Hồi còn đi học, thỉnh thoảng sáng sớm Hà dậy bê hủ tiếu cho bố mẹ. Có những đêm bê hủ tiếu tới tận 10-11h mới nghỉ. "Nhưng tôi biết ơn vì điều đó" - Hà cười.
![]() |
Lý Kim Hà, được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhân đạt chuẩn phó giáo sư trẻ nhất năm 2019 |
Có lẽ cuộc sống vất vả, lại siêng năng nên Hà sớm biết cách sắp xếp thời gian hợp lý. Mỗi ngày, anh đều đặt ra danh sách việc cần làm và tôn trọng để hoàn thành đúng mức. “Có lẽ nguyên tắc lớn nhất của mình là sự chính xác thời gian. Không “cao su”, nên mọi việc đều hoàn thành đúng tiến độ”.
Bây giờ, những lúc rảnh rỗi và vắng người giúp việc, Hà vẫn bưng bê bán hủ tiếu cho bố mẹ.
"Hủ tiếu đã nuôi mình, thậm chí bây giờ nuôi cả con nữa".
Tuy nhiên, tân phó giáo sư trẻ nhất cũng đùa “có lẽ mình đã đánh mất nghề gia truyền 3 đời bán hủ tiếu của cố, ông bà, bố mẹ; nhưng chắc mọi người sẽ vui vì mình đã thoát được một nghề cơ cực.
Một điều đặc biệt ở Lý Kim Hà là anh cũng không dùng smart phone vào ban ngày vì cho rằng nó sẽ lấy mất thời gian quý giá. Anh bảo muốn liên lạc gì chỉ cần nghe gọi, hoặc đã có mạng internet. Chiếc điện thoại cùi bắp từ thời sinh viên vẫn gắn với Hà như gợi lại những ngày gian khó. “Thực ra, mình vẫn dùng smart phone nhưng chỉ dùng sau 8h tối vì sợ chiếm mất thời gian”.
Hà nói rằng, để có được những ngày hôm nay, khi ngồi trên ghế nhà trường hãy làm việc nghiêm túc và có lòng tự trọng.
Vợ chồng hụt hẫng với tháng lương đầu tiên của một tiến sĩ 4 triệu đồng
Lý Kim Hà không đặt con đường cho nghiên cứu khoa học. Năm 2006, khi đỗ vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Khoa Toán-Tin học, Hà cũng như bao sinh viên khác chỉ nghĩ học để sau này có công việc và thoát cơ cực. Chỉ tới năm thứ hai, được thầy cô định hướng thì mới manh nha đi theo con đường toán học và có tham vọng học xong đại học sẽ tiến xa hơn.
“Có lẽ người mình biết ơn nhất là anh Trần Vũ Khanh. Nhờ anh ấy mà mình có được một suất học bổng 3 năm ở Ý khi kết thúc đại học và có được ngày hôm nay”- Hà nói.
Tốt nghiệp nghiên cứu sinh ở Ý, Hà quyết định về Việt Nam làm việc và chọn ngôi trường mình từng theo học để đầu quân. Ở miền Nam, chỉ có môi trường học thuật của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM mới phù hợp với hướng nghiên cứu mà Hà theo đuổi. Thế nhưng, cơ chế trong nước không như những gì anh nghĩ.
“Cầm tháng lương đầu tiên 4 triệu đồng cùng với hơn 400 ngàn phụ cấp thú thực vợ chồng mình rất hụt hẫng. Tất nhiên, gom cả tiền giảng dạy thì cũng được gần 10 triệu và đó là tất cả thu nhập của một tiến sĩ. Lúc này vợ đang mang bầu và mình đã phải tính toán chi li để cho các khoản từ bỉm sữa cho con”- Hà kể.
Hà bảo, những tháng ngày đó, anh sống bằng tiền dư thừa của học bổng tiến sĩ. Số tiền dư thừa này giúp Hà và vợ sống qua những tháng đầu tiên đồng lương ít ỏi.
Dần dà, Hà biết tới những hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học cơ bản của ĐH Quốc gia TP.HCM, Quỹ Nafosted và Viện VIASM. Những dự án này đã mang tới cho Hà nguồn thu từ nghiên cứu khoa học. Hiện tại cuộc sống đã ổn định, vợ Hà đang đi học nghiên cứu sinh ở Thái Lan, còn anh vừa một mình ở nhà vật lộn với con nhỏ.
“Mình biết ơn bố mẹ đã giúp giữ cháu. Hiện ông bà cũng nấu ăn cho mình nữa nên không phải lo ăn uống này nọ. Đó là điểm tựa lớn nhất”.
Một ngày của Hà bắt đầu bằng việc đưa đưa con tới trường mẫu giáo sau đó đi bơi, nghiên cứu và chiều lên lớp, nghiên cứu khoa học.
Lý Kim Hà cho hay, sau 5 năm muốn thử con đường vạch ra đã đúng chưa thông qua sự tín nhiệm hội đồng các cấp, việc nộp hồ sơ phó giáo sư chỉ là cách xem con đường mình đi đã đúng chưa, nên khi được công nhận thì Hà sẽ đi tiếp con đường của mình chứ không phải là điều gì quá lớn lao. Do vậy sắp tới Hà sẽ phấn đấu để tiếp tục giải quyết nhưng bước tiếp theo như xây dựng nhóm nghiên cứu….
Lê Huyền
Sau 10 năm cứu học sinh rơi xuống giếng sâu thoát chết, thầy giáo Nguyễn Duy Trình (Giáo viên trường Tiểu học Hùng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) vô cùng xúc động khi bất ngờ nhận được 'món quà đặc biệt' của gia đình.
" alt=""/>Niềm vui mới của giảng viên bán hủ tiếuTỷ lệ học sinh sau THCS đi học nghề phải đạt ít nhất 30% thì mới đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
“Số học sinh có nhu cầu đi học THPT để thi vào đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao. Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước có khoảng 80-85% (nhiều nơi có hơn 90%) học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có chủ trương khuyến khích học sinh vừa học chương trình bổ túc THPT kết hợp với học nghề, nhưng chỉ có khoảng 8-10% học sinh sau THCS đi học nghề”.
Ông Hưng cho rằng, thực trạng này đã khiến cơ cấu nhân lực của nước ta trở nên bất hợp lý, không đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Cũng vì có một tỷ lệ khá lớn học sinh sau THCS vào học THPT nên đa số các ngành đào tạo trong trường trung cấp đáng ra chỉ cần tuyển học sinh sau THCS để đào tạo là phù hợp, nhưng vì học sinh sau THPT đang có một số lượng khá nhiều, nên các trường trung cấp chỉ tuyển học sinh sau THPT, không tuyển học sinh sau THCS.
Như vậy, số học sinh tốt nghiệp THCS không được vào THPT chiếm khoảng 15% hàng năm sẽ không có cơ hội học tiếp các trường trung cấp. Tình trạng này càng làm trầm trọng thêm việc học sinh sau THCS không muốn đi học nghề mà tìm mọi cách để học THPT.
Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có chủ trương khuyến khích học sinh vừa học chương trình bổ túc THPT kết hợp với học nghề, nhưng chỉ có khoảng 8-10% học sinh sau THCS đi học nghề
Ông Hưng cho rằng, để giải quyết được bài toán phân luồng, cần làm rõ chủ trương, đây không phải là một sự lựa chọn thiệt thòi mà là một cách lựa chọn khôn ngoan, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người trong nền kinh tế thị trường, hướng tới có việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và cũng có cơ hội thăng tiến.
Đồng thời, theo ông, xã hội cần xoá bỏ tâm lý mặc cảm hoặc kỳ thị đối với những người lựa chọn con đường đi học nghề sau khi tốt nghiệp THCS vào các trường trung cấp hoặc vừa làm vừa học theo chương trình giáo dục thường xuyên.
Ngoài ra, Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS; huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau THCS.
Cơ chế chính sách khuyến khích học sinh đi học nghề cũng cần được bổ sung. Đối với những học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và những cơ sở đào tạo học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học cũng cần được hỗ trợ.
Một điều quan trọng, theo ông Hưng, cần khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động tích cực tham gia vào giáo dục nghề nghiệp và tuyển dụng lao động tại các cơ sở đào tạo nghề.
Trường Giang
- Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, đến nay ngành nông nghiệp đã đào tạo hơn 2,3 triệu lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp.
" alt=""/>Học sinh THCS đi học nghề đạt 30% mới đáp ứng yêu cầu thị trường