Tại cơ quan công an, Bình khai nhận hành vi phạm tội của mình.
Được biết, Bình là đối tượng nghiện ma túy và có tiền án về tội trộm cắp tài sản.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
" alt=""/>Tạm giữ đối tượng cướp, vung dao đâm loạn xạ người truy bắt ở Đồng NaiTrước đó, vào đầu tháng 10, ông Út có biểu hiện mệt mỏi, ho nhiều, sốt, đau nhức cơ thể, vào Bệnh viện Quận 12 để khám mới phát hiện mắc Covid-19 nên được ở lại điều trị. Bà Út Lớn cũng là F0 nhưng triệu chứng nhẹ và sớm bình phục. Ngày 16/10, ông Út được chuyển sang Khoa Hô Hấp, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp để tiếp tục theo dõi, điều trị.
![]() |
Bác sĩ Bích Trà, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp động viên ông Út và bà Út Lớn. |
Bác sĩ Lê Thị Bích Trà cho biết, ông Út bị di chứng hậu Covid-19, viêm phổi, ho nhiều, khó thở, có nhiều bệnh nền. Do ông bị kháng kháng sinh nên buộc phải sử dụng thuốc mạnh, chi phí cao. Đến nay, sức khỏe của ông vẫn chưa ổn định, cần được theo dõi thêm.
Bà Út Lớn run rẩy nói: “Từ hôm đến giờ chúng tôi phải vay mượn 40 triệu đồng rồi. Với một gia đình bình thường, đó là số tiền lớn, mà đối với chúng tôi, đó là cả gia tài không biết bao giờ mới có được”.
Nhiều năm trước, gia đình bà cũng có căn nhà nhỏ ở thành phố. Do ông Út mắc nhiều chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, uống thuốc triền miên, còn tốn tiền đi bệnh viện nên chẳng thể phụ giúp bà Út Lớn việc gì. Sau khi có thêm 2 đứa con, một mình bà Út Lớn đi làm cũng không đủ để nuôi 4 miệng ăn. Dần dần, họ vay nợ chồng nợ, buộc phải bán căn nhà để trả.
Cũng vì cuộc sống khó khăn nên 2 người con của bà lần lượt nghỉ học khi mới lên lớp 7 và lớp 10, sau đó xin đi làm công nhân. Cả gia đình chen chúc trong căn phòng trọ nhỏ ở Quận 12. Thoáng chốc đã hơn 10 năm.
Khoảng 4 năm trước, trong một lần cãi cự, người con trai lớn của bà làm chết người nên bị bắt vào tù. Còn chưa biết làm cách nào để giúp con trả bớt nghiệp thì một năm sau đó, người con út lại bị kẻ khác đâm chết.
“Dù có thế nào cũng là máu mủ do mình sinh ra, nó sai trái hay bị đau đớn thì bản thân tôi còn đau hơn thế, nhưng tôi chỉ có thể cắn răng chịu đựng. Bởi chồng tôi còn đang bệnh nằm đấy”, bà Út Lớn ngây người nhớ lại.
![]() |
Dù mệt mỏi nhưng bà Út Lớn vẫn phải gắng gượng để chăm sóc người chồng bệnh tật triền miên. |
Vài năm nay, sức khỏe của bà cũng suy giảm nhanh chóng, nhưng phải cố gắng động viên chính mình, bởi nếu bà mà ngã quỵ thì chẳng có ai chăm lo. Hai tháng ông Út điều trị hậu Covid-19, chi phí tốn kém. Nhưng người thân đều gặp khó khăn sau trận dịch kéo dài, họa hoằn lắm mới giúp cho được 50-100 nghìn đồng, chẳng thấm vào đâu. Vì vậy bà phải năn nỉ để vay mượn khắp nơi, đến nay, chẳng còn ai dám cho bà vay nữa.
“Đời tôi khổ quen rồi, tôi chẳng dám cầu gì lớn lao, chỉ mong có tiền để đóng viện phí và mua thuốc cho chồng trong khoảng thời gian tới là mừng lắm rồi”, người phụ nữ luống tuổi bày tỏ nỗi bất lực.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Nếu bạn là một người nghiện thuốc lá, ít nhất hãy chắc chắn rằng bạn không hút thuốc ngay sau khi dùng bữa. Điều này có thể thực sự nguy hiểm cho tim của bạn và thậm chí dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.
Một nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc sau bữa ăn gây hại tương đương như hút 10 điếu thuốc. Điều này cũng khiến bạn có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn.
2. Ăn trái cây
Mặc dù họ có thể nghĩ rằng đây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn trái cây sau bữa ăn. Trái cây sẽ bị trộn cùng thức ăn trong dạ dày khiến các chất dinh dưỡng mất đi thậm chí gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Lời khuyên là hãy ăn trái cây trước hoặc sau khi kết thúc bữa ăn chính ít nhất 30 phút.
3. Uống trà
Nếu bạn có thói quen uống trà sau mỗi bữa ăn để cảm thấy tươi mới và tràn đầy năng lượng cũng đang gián tiếp gây hại cho cơ thể. Trà sẽ khiến các protein trong thức ăn không được tiêu hóa đúng cách. Bạn có thể uống trà, nhưng hãy uống sau 2 tiếng sau khi dùng bữa.
4. Tắm
Tắm ngay sau khi ăn không phải là thói quen tốt cho hệ thống tiêu hóa của bạn. Điều này ảnh hưởng đến lưu thông máu trong cơ thể của bạn và dẫn đến các vấn đề trong việc tiêu hóa thức ăn.
5. Đi dạo
Nhiều người nghĩ rằng đi dạo hoặc vận động sau khi ăn là rất có lợi cho việc tiêu hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc vận động có thể khiến cơ thể không tập trung năng lượng để tiêu hóa thức ăn nhanh nhất có thể. Tốt nhất bạn nên đi dạo 1 giờ sau khi ăn xong.
6. Đi ngủ
Thức ăn của bạn cần có thời gian để được tiêu hóa hoàn toàn vì vậy ngủ sau khi dùng bữa là một trong những điều cấm kỵ. Nếu bạn nằm ngửa khi ăn no vô tình sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu và ảnh hưởng đến dạ dày. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng dạ dày.
An An (Dịch theo Her Zindagi)
Thói quen được hình thành theo thời gian và mọi người khiến mọi người chủ quan, cho rằng chúng không đủ gây hại. Tuy nhiên nhiều thói quen xấu sẽ làm tổn thương cơ thể, đặc biệt là đe dọa sức khỏe não bộ.
" alt=""/>6 thói quen xấu sau khi ăn, khiến sức khỏe dần suy yếu