Thuấn, Phó Trưởng phòng Đánh giá an ninh mạng, Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng cho rằng, bên cạnh tình trạng tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật trong các hệ điều hành, ứng dụng, các nguy cơ còn đến từ việc người dùng sử dụng hệ điều hành, phần mềm ứng dụng không bản quyền; trang thiết bị về an toàn thông tin chưa được đầu tư; chính sách an toàn thông tin chưa chặt; và đặc biệt là nhận thức về an toàn thông tin còn chưa cao.
Không kết nối thiết bị chưa kiểm tra an toàn vào hệ thống Chính phủ điện tử
Tại hội thảo, ông Phạm Minh Thuấn cũng đưa ra dự báo về tình hình an toàn thông tin thời gian tới, trong đó có sự gia tăng số lượng các sự kiện tấn công mạng nhắm đến đối tượng là hệ thống mạng của các cơ quan Đảng, Chính phủ. Nguy cơ tấn công Phishing (tấn công lừa đảo – PV) tiếp tục tăng. Ngày càng nhiều các lỗ hổng bảo mật được phát hiện.
Cùng với đó, hệ thống mạng truyền thống dần chuyển sang nền tảng điện toán đám mây, kéo theo nhu cầu về bảo đảm an toàn thông tin hạ tầng điện toán đám mây. Đồng thời, nhu cầu về thuê hạ tầng, dịch vụ CNTT trong các hệ thống mạng trọng yếu cũng có thể là một xu hướng trong thời gian tới.
“Các nguy cơ và hiểm họa gây mất an toàn thông tin ngày càng nhiều và mức độ kỹ thuật sử dụng ngày càng tinh vi. Việc tăng cường triển khai đồng bộ, tổng thể các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong đó có giám sát an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước là việc hết sức cần thiết và cấp bách”, ông Phạm Minh Thuấn nhận định.
![]() |
Theo các chuyên gia, nguy cơ và hiểm họa gây mất an toàn thông tin ngày càng nhiều và mức độ kỹ thuật sử dụng ngày càng tinh vi (Ảnh minh họa: Internet) |
Cũng trong khuôn khổ Vietnam Security Summit 2022, tại phiên toàn thể, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng đã nêu ra một số vấn đề trong đảm bảo an toàn thông tin mạng năm nay.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Thành Phúc, hiện nay tỷ lệ các hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ và triển khai phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ còn khiêm tốn. Theo thống kê, đến tháng 5/2022, cả nước có 3.014 hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ xác định cấp độ an toàn thông tin, đạt tỷ lệ 30%.
Trong khi đó, tại Chỉ thị 02 ngày 26/4, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu hoàn thành việc phân loại, xác định và phê duyệt đề xuất cấp độ hệ thống thông tin vào tháng 12 năm nay. Và đến tháng 6/2023, phải triển khai đầy đủ phương án bảo đảm ao toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Một vấn đề nữa cũng cần được tập trung triển khai là kiểm tra an toàn thông tin thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử. Thực tế, nhiều thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử đang sử dụng nhưng chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin.
Để giải quyết vấn đề trên, thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã ban hành 11 bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật với thiết bị an toàn thông tin; tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin các dòng thiết bị như camera giám sát, loa không dây, IoT… theo đề nghị của một số cơ quan, tổ chức. Đồng thời, phát triển ứng dụng bảo vệ thiết bị đầu cuối.
Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định sử dụng các thiết bị số đối với các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử để bảo đảm an toàn thông tin, thời gian dự kiến là trong quý III/2022.
“Cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho thiết bị số. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho thiết bị số. Thiết bị số chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin sẽ không được kết nối vào hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử”, ông Nguyễn Thành Phúc cho biết.
Vân Anh
ictnews Nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ TT&TT xác định rõ điều kiện đầu tiên, tiên quyết trong phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử là đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
" alt=""/>Mỗi năm có hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu